Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 9

Discussion in 'Học Online' started by Thùy Minh, Mar 27, 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    ĐỀ 11

    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc văn bản sau:


    Niềm tin son sắt – Nguyễn Hữu Thắng

    Xin được viết hoa hai chữ TUYỆT VỜI

    Khắc vào đá chữ NIỀM TIN SON SẮT

    Hãy cười lên em, lau khô dòng nước mắt

    Trong giây phút vỡ òa, hạnh phúc trào dâng

    Ấm áp vô cùng tình nghĩa Quân - Dân

    Trong nguy nan càng keo sơn máu thịt

    Lời cám ơn nào cũng không nói hết

    Đồng chí đồng bào chung sức lo toan

    Xin được viết hoa hai chữ NHÂN DÂN

    "Máu chảy ruột mềm", "lá lành lá rách"

    Trong bão giông càng yêu thêm Tổ quốc

    Trong nguy nan không phân biệt sang hèn

    Hãy cười lên đi em

    Chuyến bay cuối cùng mới vừa tiếp đất

    Nạn nhân cuối cùng trở về từ cõi chết

    Trong vòng tay đồng chí, đồng bào

    Xin được viết hoa hai chữ TỰ HÀO

    Nghĩa Đảng tình Dân tấm lòng son sắt

    Cười lên em, dẫu còn nhoè nước mắt

    Những ngày này ta thêm vững niềm tin

    (Cửa Việt, ngày 11/10/2020)

    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2: Những thông tin trong văn bản khiến anh/chị nhớ đến sự kiện nào xảy ra với dân tộc ta vào thời điểm bài thơ ra đời?

    Câu 3: Những từ ngữ viết hoa trong văn bản có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?

    Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ "Niềm tin son sắt"?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp "lá lành đùm lá rách".

    Câu 2. Phân tích nhân vật Mị qua đoạn văn sau:

    Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

    Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

    Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:

    – Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.


    Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

    – Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.


    Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.

    (Trích Vợ chồng A Phủ Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12)​

    Từ đó, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về ngòi bút miêu tả nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    ĐỀ 12

    I. ĐỌC- HIỂU

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:


    .. Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí

    Óc nghĩ suy không thể mượn vay

    Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

    Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.


    Ta tin ở sức mình, vô hạn

    Như ta tin ở tuổi 25

    Của chúng ta là tuần trăng rằm

    Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.


    Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại

    Những sông Thương bên đục, bên trong

    Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng

    Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại..


    (Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)

    Câu 1 . Xác định phong cách ngôn ngữ, thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

    Câu 2 . Anh/chị hãy dẫn từ 2 – 4 câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: Dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước.

    Câu 3 . Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy?

    Câu 4 . Bức thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận thấy qua đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Vì sao phải tin vào chính mình?

    Câu 2.

    ".. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

    - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem..

    Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.


    Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

    - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.


    Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

    - Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.


    Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

    - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy".


    (Trích "Vợ nhặt" _ Kim Lân)

    Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn của nhà văn về vẻ đẹp của người lao động.

    Gợi ý làm bài: LINK

    Xem thêm:

    Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo mới - 5 đề

    Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo Mới - 5 Đề
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 1:

    Phần I. Đọc hiểu

    Câu 1. Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng kết hợp trong đoạn văn trên: Nghị luận, tự sự.

    Việc kết hợp hai phương thức đó mang lại hiệu quả:

    - Làm tăng tính thuyết phục cho luận điểm.

    - Làm cho lời văn thêm sinh động, không còn chỉ là những lí lẽ khô khan.

    Câu 2. Tác giả đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người: "Nên bắt đầu nỗ lực từ những mục tiêu nhỏ bé, từng bước từng bước thực hiện tham vọng của bản thân"

    Câu 3. "Tham vọng" cần đi cùng "nỗ lực và phấn đấu" vì:

    - Con đường thực hiện ước mơ, tham vọng không bao giờ là dễ dàng, vì vậy mỗi người cần phải nỗ lực, phấn đấu. Nỗ lực ấy còn phải tương xứng với tham vọng của bạn nữa, tham vọng càng lớn, nỗ lực càng phải cao.

    - Chỉ có nỗ lực, phấn đấu ta mới có thể đạt được mục đích, tham vọng. Nếu chỉ có tham vọng, thì ước mơ chỉ là mơ ước.

