[Tiểu Luận] Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học và rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Abe - Yamite, 18 Tháng sáu 2023.

  1. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

    MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

    Đề tài: Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học và rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề.

    Mục lục:
    P/s: Mọi người đọc tham khảo và vui lòng không reup dưới mọi hình thức. Xin cảm ơn!
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    A. MỞ ĐẦU

    Mỗi nhà triết học, mỗi trường phái triết học khác nhau đều có những quan điểm, nội dung và sắc thái riêng biệt về sự vật sự việc, thể hiện lập trường và bối cảnh lịch sử chính trị văn hóa xã hội khác nhau. Như quan điểm của Hegel phát triển theo hướng chủ nghĩa duy tâm mang tính siêu tự nhiên, khi thể xác. Quan điểm của Feuerbach kiếm bộ hơn khi cho rằng con người là sản phẩm tự nhiên. Khi sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin thì em nhận thấy rằng, đây là những cơ sở lý luận khoa học, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh tự giải phóng và giải phóng nhân loại của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Cho đến nay chưa có học thuyết nào thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ, rõ ràng về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

    Nhìn nhận một cách khách quan và những thành tựu to lớn mà Đảng và nhà nước ta đã và đang đạt được, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng minh được sự nổi trội và tiềm năng của nó trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Nhưng để đạt được những thành quả như hiện nay thì chúng ta cần nhìn lại lịch sử nhìn lại những giai thoại của những người đi trước, để chúng ta có những bài học sâu sắc, vận dụng vào đời sống xã hội hiện đại.

    Như cha ông ta đã nói "Uống nước nhớ nguồn", nên ở bài tiểu luận này em lựa chọn đề tài "Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và bài học rút ra ý nghĩa của sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội".​
     
    Land of Oblivion, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng sáu 2023
  4. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    B. Nội dung

    Chương I. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học


    Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội - chính trị, là học thuyết về những điều kiện, là con đường giải phóng giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp công nhân và cũng là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa các quy luật và biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng mác xít nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

    1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc.

    Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, sự ra đời của hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích, nhưng lương tựa vào nhau: Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Cũng từ đây cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của màu thuận ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội, với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, nhiều có khởi nghĩa, nhiều phong chào đấu tranh đã bắt đầu và từng bước có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Phong trào Hiến chương của những người lao động ở nước Anh diễn ra trên 10 năm (1836 - 1848); Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xi-lê-di, nước Đức diễn ra năm 1844. Đặc biệt, phong trào công nhân dệt thành phố Li-on, nước Pháp diễn ra vào năm 1831 và năm 1834 đã có tính chất chính trị rõ nét. Nếu năm 1831, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Li-on giương cao khẩu hiệu thuần túy có tính chất kinh tế "sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh" thì đến năm 1834, khẩu hiệu của phong trào đã chuyển sang mục đích chính trị: "Cộng hòa hay là chết".

    Sự lớn mạnh phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam hoạt động.

    1.2. Tiền đề khoa học tự nhiên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những năm 40 của thế kỷ 19, khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học cho chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành khoa học. Đặc biệt là ba phát minh lớn.

    Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Julius Robert von Mayer). Trong vật lý và hóa học, định luật bảo toàn phát biểu rằng năng lực của một hệ cô lập là không đổi, nó không tự dưng sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi nó chỉ chuyển từ vật này sang vật khác. Từ đó dẫn đến kết luận trong triết học là, sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hóa những hình thức vận động của chúng.

    Học thuyết tế bào (Matthias Schleiden và Theodor Schwann): Chứng minh cho sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích sự phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp của thế giới sinh vật bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức thực vật với động vật.

