[Tiểu luận] Sự sàng lọc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 6 Tháng tư 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Tiểu luận môn học

    Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

    Đề tài

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới

    MỤC LỤC

     
  2. Đăng ký Binance
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều đức tính, truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu trong số đó là truyền thống yêu nước. Chính vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta năm 1858, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến của giai cấp phong kiến thất bại, nước Việt Nam ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Không cam chịu ách đô hộ của thực dân, dưới ngọn cờ của hệ tư tưởng phong kiến, tiếp theo đó là hệ tư tưởng dân chủ tư sản, nhân dân ta tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh giành lại độc lập, nhưng kết quả cuối cùng đều không thành công. Dân tộc ta lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Trong đêm đen đó, vào đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Đảng ra đời với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn, gắn chặt độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội đã kết thúc cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

    Từ thời điểm lịch sử mùa xuân năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, kết quả là Cách mạng Tháng Tám lịch sử năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ

    Cộng hòa. Nagy sau đó, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao mà anh dũng, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Tiếp đó, Đảng lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi qua 21 năm chống Mỹ cứu nước muôn vàn gian khổ (1954 – 1975). Kể từ ngày 30 – 04 1975, với chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, nhân ta từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện từ năm 1986. Sau 35 năm Đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần hoàn thiện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày một vững chắc," đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay "[1] . Nhìn lại lịch sử chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Đảng, ta càng thấm thía hơn lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh:" Lịch sử

    Đảng là cả một kho lịch sử bằng vàng "

    Bên cạnh những thành công vang dội, lịch sử Đảng cũng ghi nhận không ít lần Đảng gặp những sai lầm, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Hiện nay, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên đang là vấn đề rất nghiêm trọng, làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân vào

    Đảng. Lợi dụng những điều đó, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước ra sức xuyên tạc lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận công lao của Đảng đối với đất nước và dân tộc, đòi xóa bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Do vậy, việc làm rõ lịch sử Đảng nói chung sự ra đời của Đảng nói riêng, làm rõ sự ra đời của Đảng là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm rõ việc Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam là sự tất yếu và là kết quả của quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc Việt Nam là các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

    Vì những lý do đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài" Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới" làm bài tập lớn để kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin cảm ơn cô TS. Đào Thị Bích Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của nhóm. Vì thời gian có hạn, tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên và bạn đọc.


    2. Nhiệm vụ của đề tài

    Một là , làm rõ đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

    Hai là, làm rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ đầu 1930.

    Ba là, làm rõ quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920) và sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng-chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

    Bốn là, làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

    Năm là, làm rõ giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỰ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX

    1.1. Bối cảnh thế giới


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây nhanh chóng chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km² với số dân 523, 4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16, 5 triệu km² và dân số 437, 2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10, 6 triệu km² với số dân 55, 5 triệu (so với diện tích nước Pháp là 0, 5 triệu km² và dân số 39, 6 triệu người)

    Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

    Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á, bắt đầu từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.

    Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân tộc" :

    (1) Nước Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, do Nga hoàng đứng đầu.

    (2) Dưới ách thống trị của Nga hoàng, đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ - Nga hoàng còn tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vơ vét sức người, sức của của nhân dân để tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

    (3) Hơn nữa, Nga còn là một đất nước rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ châu Âu sang châu Á, với hàng trăm dân tộc khác nhau cùng sinh sống.

    Vì lẽ đó, khi cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922). Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

    Ngoài ra, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập. Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
     
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỰ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX


    1.2. Bối cảnh trong nước


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) được đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, khiến Việt Nam trở thành "một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác"

    Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; phá vỡ khối đại đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc, chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

    Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: Quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

    Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

    1.2. 1 Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam

    Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.

    Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, áp bức nông dân. Là chỗ dựa của chủ nghĩa đế quốc.

    Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

    Giai cấp nông dân

    Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, chiếm trên 90% dân số, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề.

    Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lỏng căm thủ đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Đây chính là lực lượng hãng hải và đông đảo nhất của cách mạng.

    Giai cấp công nhân Việt Nam

    Ra đời từ rất sớm, hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất và phát triển khá mạnh mẽ trong cuộc khai thác lần thứ hai cả về số lượng lẫn chất lượng.

    Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt; có quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân (họ vốn là những người nông dân bị bần cùng hóa) ; kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc.

    Đặc biệt giai cấp công nhân Việt Nam vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và chủ nghĩa Mác Lênin. Do vậy họ sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước. Trên cơ sở đó họ có đủ các điều kiện để trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta.
     
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỰ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX


    1.2. Bối cảnh trong nước (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giai cấp tư sản Việt Nam

    Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp.. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Trở thành giai cấp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận là tư sản mại bản, có quyền lợi gắn liền với đế quốc, câu kết chặt chẽ với đế quốc. Khi cách mạng nổ ra cần tiêu diệt bộ phận này. Hai là bộ phận tư sản dân tộc, là tầng lớp tư sản ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. Khi cách mạng nổ ra cần lôi kéo họ đi theo cách mạng.

    Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam

    Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do.. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản.

    Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao và nhạy cảm chính trị.

    Được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành thị.

    Nhận xét: Dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam được hình thành. Dù có địa vị kinh tế khác nhau, họ đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản có sẵn từ trước là mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh mâu thuẫn một mâu thuẫn cơ bản mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Trong xã hội Việt Nam nửa thuộc địa nửa phong kiến, đây không những là mâu thuẫn cơ bản, mà còn là mâu thuẫn chủ yếu, chi phối mọi sự vận động của xã hội.

    Hai mâu thuẫn cơ bản đã phân tích ở trên đã đặt ra hai yêu cầu lịch sử mà dân tộc Việt Nam cần phải giải quyết: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện cải cách ruộng đất, thiết lập chế độ dân chủ. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc - tức là giải quyết mâu thuẫn chủ yếu - là nhiệm vụ hàng đầu.
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Tiểu kết Chương 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Khao khát nguyên liệu, thị trường và nhân công rẻ mạt ở các vùng đất giàu tài nguyên nhưng lạc hậu về kinh tế, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

    Đầu thế kỉ XX, tiếng vang của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Á và như cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi lan đến nhiều nước thuộc địa ở châu Á. Đồng thời với đó, tư tưởng tư sản cũng từ các nước chính quốc lan đến thuộc địa qua sách báo, giáo dục. Những điều trên đã tạo nên một khuynh hướng chính trị dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa, mà Việt Nam cũng không ngoại lệ.

    Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vang dội, như luồng ánh sáng mới xua tan mây mù che phủ con đường cứu nước ở các thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, phong trào công nhân phát triển, các đảng cộng sản được thành lập, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở các thuộc địa - trong đó có Việt Nam - được hình thành.

    Tại Việt Nam, dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có có sự thay đổi sâu sắc. Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành hai bộ phận: Ột bộ phận hoàn toàn làm tay sai cho giặc, một bộ phận ít nhiều có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân – chiếm số lượng đông đảo trong xã hội – bị bần cùng hóa nên có tinh thần chống Pháp mãnh liệt. Bên cạnh hai giai cấp trên đây, sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam đã làm nảy sinh các giai cấp, tầng lớp mới: Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản. Các giai tầng trên, tuy có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau, nhưng đều là người dân mất nước, đều ít nhiều có tinh thần chống xâm lược.

    Cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam, bên cạnh mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Trong đó, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.

    Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho toàn thể người dân Việt Nam lúc bấy giờ là phải giải quyết được hai mâu thuẫn kể trên. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc - tức là giải quyết mâu thuẫn chủ yếu - là nhiệm vụ hàng đầu. Khuynh hướng chính trị nào – phong kiến, tư sản hay vô sản – sẽ đủ sức để nhận lấy trách nhiệm lịch sử vẻ vang này?
     