    Câu 4. - Nếu đồng tình với quan điểm: "Việc thực hiện những mục tiêu đơn giản, cùng với thời gian và sự tích lũy, cuối cùng sẽ tạo nên sự nghiệp vĩ đại", ta có thể đưa ra các lí lẽ:

    Hidden Content:
    **Hidden Content: You must click 'Like' before you can see the hidden data contained here.**
    Phần II. Làm văn

    Câu 1:
    Tham khảo link: Tổng hợp các đoạn nghị luận xã hội 200 chữ

    Câu 2: Tham khảo link:

    Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đoạn Văn: Ở Lâu Trong Cái Khổ, Mị Quen Khổ Rồi

    Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 2

    Phần I. Đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2.

    + Theo tác giả, hầu hết mọi người có thái độ bàng quan đối với mỗi ngày trôi qua của cuộc đời:

    - Hầu hết mọi người sống một cuộc sống vô lo vô nghĩ mỗi ngày, thậm chí mỗi ngày không dành ra nổi mười phút ở chỗ không người để suy nghĩ lại một chút xem: Ngày hôm nay mình sống thế này có ý nghĩa gì? Ngày mai liệu mình có thể sống theo một cách khác?

    - Hầu hết mọi người luôn bị ngày tháng cuốn đi, không dừng lại một chút để nghĩ xem: Ngày hôm nay mình còn có thể thay đổi điều gì? Có điểm nào làm không tốt hay không?

    + Chỉ "đến cuối năm" họ mới nhận ra sự "bất động" của bản thân.

    Câu 3. Câu: "Cao thủ thực sự sẽ luôn luôn sống theo ngày chứ không sống theo năm" có thể hiểu: Những người có tư tưởng, hoài bão lớn, có khát vọng sống đúng nghĩa sẽ luôn luôn sống trọn vẹn, tích cực, ý nghĩa.. từng ngày. Họ không đợi đến hết năm mới kiểm điểm lại bản thân như những người khác vẫn làm.

    Câu 4. Bài học rút ra:

    - Luôn luôn có ý thức sống trọn vẹn từng ngày.

    - Mỗi ngày hãy cố gắng thay đổi một chút.

    - Mỗi ngày hãy dành một chút thời gian để kiểm điểm lại bản thân..


    Phần II. Làm văn

    Câu 1. NLXH: Cách thức để sống trọn vẹn từng ngày:

    - Sống lạc quan, vui vẻ

    - Mạnh dạn trải nghiệm

    - Trau dồi tri thức, kĩ năng sống

    - Sống có ước mơ, hoài bão

    - Sống biết cho và nhận..

    Link tham khảo: NLXH 200 chữ: Làm thế nào để sống trọn vẹn từng ngày

    Câu 2. Link tham khảo: Phân tích nhân vật Tràng vào buổi sáng ngày hôm sau
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 3:

    Phần I. Đọc hiểu

    Câu 1.

    - Thể thơ: Tự do

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Hai câu thơ biểu đạt sự hi sinh của người dân Việt Nam để bảo vệ biển:

    Dải lụa đào nhuộm máu người hóa thành vuông khăn trắng

    Ta tự hào vùi thân đắp nấm mồ dòng giống


    Câu 3. Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ:

    - Phép điệp:

    + Điệp cấu trúc:

    Cấu trúc "Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển" lặp lại 3 lần.

    Cấu trúc "Đứng lên mau/ Bước đi mau" lặp lại 2 lần.

    Tác dụng:

    * Tạo nhịp điệu khi da diết, khi hào hùng, hối hả cho lời thơ.

    * Nhấn mạnh giả thiết đau lòng về sự mất chủ quyền biển đảo, đồng thời khiến cho lời kêu gọi, hiệu triệu thêm giục giã, cấp thiết – đánh thức ý thức trách nhiệm của nhân dân với đất nước.

    + Ẩn dụ: "Sông Hồng chảy về đâu/ Sông Gianh sẽ về đâu/ Cửu Long biết về đâu"

    Tác dụng:

    * Mượn hình ảnh những dòng sông không biết chảy về đâu, tác giả muốn nói đến tình cảnh vô định, mất phương hướng.. của con người nếu một ngày chủ quyền biển đảo, cũng là chủ quyền đất nước không còn.

    * Khiến lời thơ thêm hàm súc, gợi nhiều liên tưởng sâu xa.

    Câu 4.

    - Hai câu thơ: "Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển/ Mọi dòng sông chung tên gọi Bạch Đằng" có thể hiểu: Nếu một ngày không còn chủ quyền biển đảo, mỗi dòng sông đều sẽ hóa thành dòng sông Bạch Đằng hào hùng trong lịch sử thời Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn. Hai câu thơ khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta.

    - Hai câu thơ khơi dậy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

    Phần II. Làm văn

    Câu 1.
    NLXH: Trách nhiệm của bản thân nếu một ngày Tổ quốc không còn biển.

