Sự hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian - Tiểu luận nghiên cứu về 1 vấn đề văn hoá - Xã hội

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hạ Quỳnh Lam, 9 Tháng mười một 2023.

  1. Hạ Quỳnh Lam

    Bài viết:
    63
    Bàn về vấn đề hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian trong đời sống ngày nay.

    * Giới thiệu: Một yếu tố văn hóa đóng vai trò không nhỏ trong đời sống tinh thần của con người ngày nay, không gì khác là các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc lưu giữ từ thời cha ông. Văn học dân gian là một trong số đó. Bài viết này sẽ tổng hợp các kiến thức liên quan đến văn hóa dân gian và sự hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian trong thời kì hiện đại.

    [​IMG]


    (ảnh minh họa)

    Mục lục:

    A. Mở đầu:

    1. Lý do chọn đề tài.

    2. Mục tiêu nghiên cứu.

    3. Nội dung nghiên cứu.

    B. Nội dung chính:

    1. Về tình hình thực tế.

    2. Về cách thức hồi sinh văn học dân gian.

    3. Về kết quả và ý nghĩa.

    C. Kết luận.

    D. Danh mục tài liệu nghiên cứu.


    A. Mở đầu:

    1. Lý đó chọn đề tài:


    + Do niềm yêu thích và đam mê với vẻ đẹp của văn học dân gian đã gắn bó sâu sắc với tuổi thơ mỗi người.

    + Xuất phát từ thực trạng văn học dân gian đang dần bị thu hẹp trong đời sống xã hội hiện đại. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay phần nhiều đã không còn say mê với văn học dân gian như trước (do có nhiều nguồn giải trí mới, do sự chiếm lĩnh của các thể loại văn học phức tạp và phù hợp thị hiếu chung như ngôn tình, trinh thám hiện đại, đó sự khác biệt về tư tưởng và xu thế của mỗi thế hệ). Vấn đề này cần được giải quyết bằng cách hồi sinh văn học dân gian.

    + Do nhận thức được giá trị sâu sắc và bền vững cần phải duy trì của văn học dân gian với đời sống nhân dân trong hiện tại.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    - Mở rộng hiểu biết: Nhằm làm phong phú và sâu sắc hơn cho sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến văn học dân gian và sự hồi sinh văn học dân gian.

    - Khắc sâu kỹ năng tìm kiếm và thu thập, sắp xếp thông tin. Rèn luyện năng lực hệ thống, phân tích và đánh giá về một vấn đề văn hóa – xã hội.

    - Nhằm nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng của sự hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian, khơi dậy ý thức và niềm tự hào với vẻ đẹp văn học dân tộc.

    3. Nội dung nghiên cứu:

    A. Tình hình thực tế của việc hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian.

    B. Các cách thức hồi sinh văn học dân gian và đánh giá.

    C. Ý nghĩa, kết quả của việc hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian.

    B. Nội dung: Vấn đề hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian trong đời sống hôm nay.

    1. Về tình hình thực tế:


    * Nghiên cứu về thực tế cho thấy vấn đề hồi sinh văn học dân gian đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong đời sống hiện tại:

    - Rất nhiều các sáng tác nghệ thuật hiện đại được lấy cảm hứng từ văn học dân gian ra đời và được đón nhận nồng nhiệt từ quần chúng:

    + "Tấm Cám- Truyện chưa kể" - bộ phim do đạo diễn Ngô Thanh Vân, công chiếu năm 2016 và đến nay đã đạt doanh thu khoảng 66, 5 tỷ VND; với sự sáng tạo tình tiết mới đầy hấp dẫn.

    + Bài hát "Bống bống bang bang", biểu diễn bởi nhóm nhạc 365 với giai điệu sôi động, cuốn hút, lấy cảm hứng từ truyện cổ tích dân gian "Tấm cám", phát hành năm 2016.

    +Vở chèo "Nắm xôi kì diệu" lấy ý tưởng từ bài ca dao "Thằng bờm" nổi tiếng, ra mắt năm 2023 tại nhà hát Hà Nội.