    Học thuyết tiến hóa (Darwin người Anh) thuyết tiến hóa giải thích tính chất biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạng của các giống loài trong thế giới tự nhiên hữu sinh bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

    Ăngghen đã đánh giá rất cao ba phát minh này "đây là ba phát minh có tính chất lịch thời đại, tức là mở ra một thời đại mới, đánh dấu sự khởi đầu cho một thời đại mới". Đây cũng là ba phát minh mở ra thời đại của chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học. Ba phát minh này đã chứng minh thế giới này tồn tại một cách khách quan, không phải do một lực lượng siêu nhiên hay thần thánh nào tạo ra và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Và thế giới này được tạo ra là kết quả của sự tiến hóa của thế giới vật chất và tự nhiên chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên nào tạo thành. Đồng thời ba phát minh đã tạo điều kiện tác động tới lập trường của Mác và Ăngghen chuyển từ lập trường duy tâm sang duy vật biện chứng
     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2023
  5. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    B. Nội dung

    Chương I. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học (tiếp)


    1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (tiếp)

    1.3. Tiền đề tư tưởng lí luận


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Ph. Hêghen (1770 -1831) và L. Phoiơbắc (1804 - 1872); kinh tế chính trị học cổ điển Anh với A. Smith (1723-1790) và D. Ricardo (1772-1823); chủ nghĩa không tưởng phê phán mà đại biểu là Xanh Ximông (1760-1825), S. Phuriê (1772-1837) và R. O-en (1771-1858).

    Triết học cổ điển Đức là dựa trên một cách nhìn biện chứng về thế giới hiện thực. Trước những bước phát triển như vũ bão của khoa học và thực tiễn xã hội ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy hạn chế của bức tranh cơ học về thế giới, các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong các di sản triết học truyền thống từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Với giả thuyết vân tinh nổi tiếng về sự hình thành vũ trụ và cách nhìn mới về con người, Cantơ, theo nhận xét của Ph. Ăngghen, là người chọc lỗ thủng đầu tiên vào quan niệm siêu hình về tự nhiên thống trị trong khoa học và triết học suốt thế kỷ XVI - XVII. Hêghen đã phát hiện ra những quy luật và các phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trở thành một khoa học về sự phát triển của tất thảy mọi sự vật và tư tưởng. Theo Heghen, "chân lý mà triết học có nhiệm vụ, nhận thức, không còn là một tập hợp những nguyên lý giáo điều có sẵn, từ nay chân lý nằm trong chính ngay quá trình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học".

    Với kinh tế chính trị cổ điển của Anh A. Smith (1723 – 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc". Về thế giới quan và phương pháp luận của A. Smith cơ bản là thế giới quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này. Học thuyết của A. Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. Những tư tưởng của A. Smith còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường song ông đã xác định được nhiệm vụ của kinh tế chính trị học, đã đưa các tư tưởng kinh tế có từ trước đó trở thành hệ thống, là một trong những đỉnh cao của tư tưởng xã hội thế kỷ XVIII.

    Chủ nghĩa không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX, 3 đại diện tiêu biểu H. Xanhximong (Pháp), Sáclo Phurie (Pháp), Robot R-oen (Anh) xây dựng mô hình thực nghiệm thực tế, Nuilanac theo tinh thần "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp về cơ bản đã hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp diễn ở một số nước tiêu. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: Phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình, Đây cũng là dây đoạn giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị. Trong thời kỳ này có tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như là một học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đã tố cáo, phê phán sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa phủ định nó, đồng thời để giúp con đường, biện pháp và những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai.
     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng sáu 2023
  6. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    B. Nội dung

    Chương I. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học (tiếp)


    2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ặngghen

    2.1. Sự chuyển biến về lập trường triết học và lập trường chính trị của Mác


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Các Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein. Trier là một thành phố cổ của Đức, thời Trung cổ. (Henrich Mác) Heinrich Marx là một người cha có nhân cách khác thường, học rộng, hiểu biết khá rõ về những tác phẩm của các nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII, đặc biệt về Giăng Giăccơ Russô (Jean Jacques Rousseau) và Vônte (Voltaire). Ở trường Đại học Tổng hợp Berlin, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của Hêgen (Hégel), sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề của lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 tháng Tư năm 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit (Démocrite) và triết học tự nhiên của Êpiquơ (Épicure) tại trường Đại học Tổng hợp Jena.

    Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Ba-rơ-men tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức) trong một gia đình là chủ xưởng dệt. Năm 14 tuổi, Ph. Ăng-ghen học tại thành phố Ba-rơ-men và đã sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ. Tháng 10/1834, Ph. Ăng-ghen chuyển sang học ở trường trung học En-béc-phen-đơ, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Năm 1837, Ph. Ăng-ghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở Văn phòng theo yêu cầu của bố. Trong thời gian này Ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca. Tháng 6/1838, Ph. Ăng-ghen đến làm việc tại Văn phòng thương mại ở thành phố cảng Ba-rơ- men, thành phố cảng lớn buôn bán với nhiều nơi trên thế giới. Tại đây Ph. Ăng-ghen được mở rộng tầm hiểu biết về nền văn học và báo chí nước ngoài cũng như tác động của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã chín muồi ở Đức hồi bấy giờ và chính điều đó đã thúc đẩy việc hình thành các quan điểm dân chủ - cách mạng ở Ph. Ăng-ghen.

    Sự chuyển biến về thế giới quan triết học diễn ra từng bước do việc phê phán chính quyền nhà nước đương thời cho Mác thấy rằng, cái quan hệ khách quan quyết định hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã tìm cách chứng minh bằng triết học, mà là những lợi ích; còn chính quyền nhà nước lại là "cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân". Như vậy, qua kiểm tra lý luận trong thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã làm nảy nở khuynh hướng duy vật ở Mác, tinh thần dân chủ cách mạng sâu sắc đã không còn dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Sự chuyển biến dứt khoát của Mác từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản được thể hiện đặc biệt rõ rệt khi C. Mác đã phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật lịch sử, ý nghĩa to lớn và cả mặt hạn chế của cuộc cách mạng tư sản mà ông gọi là "cuộc cách mạng bộ phận" hay "sự giải phóng chính trị", đã phác thảo những nét đầu tiên về cuộc cách mạng vô sản được gọi là "cuộc cách mạng triệt để" và khẳng định rằng "cái khả năng tích cực" của cuộc cách mạng triệt để thực hiện sự "giải phóng con người" đó "chính là giai cấp vô sản".
     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
  7. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    B. Nội dung

    Chương I. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học (tiếp)


    2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ặngghen (tiếp)

    2.2. Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen là "Chủ nghĩa duy vật lịch sử". Chủ nghĩa duy vật lịch sử với nội dung cơ bản chính là học thuyết hình thái kinh tế xã hội với học thuyết này Mác và Ăngghen đã chỉ ra được bản chất quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự vận động và phát triển của xã hội loài người đó chính là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

    Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở về mặt triết học để nghiên cứu chế độ tư bản chủ nghĩa khẳng định, sự vận động và phát triển của những mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Sự vận động của kinh tế kéo theo sự thay đổi ở hệ thống chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như kinh tế học, lôgic học, sử học, xã hội học...

    "Học thuyết giá trị thặng dư" là phát kiến lớn thứ hai của C.Mác và Ăngghen. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) là một trong ba phát kiến vĩ đại của C.Mác, là biểu hiện tập trung cho giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác và cũng là cơ sở lý luận quan trọng nhất cho quá trình phát triển theo định hướng XHCN trên thế giới. C.Mác là người đầu tiên phát hiện và luận giải tính khách quan và tự giác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại. Theo Ông, giai cấp có năng lực tự giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thoát khỏi ách áp bức bóc lột cuối cùng của lịch sử: chế độ bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp công nhân hiện đại. Nội dung của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là một quá trình cách mạng toàn diện để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, có "một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số", nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu.

    2.3. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 24-2-1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - một văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử và tràn đầy sức sống thực tiễn của chủ nghĩa Mác, một tác phẩm lý luận bất hủ do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản - một tổ chức công nhân quốc tế - đã lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh).

    Sự ra đời của Tuyên ngôn đã "đánh dấu một bước tiến trong khoa học lịch sử", một giai đoạn mới về chất trong sự phát triển tri thức của nhân loại nói chung và là một mốc son trong lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại và chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khoa học nói riêng. Ý nghĩa, giá trị và sức sống đó của Tuyên ngôn thể hiện trước hết là ở bản chất cách mạng và nội dung khoa học sâu sắc của nó.