    - Mỗi chúng ta cần phải có những suy nghĩ đúng đắn, hành động thiết thực để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển: Dũng cảm, mưu trí, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ là lực lượng kiểm ngư; hay thanh niên ở các địa phương ven biển, huyện đảo tích cực tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ để vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển.

    - Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, mỗi chúng ta cần phải tiếp tục gìn giữ và phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam, để Việt Nam có thể làm giàu từ biển, mạnh về biển, củng cố vị trí của Việt Nam giữa các quốc gia trên thế giới để sớm đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sánh vai với cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

    Câu 2. (Riêng phần này nguồn tài liệu được trích từ trang web của THS. Phan Danh Hiếu)

    I. Mở bài:

    II Thân bài:


    1. Ý khái quát:

    - Tác giả Nguyễn Minh Châu

    – Xuất xứ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

    – Tóm tắt ngắn gọn hình tượng người đàn bà hàng chài: Sau phát hiện về cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại từ chiếc thuyền ngoài xa, Phùng đã kinh ngạc, chết lặng trước cảnh bạo lực gia đình mà những nhân vật chính ấy lại chính là những con người sống trong chiếc thuyền đẹp đẽ kia. Sau đó Phùng trở thành nhân chứng bất đắc dĩ tại tòa án huyện. Tại đây anh đã chứng kiến câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Câu chuyện của chị giúp anh ngộ ra rất nhiều điều.

    2. Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích

    2.1. Trong tác phẩm và đoạn trích, người đàn bà hàng chài hiện lên là hình ảnh của con người vô danh với số phận bất hạnh:

    – Nỗi khổ vô hạn vì nghèo túng – đông con – thuyền chật: "Ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối.." (Phân tích mở rộng ngoài đoạn trích: Cuộc sống lam lũ, khó nhọc, vất vả hằn in lên vóc dáng của người đàn bà: Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng để kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ; lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng)

    – Bị cái xấu đeo đuổi: Từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu; cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt..

    – Nỗi khổ cùng cực vì bị chồng hành hạ thường xuyên, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhưng đớn đau thay – kẻ gây ra bạo lực lại chính là người chồng mà chị yêu thương: "Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.."; "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng".

    * Chuyển đoạn: Vượt lên trên số phận bi kịch, người phụ nữ vô danh ấy vẫn tỏa sáng cho đời bao vẻ đẹp lấp lánh. Bên ngoài chị giống như viên ngọc thô lấm láp nhưng trong chiều sâu nhân bản lại là viên ngọc quý ánh lên một tâm hồn cao thượng, đẹp đẽ.

    2.2. Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trước hết là vẻ đẹp của người vợ hiền thảo, nhân hậu, bao dung, vị tha độ lượng.

    – Người vợ ấy nhận hết mọi thiệt thòi về mình: Nhận mình xấu, trót có mang; nhận mình khổ là do "cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật". Vì thế nên gánh lấy cái khổ, chịu khổ như một thói quen, một định mệnh mà mình phải gánh lấy. Thầy Phan Danh Hiếu

    – Dù được Đẩu gợi ý ly hôn để thoát cảnh bạo hành nhưng người đàn bà một mực không đồng ý: Trước đó khi mới tới tòa án huyện, chị tha thiết van xin: "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Trong đoạn trích này chị lại thêm một lần tha thiết: "Các chú đừng bắt tôi bỏ nó".

    – Sâu xa của lý do không bỏ chồng chính là sự nhân hậu, độ lượng, bao dung của chị.

    + Chị thấu hiểu bản chất của chồng: "Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi". Hắn đã từng chấp nhận cảnh "nghèo khổ, túng quẫn" vì trốn đi lính cho ngụy. Sống nghèo khổ, túng quẫn chứ không bao giờ chấp nhận cầm súng để bắn vào đồng bào mình. Vậy, bản chất người chống ấy là tốt.

    + Chị nhìn chồng mình không phải là phạm nhân mà là nạn nhân. Chính sự thất học, đói nghèo, lam lũ đã tạo ra người đàn ông độc ác ấy. Hắn là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, cơ cực do hậu quả của chiến tranh để lại.

    2.3. Phía sau sự thất học, lam lũ là người phụ nữ thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

    Sau khi lấy lại được sự bình tĩnh, người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô: Chị và các chú. Sự thay đổi này thể hiện tâm thế chủ động ở chị, sự bản lĩnh, sự từng trải.