    +Vở kịch "Trương Chi- Mị Nương" lấy cảm hứng từ tích truyện dân gian nổi tiếng của Việt.

    +Hát xẩm "Ngọc Hoa" bắt nguồn từ cốt truyện "Sơn Tinh- Thủy Tinh".

    +Truyện dân gian "Bắc Kim Thang" được chuyển thể thành phim năm 2019 và bài hát cùng tên của Ricky Star.

    +Bài hát "Thị Mầu" của Hòa Minzy- cảm hứng từ truyện dân gian "Quan âm Thị Kính" phát hành năm 2023.

    + Bài hát "Anh ơi ở lại" của nữ ca sĩ Chi Pu phát hành năm 2019 đến nay đã đạt 113 triệu lượt xem.

    + Tác phẩm hội họa "Cá chép hóa rồng" của dòng tranh Đông Hồ lấy cảm hứng từ sự tích cùng tên.

    *Đánh giá chung: Từ thực tế có thể thấy được sự hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian diễn ra rất sôi nổi. Văn học dân gian với vẻ đẹp và ý nghĩa giáo dục sâu sắc vốn có đã khơi lên nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật hiện đại. Các tác phẩm nghệ thuật này là thành quả của sự pha trộn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa những điều đã cũ, đã quen thuộc với những gì mới lạ, tạo nên một sức hấp dẫn mới. Đặc biệt trong đó luôn có những sự sáng tạo về cả nội dung và hình thức biểu diễn giúp phù hợp với nhu cầu thưởng thức của con người thời hiện đại nhưng không làm biến đổi ý nghĩa cốt lõi của tác phẩm văn học dân gian vốn có. Bằng cách này các tác phẩm văn học dân gian lại lần nữa "sống dậy" trong tâm trí con người, khắc sâu những bài học giá trị và trở nên gần gũi với thế hệ trẻ.

    2. Về cách thức hồi sinh văn học dân gian:

    * Văn học dân gian được hồi sinh dưới nhiều hình thức nghệ thuật đa dạng:

    + Phim điện ảnh: "Tấm Cám truyện chưa kể" (đạo diễn Ngô Thanh Vân) năm 2016.

    + Bài hát: Bài hát "Bống bống bang bang" (nhóm 365, năm 2016) ; bài hát "Bắc Kim thang" (Ricky star, năm 2019) ; bài hát "Anh ơi ở lại" (Chi Pu, 2019) ; bài hát "Thị Mầu" (Hòa Minzy, năm 2023)..

    + Kịch: Vở kịch "Trương Chi – Mị Nương" (đạo diễn Phùng Tiến Minh, năm 2020)

    +Chèo: Vở chèo "Nắm xôi kỳ diệu" (nhà hát Hà Nội, năm 2023)

    + Xẩm: Hát xẩm "Ngọc Hoa tự khúc" (Quách Mai Thi, năm 2020)

    + Hội họa: Tranh Đông Hồ "Cá chép hóa rồng" (tích "Cá chép hóa rồng") ; "Đám cưới chuột" (thơ dân gian)..

    *Các hình thức biểu diễn phòng phú cũng góp phần làm cho văn học dân gian trở nên phổ biến, phù hợp với nhu cầu thưởng thức đa dạng của con người hiện đại, tạo sự mới mẻ và sức hấp dẫn riêng trong từng thể loại. Nhờ vậy mà các tác phẩm văn học dân gian dễ dàng tiếp cận với các bạn trẻ hơn.

    3. Về kết quả và ý nghĩa:

    *Kết quả:

    + Các sáng tác nghệ thuật hiện đại nhằm hồi sinh văn học dân gian đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có tầm ảnh hưởng nhất định.

    + Quá trình hồi sinh văn học dân gian đạt thành công rõ rệt, biểu hiện ở việc rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đã gần gũi hơn với văn học dân gian, hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của các tác phẩm này.

    *Ý nghĩa:

    +Tạo sợi dây gắn kết bền chặt giữa thế hệ con cháu và cha ông, người đi trước và thế hệ đi sau, kết nối mọi người trong thực tại với quá khứ. Giúp thế hệ sau biết và nhận thức sâu sắc hơn về đời sống của thế hệ trước. Từ đó, làm sống dậy các giá trị tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bị lãng quên.