    Cũng trong Lời tựa này, Ph.Ăngghen cũng nhấn mạng rằng: toàn bộ lịch sử của nhân loại, kể từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp đó hiện đã phát triển tới giai đoạn mà trong đó, giai cấp bị áp bức bóc lột - giai cấp vô sản, không còn có thể tự giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột mình - giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp

     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng sáu 2023
  8. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    B. Nội dung

    Chương II. Bài học rút ra ý nghĩa của sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngay từ khi Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được xuất bản lần đầu tiên đầu năm 1848, trình bày một cách hệ thống những nội dung cơ bản của học thuyết sau này mang tên C. Mác vĩ đại trên cả ba bình diện triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, nhiều đại diện của giai cấp tư sản đã hốt hoảng la ó: Đây là bóng ma ám ảnh châu Âu! Họ có lý do để hốt hoảng, vì lý luận của Mác đã thức tỉnh mọi người về các quy luật vận động tất yếu của lịch sử và về cách thức lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa để xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn, từng bước đưa con người từ "vương quốc của tất yếu" đến "vương quốc của tự do".

    Từ hiện thực phong phú không thể bác bỏ, có đầy đủ cơ sở để khẳng định quá trình ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội cả về lý luận và thực tiễn đều phản ánh một tất yếu của lịch sử thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã kết thúc thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra thời đại cách mạng vô sản, thời đại cùng tồn tại giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, thời đại giải phóng dân tộc lật đổ hệ thống thuộc địa, thời đại đấu tranh nhân dân rộng lớn phê phán mô hình tự do tư bản chủ nghĩa, thời đại cải cách và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Càng ngày, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới càng có nhiều chương trình, hình thức, bước đi sáng tạo, đem lại sức sống mới cho lý luận và thực tiễn xã hội chủ nghĩa. Đó chính là biện chứng lịch sử không thể đảo ngược trong thời đại ngày nay.

    Chủ nghĩa xã hội là một trường phái tư tưởng, về cơ bản là chủ trương xã hội chủ nghĩa, được ra đời vào thế kỷ XIX với mục tiêu chống lại sự bất công xã hội và bảo vệ quyền lợi cho những người lao động. Bài học rút ra ý nghĩa của sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội là:

    1. Nhận thức được sự bất công xã hội: Chủ nghĩa xã hội đã giúp con người nhận thức được sự chênh lệch, bất công và khổ đau của những người lao động trong xã hội.

    2. Tôn trọng quyền lợi của người lao động: Chủ nghĩa xã hội đã đưa ra chủ trương quan tâm đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là quyền được công bằng trong lao động và sống độc lập.

    3. Khích lệ sự phát triển xã hội: Chủ nghĩa xã hội đã khuyến khích sự phát triển xã hội hướng tới một sự công bằng và bình đẳng hơn.

    4. Không chấp nhận bất công trong xã hội này.
     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
  9. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    C. KẾT LUẬN

    Cùng với C. Mác, tên tuổi Ph. Ăng-ghen đã đi vào lịch sử nhân loại với tư cách là nhà tư tưởng, người thầy, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân trên thế giới, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, giải phóng con người. Ông cũng là người cổ vũ tinh thần, nhà tổ chức kiệt xuất của giai cấp công nhân các nước châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX. Trong hệ thống những nguyên lý các ông xây dựng rất khó phân định đâu là phần do C. Mác xây dựng, đâu là phần công lao của Ph. Ăng-ghen. Hai ông không chỉ gắn kết chặt chẽ như hai người đồng chí, hai người bạn, mà vĩ đại hơn nữa là họ gắn kết chặt chẽ trong cả hoạt động lý luận và hoạt động chính trị xã hội.

    Như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải là "học thuyết nhất thành bất biến" mà các thế hệ kế tục cần đem lại sức sống cho nó thông qua việc vận dụng, sáng tạo, bổ sung phù hợp với sự vận động phát triển của thực tiễn.

    Vì thế, để kế tục và phát triển tư tưởng của các ông, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, phát hiện, khái quát, bổ sung nhằm hoàn chỉnh lý luận về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng đạt nhiều thành tựu mới hơn nữa.
     
    Land of OblivionLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng sáu 2023
  10. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    D. DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO

    • Bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    • Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

    • C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội.

    • Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho bậc đại học không chuyên lí luận chính trị), NXB. CTQG, Hà Nội, 2019.

    • Giá trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006.

    • Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002, 2004.

    • Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hổi khoa học, dành cho hệ cao cấp lý luận chính trị, Hà Nội, 2018.

    • Tác phẩm: " Tuyên ngôn Đảng Cộng sản".

    • V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977.

     
    Land of Oblivion thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...