    + Chị lên án sự ngây thơ của Đẩu và Phùng trong cách nhìn nhận vấn đề: "Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông..". Muốn hiểu được người khác, đầu tiên phải từ bỏ cách nhìn phiến diện, một chiều, phải đặt mình vào hoàn cảnh người khác.

    + Lý giải việc không bỏ chồng, chị đã thổ lộ: "Đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa.". Cần người đàn ông, vì đàn ông là trụ cột, họ làm ăn và nuôi con; họ chèo chống gia đình. Bởi vậy, dù hắn man rợ, độc ác vẫn phải chịu. Cái lý do tưởng như ngớ ngẩn nhưng sâu xa trong đó là cả biết bao nhiêu điều khiến ta phải suy ngẫm.

    2.4. Vượt lên trên tất cả, người đàn bà hàng chài là người mẹ giàu đức hi sinh, giàu tình mẫu tử tha thiết, thiêng liêng, cảm động.

    Chị ý thức sâu sắc thiên chức làm mẹ mà ông trời đã ban cho sứ mệnh: Đẻ con và nuôi con; sống vì con: "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!". Đó là tấm lòng hi sinh vì con.

    – Thương con, sợ con bị tổn thương tinh thần, chị đã xin lão chồng "có đánh thì đưa tôi lên bờ mà đánh". Chị dứt ruột gửi thằng Phác – đứa con mà chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại nó. Bởi chị sợ thằng Phác lớn lên ở đây nhân cách nó sẽ phát triển lệch lạc vì nhiễm thói bạo lực từ người cha của nó. Tình thương con ở chị gắn liền với lý trí.

    – Chị lấy con làm niềm vui, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt lên số phận nghiệt ngã của chính mình: "Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ." Chị góp nhặt niềm vui dù là bé nhỏ để bù đắp lên những cơ cực cuộc đời: "Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.."

    2.5. Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn

    – Nhìn con người, cuộc sống ở góc nhìn đa chiều, quan tâm đến số phận cá nhân con người – nhất là con người lao động vất vả, lam lũ sau chiến tranh.

    – Sau chiến tranh, cuộc sống con người vẫn còn nhiều những khó khăn, gian khổ: Cái nghèo, cái đói chi phối cuộc sống của con người. Bởi vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải làm sao cho cuộc sống ấy ngày càng tốt đẹp hơn.

    2.6. Nghệ thuật

    – Trần thuật hấp dẫn, khách quan. Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, gian dị, chắt lọc.

    III. Kết bài

    Khẳng định: Người đàn bà hàng chài chính là "Cái hạt ngọc" ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người.[/ORG]
     
    LieuDuong, Admin, Hổ Béo and 14 others like this.
    Last edited: Sep 27, 2024
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 4:

    Phần I. Đọc hiểu

    Câu 1.

    - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2. Theo tác giả, nhiều người phải day dứt, dằn vặt và có khi ngậm ngùi thốt lên: "Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?" bởi lẽ họ đã không kiên định theo đuổi ước mơ của mình, họ đã "chọn ngả dễ đi, đường êm ái chứ không phải chọn đường mình muốn được đi".

    Câu 3. Điều mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau sự so sánh: "Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy" :

    Giống như vẽ một bức tranh, "nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn", cuộc đời của bạn, phải được chính bạn dự tính sẽ sống như thế nào, sẽ làm những gì để đạt được những điều mà bản thân mong ước, sẽ dành tâm huyết cho nó một cách trọn vẹn ra sao.. Chỉ như thế, cuộc đời bạn mới là của chính bạn, chứ không phải của người khác, sống vì ước mơ của người khác.

    Câu 4. Bài học rút ra: Sống là phải kiên định theo đuổi ước mơ. Bởi chỉ như thế, ta mới có được niềm vui trọn vẹn, cuộc sống mới có ý nghĩa.

    Phần II. Làm văn

    Câu 1.
    NLXH: Đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề: Nếu bạn không chọn con đường mình muốn được đi.

    - Giới thiệu vấn đề:

    - Giải thích ngắn gọn: "Con đường mình muốn được đi" chính là ước mơ mà bạn muốn thực hiện trong cuộc đời. Không chọn con đường đó, nghĩa là bạn chọn con đường khác, từ bỏ điều mà mình mong muốn, ấp ủ.

    - Bình luận: Nếu bạn không chọn con đường mình muốn được đi, bạn sẽ phải đối diện với nhiều điều tiếc nuối:

    + điều mà bản thân mong muốn, giống như "hoa tiêu", "ngọn hải đăng" của cuộc đời bạn, nếu bạn không theo đuổi nó, bạn có thể sẽ hoang mang, vô định vì không có một đích đến rõ ràng.