    +Khơi gợi ý thức, tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, về bản sắc và bề dày lịch sử của truyền thống văn học nước nhà. Tạo động lực gìn giữ, bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tinh thần cùng vẻ đẹp của văn học dân gian.

    +Giáo dục con người thời hiện đại (bởi các tác phẩm văn học dân gian thường chứa đựng bài học, kinh nghiệm, triết lí đúng đắn.. để truyền dạy cho thế hệ sau). Nhờ sự hồi sinh này mà các tác phẩm văn học dân gian tiếp tục được phát huy vai trò, chức năng vốn có.

    +Các tác phẩm dân gian được hồi sinh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú có thể dễ dàng trở nên phổ biến, thu hút thế hệ hiện nay và có ý nghĩa lan tỏa, quảng bá nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc tới bạn bè trong nước lẫn thế giới.

    +Mang lại lợi ích kinh tế từ các dự án biểu diễn.

    C. Kết luận:

    - Tóm lược các vấn đề nghiên cứu:

    +Quá trình hồi sinh các tác phẩm văn học dân gian diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng, đạt được thành tựu ý nghĩa.

    + Quá trình hồi sinh văn học dân gian có ý nghĩa gắn kết các thế hệ, giáo dục con người thời hiện đại, khắc sâu bản sắc văn hóa nước mình và nâng cao ý thức dân tộc.

    - Mở rộng, liên hệ, đề xuất hướng nghiên cứu mới:

    +Mở rộng:

    Mặt khác, thực tế cho thấy quá trình hồi sinh văn học dân gian vẫn còn những khó khăn và hạn chế như thiếu thốn kinh phí sản xuất, hay hạn chế do các sáng tác hiện đại có nhiều tình tiết cải biến và sáng tạo so với bản gốc, nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng đôi khi có thể không nắm bắt trọn vẹn và chính xác về các tác phẩm dân gian..

    +Đề xuất hướng nghiên cứu mới:

    Về vấn đề hồi sinh văn học dân gian, một hướng nghiên cứu mới là tổ chức các cuộc khảo sát thực tế, phỏng vấn các đối tượng khác nhau nhằm thu thập các nguồn thông tin, đánh giá, nhận xét, ý kiến thiết thực về vấn đề. Đồng thời kết hợp với việc tra cứu thông tin từ sách báo, mạng Internet.. để có kiến thức phong phú và chính xác phục vụ cho bài nghiên cứu.

    D. Danh mục tài liệu nghiên cứu:

    1. Tuyết Loan, năm 2021, bài báo "Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại", chuyên mục Văn hóa của báo Điện tử Nhân dân.

    2. Nguyễn Thị Bích Hà, năm 2014, sách "Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam từ mã văn hóa dân gian", NXB Đại học Sư phạm.

    3. Thiên Di, năm 2023, bài báo "Vở chèo thiếu nhi 'Nắm xôi kỳ diệu' được biểu diễn tại các trường học", chuyên mục Văn hóa, báo Vietnamnet.

    4. Yên Nga, năm 2020, bài báo "Tái hiện truyện cổ tích" Trương Chi – Mị Nương "trên sân khấu kịch nói", chuyên mục Văn hóa – giải trí, báo Hà Nội mới.

    5. Việt Hà, năm 2021, bài báo "Văn hóa dân gian được hồi sinh", chuyên mục Đời sống văn hóa, báo Công an nhân dân.

    6. "Tấm Cám: Chuyện chưa kể", Wikipedia. (Sửa đổi Tấm Cám: Chuyện chưa kể – Wikipedia tiếng Việt )

    7. Phạm Thị Hậu, năm 2017, "Dấu Ấn Của Truyện Cổ Tích Trong Chèo Truyền Thống", Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

    8. Vũ Thu Hà, năm 2023, "Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian", chuyên mục giáo dục, trang web Luathoangphi.vn.

    Người viết: Hạ Quỳnh Lam.

    (Chúc mọi người một ngày vui vẻ)
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...