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2

    QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến


    Với tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bảo vệ tổ quốc mạnh mẽ, nhân dân Việt Nam đã không khuất phục trước sự xâm lược của đế quốc Pháp và phản đối sự nhu nhược của triều đình phong kiến. Nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, vùng lên với các phong trào yêu nước. Các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp liên tục nổ ra liên tục và rộng khắp. Tiêu biểu các các cuộc đấu tranh: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ, phong trào Cần Vương: Cuộc khởi nghĩa Bà Đình, Hương Khê, Bãi Sậy, và phong trào nông dân Yên Thế.

    2.1. 1 Phong trào đấu tranh do giai cấp phong kiến lãnh đạo


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ: Sau khi triều đình nhà Nguyễn đã ký kết các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và Giáp Tuất (1874) cắt Đông và Tây Nam Kỳ cho Pháp, nhân dân Nam Bộ đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp quyết liệt mặc dù bị triều đình bỏ mặc, thực dân đàn áp. Tiêu biểu trong số đó như các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Âu Dương Lân.. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ nổ ra mạnh mẽ và rộng khắp, nhưng do lực lượng chênh lệch, thiếu sự quy tụ lực lượng và đường lối đúng đắn nên nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp.

    Phong trào Cần Vương: Ngay sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Pa-tơ-nốt hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp (năm 1884), phái chủ chiến trong triều đình, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, các phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi và rộng khắp trên cả nước, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh (Thanh Hóa), Hương Khê (Hà Tĩnh), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hưng Hóa (Phú Thọ, Yên Bái).. Các phong trào trên nổ ra rộng khắp, nhưng sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào mất đi ngọn cờ quy tụ lực lượng và suy yếu dần, 15 chỉ còn tập trung ở các trung tâm lớn như Hương Khê. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh (năm 1896), phong trào Cần Vương kết thúc.
     
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2

    QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


    2.1. 2 Phong trào đấu tranh của nông dân

    Bên cạnh các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tại khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, phong trào nông dân Yên Thế đã nổ ra với sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám. Phong trào đã diễn ra vô cùng quyết liệt: Nghĩa quân đã xây dựng lực lượng, lập căn cứ, kiên cường vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất và lập nhiều chiến công oanh liệt trong hơn 30 năm trời chống Pháp. Sau vụ Hà Thành đầu độc (năm 1908), thực dân Pháp dồn toàn lực đàn áp nghĩa quân, và sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh năm năm 1913, phong trào Yên

    Thế chấm dứt.

    Mặc dù là phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân, không chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng "tôn quân" và phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế vẫn là phong trào yêu nước "mang nặng cốt cách phong kiến" : Cơ sở kinh tế của nó vẫn là nền kinh tế địa tô phong kiến, phạm vi của nó chỉ nằm trong vùng Yên Thế, mục đích phong trào nông dân này chỉ nhằm chống thực dân đặt ách cai trị lên vùng Yên Thế, không nói gì đến xây dựng một xã hội mới, nhà nước mới.

    Nhận xét

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mặc dù diễn ra rất quyết liệt, rộng khắp, có một số phong trào trụ được trong thời gian dài nhưng kết cục chung của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là thất bại. Từ phong trào đầu tiên ở Nam Bộ cho tới những cuộc khởi nghĩa cuối cùng, ta thấy điểm chung của các phong trào trên là chỉ diễn ra khu vực nhất định, ngay cả phong trào Cần Vương tuy nổ ra trên phạm vi từ miền núi Tây Bắc đến Bình Thuận nhưng cũng không có được một trung tâm chỉ huy thống nhất cho cả nước. Vì sao lại như vậy? Ngược dòng về đầu thế kỷ XIX, trước khi Pháp đến xâm lược, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng và trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Nhân dân ta đã chán ghét bọn vua quan nhà Nguyễn đến cùng cực và đã nhiều lần tổ chức khởi nghĩa 16 (chỉ trong 50 năm đầu nhà Nguyễn cai trị, hơn 400 cuộc khởi nghĩa đã nổ ra). Khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp phong kiến phản động chấp nhận ký kết các hiệp ước nhục nhã để giữ lại một chút địa vị, dựa hẳn vào sức mạnh của thực dân để tiếp tục được cai trị nhân dân. Kể từ các hiệp ước đầu hàng đó, giai cấp phong kiến vốn đã bị nhân dân chán ghét, nay càng bị nhân dân căm thù vì chúng sẵn sàng đặt quyền lợi của bản thân, giai cấp lên trên quyền lợi của cả dân tộc. Do vậy, đến khi các sĩ phu yêu nước nhân danh vua Hàm