    + không chọn con đường mà mình muốn đi, bạn sẽ không có được ngọn lửa nhiệt huyết, ý chí đủ lớn để làm những điều mà bạn đang làm. Nghĩa là bạn đánh mất đi hứng thú, niềm say mê - nguồn sức mạnh nội sinh của mình khi cứ phải theo đuổi những điều mà bạn không muốn. Bạn khó có thể huy động mọi năng lượng, sự tỉnh táo và sáng tạo của mình cho công việc nhàm chán mình không thích. Vì thế, bạn khó có được thành tựu to lớn.

    + bạn có thể phải luôn sống trong trạng thái day dứt, tiếc nuối, đau khổ.. vì không thực hiện được điều mà mình mong muốn. Cuộc sống vì thế mất đi niềm vui, ý nghĩa đích thực.

    (dẫn chứng)

    - Bài học rút ra: Nếu bạn không chọn con đường mình muốn được đi, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều tốt đẹp của cuộc sống, vì vậy, hãy kiên định theo đuổi con đường mà mình mong muốn, dĩ nhiên, đó phải là con đường đẹp đẽ, mang lại giá trị cho cuộc sống, chứ không phải con đường sa ngã, trụy lạc.

    Bài tham khảo: Tổng hợp các đoạn nghị luận xã hội 200 chữ

    Câu 2. Tham khảo link: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 5



    Phần I. Đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2.

    - Theo tác giả rào cản vô hình trong mỗi con người chúng ta là:

    "những niềm tin tiêu cực, những giả định sai lầm, những nỗi sợ đang phá hoại thế giới quanh ta"

    - Những rào cản vô hình ấy có thể tác động đến chúng ta:


    + Khi đối đầu với những rào cản trong công việc, trong đời sống, ta thoái lui.

    + Ta tin rằng giới hạn là có thật.

    + Vì thế ta lùi bước trước tất cả những gì mình đáng trở thành, đáng làm, đáng có.


    Câu 3. Theo tác giả, để thoát khỏi rào cản vô hình và tiến về "miền tươi sáng" ta cần phải:

    Ý thức về chúng. Quan sát chúng. Thách thức chúng. Để khi một trong số đó đối đầu với bạn, thay vì chạy mất, bạn sẽ dùng sức mạnh ý chí và nhiệt huyết của trái tim để lao qua nó.

    Câu 4.

    - Đồng tình với quan điểm cho rằng: "Sức mạnh ý chí và nhiệt huyết của trái tim" có thể giúp ta "lao qua" những rào cản vô hình.


    - Lí giải:

    + Rào cản vô hình là do ta tự tạo ra trong tưởng tượng của mình, nên chỉ có sức mạnh của ý chí và nhiệt huyết mới có thể phá tan rào cản đó. Những tư tưởng yếm thế cần phải được áp chế bằng những tư tưởng lành mạnh và đủ lớn. Ý chí và nhiệt huyết chính là những nguồn lực tinh thần mạnh mẽ ấy.

    + Nếu không có ý chí, nhiệt huyết, ta mãi mãi chìm đắm trong nỗi sợ hãi, ngần ngại, thậm chí đầu hàng.. vì thế không vượt qua được rào cản.


    II. Làm văn

    Câu 1: Tham khảo: Link: NLXH 200 chữ: Tác hại của những rào cản vô hình đối với sự phát triển bản thân

    Câu 2: Tham khảo: Link: Phân tích cái đói và vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

    MB: Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, giới thiệu đoạn trích và vấn đề nghị luận.

    TB:

    1. Tình cảnh của hai nhân vật: Họ đều là nạn nhân của cái đói, của cuộc sống khổ cực:

    * Thị là nạn nhân của cái đói

    – Không có đến một cái tên: Nghèo đến mức không có nổi một cái tên, thị trở thành kiểu người phổ biến bị cái đói dồn đến đường cùng, thân phận trở nên rẻ rúng như rơm như rác

    – Bị cái đói dồn vào thảm cảnh:

    + Ngồi vêu ra ở cửa nhà kho "nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm"

    + Ngoại hình xấu xí, nhếch nhác, như một con "ma đói" : "Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt".

