Đọc văn bản sau: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi Góc thành Nam, lều một gian, No nước uống, thiếu cơm ăn. Con đòi trốn, dường ai quyến, Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn. Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá, Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn. Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải, Góc thành Nam, lều một gian. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì nào? (0, 5 điểm) A. Bảy chữ B. Thất ngôn C. Thất ngôn Đường luật D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. Nhan đề bài thơ được hiểu là (0, 5 điểm) A. Tiếng đàn ngân B. Câu đầu, cuối tương ứng C. Cả hai đáp án A, B Câu 3. Cuộc sống được gợi lên trong bài thơ là cuộc sống (0, 5 điểm) A. Thiếu thốn, đạm bạc B. Đầy đủ, sang trọng C. An nhàn, sung túc Câu 4. Tâm trạng của tác giả trong bài thơ? (0, 5 điểm) A. Ưu tư, trăn trở B. Khát vọng, hoài bão tha thiết C. Buồn sầu, oán hận D. Ung dung, tự tại Câu 5. Yếu tố nghệ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong bài thơ? (0, 5 điểm) A. Liệt kê B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Cả đáp án B và C Câu 6. Cặp từ trái nghĩa khổ thơ là? (0, 5 điểm) A. Gầy-thiếu B. No- thiếu C. Chẳng phải- quen D. Thành Nam- lều Câu 7. Khía cạnh nào của con người tác giả được thể hiện trong bài thơ? (0, 5 điểm) A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả B. Tấm lòng nhân nghĩa C. Tấm lòng thanh cao, coi thường danh lợi Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0, 5 điểm) Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Thơ Nôm Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc". Quan điểm của bạn? Lí giải? (1, 0 điểm) Câu 10. Hai câu thơ cuối cho em thấy điều gì về con người Nguyễn Trãi (1, 0 điểm) II. LÀM VĂN (4, 0 điểm) Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về sự cần thiết của tinh thần tự học ĐÁP ÁN ĐỀ 2 ĐỌC HIỂU (6, 0₫) 1. D (0.5₫) 2. B (0.5₫) 3. A (0.5₫) 4. D (0.5₫) 5. A (0.5₫) 6. B (0.5₫) 7. C (0.5₫) 8. Chủ đề của bài thơ: Cuộc sống giản dị, thanh đạm và tấm lòng thanh cao, coi thường danh lợi (0.5₫) 9. Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: Đề tài gần gũi; ngôn ngữ chữ Nôm giản dị, dễ hiểu, tư duy nghệ thuật ưa vẻ đẹp nhẹ nhàng, xinh xắn; tình yêu và lối sống hòa hợp với thiên nhiên (1.0₫) 10. Tham khảo: - Vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, rộng mở trước thiên nhiên - Vẻ đẹp tình yêu, sự hòa hợp của tâm hồn với thiên nhiên - Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, coi thường danh lợi (1.0₫) II. VIẾT (4, 0₫) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về sự cần thiết của tinh thần tự học c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; tính cấp thiết/ tầm quan trọng của vấn đề tự học 2. Giải thích vấn đề: Tinh thần tự học là ý thức tự giác trau dồi, tìm tòi, để tiếp thu kiến thức và kỹ năng cho bản thân. - Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: Trên lớp tích cực nghe giảng, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Ở nhà tự học là tự mày mò tìm hiểu các kiến thức trong sách vở, bạn bè, các kênh học tập trên các phương tiện truyền thông, chủ động giải bài tập, chủ động vận dụng kiến thức vào thực hành. 3. Bàn luận sự cần thiết/ tầm quan trọng của tự học - Tự học giúp ta nhớ lâu hơn - Giúp ta dễ dàng vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. - Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, - Tự học giúp con người biết ưu nhược điểm của bản thân, tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. - Tự học giúp chúng ta nhận được niềm vui, sự tự tin - Tự học mang đến sự tôn trọng, nể phục từ người thân - Tự học mang đến cơ hội để thành công 4. Bài học nhận thức và hành động: - Phê phán người lười biếng, ỷ lại - Rèn thói quen tự học, chủ động, sáng tạo trong cuộc sống 5. Khẳng định lại vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.