    Nghi ban Chiếu Cần Vương, nhân dân tham gia đấu tranh không phải là vì muốn khôi phục lại quyền lực cho dòng họ Nguyễn, không phải vì muốn khôi phục lại địa vị cho giai cấp phong kiến, mà là vì tinh thần yêu nước và một phần là vì uy tín cá nhân của các sĩ phu tại các địa phương mà họ đứng ra tổ chức khởi nghĩa. Vì nhân danh triều đình phong kiến - một lực lượng mà nhân dân chán ghét, căm thù, một tập đoàn cam tâm vứt bỏ lá cờ dân tộc để bảo toàn quyền lợi cho bản thân – để kêu gọi nhân dân đứng lên, các cuộc khởi nghĩa theo hệ tư tưởng phong kiến không thể nào tập hợp được đông đảo quần chúng đứng lên chống thực dân Pháp. Vì dựa trên cơ sở uy tín cá nhân của các sĩ phu tại địa phương, không có một lãnh tụ, tổ chức nào có năng lực, uy tín quy tụ toàn dân, nên phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX không hình thành được trung tâm chỉ huy thống nhất cho cả nước. Vì "linh hồn" của các cuộc khởi nghĩa là các thủ lĩnh địa phương, nên sau khi họ hy sinh hoặc ra nước ngoài lánh nạn, khởi nghĩa tan rã là điều tất yếu. Vì mắc kẹt trong tư tường phong kiến, các sĩ phu, nông dân không nhìn ra được xu thế của thời đại, không nhìn ra vai trò của tình đoàn kết quốc tế; khi cần sự giúp đỡ, họ chỉ biết nhìn về phía Trung Hoa – nơi chế độ phong kiến cũng đang hấp hối. Đầu thế kỷ XX, khi tiếng súng trên núi rừng Hương Khê và Yên Thế lần lượt bị dập tắt, ngọn cờ dân tộc chính thức rời khỏi tay các sĩ phu, các phong trào mang hệ tư tưởng phong kiến. Cần có một lực lượng khác đứng ra lãnh lấy trách nhiệm giương cao ngọn cờ ấy lên, dẫn dắt dân tộc đấu tranh giành lại độc lập từ thực dân Pháp
     
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2

    QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


    2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản

    2.2. 1 Phong trào đầu thế kỷ XX


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vào đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Nền giáo dục Nho học từng bước bị thủ tiêu, các trào lưu tư tưởng mới, các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, khoa học từ phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam. Cùng với đó ở châu Á là cuộc Duy tân Minh Trị, là chiến thắng cùa Nhật Bản trước Đế quốc Nga năm 1906, là không khí sôi sục của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Những "tân báo, tân thư" mới mẻ đó như một chân trời mới đối với các trí thức Nho học nước ta thời ấy. Họ nhìn thấy ở tư tưởng tư sản, ở các cuộc cách mạng tư sản đó một hi vọng cứu nước mới, và họ, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lao vào con đường này với tất cả lòng nhiệt thành yêu nước.

    Xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo: Với chủ trương tập hợp lực lượng với phương pháp bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị như ở Nhật Bản, phong trào theo xu hướng này tổ chức đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bảnhọc tập (gọi là phong trào "Đông Du"). Đến năm 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết vớithực dân Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam và những người đứng đầu. Sau khi phong trào Đông Du thất bại, sự ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (1911) Trung Quốc, năm 1912 Phan Bội Châu lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ là vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

    Nhưng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội lại thiếu rõ ràng. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới đầu năm 1917 và sau này bị quản chế tại Huế cho đến khi ông mất (1940). Ảnh hưởng xu hướng bạo động của tổ chức Việt Nam Quang phục hội đối với phong trào yêu nước Việt Nam đến đây chấm dứt.

    Với xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, cùng với những người cùng chí hướng muốn giành độc lập cho dân tộc nhưng không đi theo lối mòn của xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, mà theo xu hướng cải cách đất nước. Phan Chu Trinh cho rằng "bất bạo động, bạo động tắc tử"; phải "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", phải bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực nghiệp. Để thực hiện được chủ trương ấy, Phan Châu Trinh đã đề nghị Nhà nước "bảo hộ" Pháp tiến hành cải cách. Khi phong trào Duy Tân lan rộng khắp cả Trung Kỳ và Nam Kỳ, đỉnh cao là vụ chống thuế ở Trung Kỳ (1908), thực dân Pháp đã đàn áp dã man, giết hại nhiều sĩ phu và nhân dân tham gia biểu tình. Nhiều sĩ phu bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, trong đó có Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn.. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị thực dân Pháp dập tắt, cùng với sự kiện tháng 12-1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trường Đông Kinh Nghĩa Thục phản ánh sự kết thúc xu hướng cải các trong phong trào cứu nước của Việt Nam.
     
  11. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2

    QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


    2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản


    2.2. 2 Phong trào sau chiến tranh thế giới lần thứ I

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vì tư bản Pháp suy yếu do dốc toàn lực cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động kinh doanh của tư sản Việt Nam có cơ hội mở rộng torng giai đoạn trong và sau chiến tranh. Họ kinh doanh trong hầu hết các ngành kinh tế, một trong số họ đã có trong tay

    Những sản nghiệp lớn như hầm mỏ, đồn điền, các công ty thương mại.. Trên cơ sở mở rộng và phát triển nhanh chóng về thế lực kinh tế, giai cấp tư sản Việt Nam đã thực sự trở thành một giai cấp xã hội, hệ tư tưởng tư sản được du nhập và có cơ hội nảy nở ở Việt Nam, phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng tư sản có điều kiện diễn ra mạnh mẽ, thu hút đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia.

    Do tư bản Pháp độc quyền thị trường, hạn chế kinh doanh, chèn ép về nhiều mặt, vào những năm 1920, giai cấp tư sản đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh: Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư sản Pháp (1923). Một số tư sản lớn ở Nam Kỳ lập ra Đảng Lập hiến (năm 1925), nêu ra các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi, họ lại thỏa hiệp với chúng.

    Tầng lớp tiểu tư sản trí thức hăng hái tham gia các tổ chức tiến bộ, cách mạng như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên.. Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.. Nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt đã nổ ra: Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

    Năm 1927, tại Bắc kỳ, tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo được thành lập. Đây là một chính đảng yêu nước, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Lúc mới thành lập, chính cương của đảng không rõ ràng, tiêu chuẩn để trở thành đảng viên dễ dãi. Bản Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 chia chương trình hoạt động của Đảng thành bốn thời kỳ. Thời kỳ cuối cùng là bất hợp tácthực dân Pháp và nhà Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Đảng chủ trương lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực, tổ chức cơ sở của Đảng trong quần chúng rất ít.

    Tháng 02 – 1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. Nhân sự kiện này, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man các tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng. Bị động trước tình thế, lãnh đạo chủ chốt của Đảng quyết định dốc hết lực lượng tiến hành cuộc bạo động cuối cùng ở Yên Bái vào tháng 02 - 1930. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại, bị đàn áp rất dã man. Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cũng đồng thời đánh dấu sự chấm hết vai trò của khuynh hướng chính trị tư sản trên vũ đài chính trị Việt Nam.
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...