    + Tính cách :(thể hiện qua hành động, thái độ, lời nói) : Lần thứ nhất thì chủ động làm quen, chủ động chạy ra đẩy xe cho Tràng, cười tít mắt với người đàn ông xa lạ chỉ vì được hứa hẹn cho ăn. Lần thứ hai, sau khi thấy Tràng lặn mất tăm, có nguy cơ không được cho ăn thì thị trở nên cong cớn, sưng sỉa, xồng xộc chạy tới chỗ Tràng trách mắng, rồi gợi ý miếng ăn một cách lộ liễu. Khi được cho ăn thì mắt thị sáng lên, thị ăn một mạch 4 bát bánh đúc chẳng trò chuyện gì. Cuối cùng, thị còn trơ trẽn biến đùa làm thật, gấp gáp trao cuộc đời mình cho một người đàn ông xa lạ để chạy trốn cái đói. Như vậy, chỉ vì đói quá, khốn cùng quá, thị đã vin vào những câu đùa tầm phào của Tràng mà đánh mất cả lòng tự trọng, chấp nhận làm "vợ nhặt".

    * Tràng: Dù rất tốt bụng, hào phóng nhưng lúc đầu cũng tỏ ra phân vân, do dự, lo sợ khi quyết định đưa người vợ nhặt về "Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng"

    2. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc:

    * Thị: Là người có khát vọng sống mãnh liệt:

    Kim Lân không hề khinh bạc, chế nhạo những hành động của người đàn bà trong hai lần đầu gặp Tràng ở tỉnh. Trái lại, nhà văn đã nhận thấy động lực thôi thúc những hành động của thị chính là khát vọng sống chính đáng. Bởi lẽ, đặt trong hoàn cảnh bình thường, thì sự cong cớn, sưng sỉa đến mất cả lòng tự trọng của người vợ nhặt để được ăn, để theo không Tràng.. là không thể chấp nhận, thì trong năm đói Ất Dậu – một hoàn cảnh bất thường thì những hành động không bình thường của người phụ nữ đói khát lại cần được cảm thông chia sẻ. Khao khát sống mãnh liệt đã thôi thúc thị hành động như thế, để bám lấy sự sống, bám lấy Tràng như cố víu vào chiếc phao cứu sinh duy nhất. Có thể nói, khát vọng cấp thiết nhất của thị là khát vọng sống..

    Cảm thông với điều đó, nên nhà văn đã trả lại bản tính tốt đẹp của người phụ nữ cho người vợ nhặt kể từ khi thị theo Tràng về xóm ngụ cư.

    * Tràng: Là người có khát vọng hạnh phúc:

    Với một người mà hạnh phúc gia đình chỉ là điều không tưởng như Tràng thì dĩ nhiên khao khát cháy bỏng nhất phải là khát vọng hạnh phúc. Với khát vọng ấy, Tràng đã đánh cược cùng cái đói để mạo hiểm nhặt vợ. Vào lúc người chết đói đầy đường, cảnh nhà lại túng quẫn thì việc rước thêm một người về nhà quả là một hành động dại dột, không thể nào hiểu nổi.

    Nhưng trong hoàn cảnh bình thường thì anh lại không có khả năng lấy vợ. Chỉ vào lúc bị cái đói xô đẩy đến bờ vực thẳm của cái chết, mới có người đàn bà mạo hiểm theo không anh. Vậy thì Tràng không thể nào bỏ lỡ hạnh phúc mà cái đói đã đem đến cho mình, dù hành động này có thể đẩy gia đình anh đến tột cùng của túng quẫn. Sau giây phút hoảng hốt ban đầu khi thấy người đàn bà biến đùa làm thật, Tràng đã chậc lưỡi đánh cược cùng cái đói để nhặt vợ.

    3. Vẻ đẹp của tình người: Thể hiện ở hành động và lời nói của Tràng

    + Hắn vỗ vỗ vào túi.

    – Rích bố cu, hở!

    - > Khiến thị yên tâm, tin tưởng rằng hắn có tiền

    +Hắn tặc lưỡi một cái:

    – Chậc, kệ!

    - > Cưu mang người "vợ nhặt" trong hoàn cảnh đói khát. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương, lòng nhân hậu của con người trong cảnh khốn cùng đồng thời thể hiện niềm khao khát mái ấm gia đình của Tràng.

    KL: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  8. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - Đề 6

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2. Tác giả đã so sánh việc kiên trì, theo đuổi giấc mơ, lí tưởng với hình ảnh: người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương.

    Tác dụng của hình ảnh so sánh:

    - Tăng tình hình tượng, tính gợi cảm cho lời văn nghị luận

    - Nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiên trì: Kiên trì theo đuổi giấc mơ, lí tưởng nhất định sẽ có thành quả.

    Câu 3. Câu: "Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn." có thể hiểu: Hãy cố gắng nỗ lực không mệt mỏi, sẽ có ngày tài năng, sự cố gắng của bạn sẽ được ghi nhận, có ngày, người ta sẽ phải cần đến tài năng ấy của bạn.

    Câu 4. Bài học: Không ngừng cố gắng theo đuổi giấc mơ, lí tưởng. Bởi:

    + Đó là điều kiện để ta có được những thành quả trong cuộc sống.

    + Đó là cách để ta khẳng định bản thân, để mọi người công nhận giá trị, tài năng của ta, không "ngó lơ" ta..

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. NLXH: Phần thưởng tuyệt vời phía sau sự "can đảm trình diễn năng khiếu".


    MĐ: Giới thiệu vấn đềnghị luận.

    TĐ:

    + Giải thích ngắn gọn: Can đảm trình diễn năng khiếu là gì? (thực chất là sự cố gắng, nỗ lực hết mình, sự khẳng định tài năng của bản thân)

    + Phân tích, bình luận, chứng minh:

    - Phần thưởng đó trước hết là sự trưởng thành của chính bản thân mình sau những cố gắng, nỗ lực.

    - Phần thưởng đó là sự ghi nhận, thậm chí trọng dụng, sự yêu mến, tin tưởng của mọi người.

    - Phần thưởng đó là những thành quả ngọt ngào mà ta đạt được.

    - Phần thưởng đó là niềm vui, là cuộc sống ý nghĩa ta nhận về..

    (dẫn chứng)

    + Bình luận phản đề: Nếu không cố gắng, nỗ lực khẳng định tài năng.. ta sẽ không có được những phần thưởng tuyệt vời đó.

    KĐ: Khẳng định lại ý nghĩa của sự nỗ lực, nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

    Câu 2. NLVH. Tham khảo link: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn văn: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 7:

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính, thao tác lập luận chính của đoạn trích.

    - PTBĐ chính: Nghị luận

    - TTLL chính: So sánh

    Câu 2. - Điểm giống nhau trong cách lập luận của các câu văn đó là: lập luận theo hình - thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

    - Tác dụng:

    Nhấn mạnh giá trị riêng của mỗi cá nhân

    Tăng tính gợi hình, gợi cảm, tăng sự cân đối nhịp nhàng và nhạc điệu cho lời văn.

    Câu 3 . Theo tác giả, sự tự tin vào giá trị bản thân lại là cơ sở để tôn trọng người khác vì: nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp.

    Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn trích trên:

    Mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Ta có thể không giỏi ở phương diện này, nhưng dứt khoát sẽ có ưu điểm ở một phương diện khác. Hoặc ngay cả khi không có năng khiếu gì, ta vẫn có lòng nhiệt thành, sự lương thiện..

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. NLXH: Làm thế nào để phát huy giá trị của bản thân?

    Tham khảo link: Tổng hợp các đoạn nghị luận xã hội 200 chữ

    Câu 2. NLVH: Bức ảnh được chọn trong chiếc thuyền ngoài xa.

    Nguồn: Internet

    MỞ BÀI

    Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng chân chính và ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học, ông đã trở thành "người mở đường tinh anh và tài năng" cho công công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. "Chiếc thuyền ngoài xa" được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập "Bến quê" (1985) sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987. Truyện ngắn này là một thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: Hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

    GIÁ TRỊ CỦA TẤM ẢNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG:

    - Tấm ảnh Phùng đã chụp đã chụp được là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang tiến vào bờ. "Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". "Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Cảnh thật huyền ảo, tinh khôi, tinh khiết như "một bức tranh mực tàu của một danh họa đời cổ". Tất cả khung cảnh ấy được nhìn qua một cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt một cánh dơi.

    Tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy và góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh: "Trưởng phòng rất bằng lòng". Tấm ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, "được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật". Không những thế, nó còn có giá trị lâu bền "không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng được treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chộp được nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá! Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó phản ánh hiện thực đời sống.

    ẤN TƯỢNG CỦA PHÙNG VỀ TẤM ẢNH MÌNH CHỤP:

    Nhưng đối với Phùng (hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu) chưa hẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, day dứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh, những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu.. rồi quên lãng! Còn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại "nhìn lâu hơn". Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở.

    * Vẻ đẹp nghệ thuật gợi lên từ tấm ảnh:

    Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai". Đó là ấn tượng đặc biệt về hiệu ứng màu sắc của Phùng lúc chụp ảnh, là niềm hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Cũng là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai của gia đình hàng chài nghèo khổ, đầy nghịch lí sống trên chiếc thuyền ấy. Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của cuộc đời – cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống.

    * Hình ảnh cuộc sống đời thường sau tấm ảnh:

    Hình ảnh người đàn bà hàng chài "cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm" cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau khi ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh. Điều đó cho thấy Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài, đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này. Đó là người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông là biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm". Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được. Hạnh phúc của chị là những lúc được ngắm nhìn "đàn con chúng nó được ăn no", vợ chồng con cái "hòa thuận vui vẻ", dẫu đó là những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời nhiều cay đắng, nghiệt ngã của chị.

    * Nghịch lí của đời sống

    Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy "bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông". Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật "chiếc thuyền ngoài xa" đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Và đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ thật cảm phục làm sao khi một người ít học, quanh năm bị chồng đày đọa mà vẫn nhìn nhận hành động độc ác của chồng với tấm lòng bao dung, độ lượng, vẫn suy xét mọi vấn đề có lí, có tình.

    MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

    Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật không cần phải là.. không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than.." (Trăng sáng – 1943). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa!

    QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN

    Những ấn tượng của Phùng đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả: Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

    ĐÁNH GIÁ VỀ NGHỆ THUẬT:

    Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ

    KẾT BÀI:

    Đoạn kết không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người. Đoạn kết đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ của tác giả cho những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. Đó là cái nhìn đa chiều, ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin vào cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào nhoáng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.

    Mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Ta có thể không giỏi ở phương diện này, nhưng dứt khoát sẽ có ưu điểm ở một phương diện khác. Hoặc ngay cả khi không có năng khiếu gì, ta vẫn có lòng nhiệt thành, sự lương thiện..
     
    Last edited: Sep 27, 2024
  10. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Messages:
    2,022
    Gợi ý làm bài - đề 8:

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1 .
    Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

    Câu 2 . Theo tác giả, để thay đổi bản thân một cách nhanh nhất, bạn hãy hành động từ những việc làm nhỏ nhất. Thay đổi từ từ, cố gắng mỗi ngày một chút, bạn sẽ dần dần hoàn thiện hơn. Những thói quen xấu cần được loại bỏ, nhanh chóng thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ, làm việc, vui chơi một cách khoa học hơn..

    Câu 3. Câu văn: "Hãy xem thách thức chính là cơ hội để ta phát triển, hiểu được điều này, bạn sẽ không ngại thay đổi." có thể hiểu: Nếu bạn nhận thức được rằng: Thách thức mà bạn gặp trong cuộc sống là một phần tất yếu, thậm chí, thách thức còn là cơ hội để mỗi người phát triển bản thân thì bạn sẽ thấy thách thức không có gì đáng ngại và việc thay đổi bản thân để ngày càng tốt hơn cũng không có gì là khó. Như vậy, vấn đề nhận thức về thử thách là yếu tố quan trọng trong quá trình thay đổi.

    Câu 4. Tôi đồng tình với ý kiến: "Đừng để những thói quen và suy nghĩ theo lối mòn trong cuộc sống khiến bạn không đạt được mục tiêu như mong đợi" vì:

    - Thói quen và suy nghĩ theo lối mòn trong cuộc sống sẽ khiến bạn đánh mất khả năng khả năng thay đổi bản thân, khiến bản thân ngày càng trì trệ, thụt lùi.

    - Thói quen và suy nghĩ theo lối mòn trong cuộc sống sẽ kìm hãm khả năng học hỏi, khám phá những điều mới mẻ, những giới hạn vượt qua khỏi vùng an toàn.. vì thế sẽ không đạt được mục tiêu như mong đợi, không có được thành quả đáng kể.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1:
    Đoạn NLXH 200 chữ: Ý nghĩa của sự thay đổi bản thân:

    Các lí lẽ có thể triển khai:

    - Thay đổi bản thân giúp cho vượt ra khỏi giới hạn của những thói quen, suy nghĩ lối mòn, trì trệ từ đó ta mở mang thêm tầm hiểu biết.

    - Thay đổi bản thân giúp khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình.

    - Thay đổi bản thân giúp bản thân tiến bộ hơn, trưởng thành hơn.

    - Thay đổi bản thân sẽ đem lại cho ta những giá trị tích cực trong cuộc sống: Có được thành công, niềm vui sống, có được sự tin yêu, tin tưởng, tình cảm của mọi người..

    Câu 2. Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn: Bữa cơm ngày đói..

    Link: Cảm Nhận Về Hình Ảnh Nồi Cháo Cám Và Vẻ Đẹp Của Các Nhân Vật Trong Đoạn Văn: Bữa Cơm Ngày Đói
     
    Last edited: Sep 27, 2024
Trả lời qua Facebook
Loading...