Thành Ngữ Việt Nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Hoang0302, 24 Tháng hai 2020.

  1. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Thành ngữ gốc Hán, viết là [ 不知者不罪] tức "bất tri giả bất tội" đã bị hiểu sai khi vào tiếng Việt.

    Thành ngữ này vốn có nghĩa là nếu người ta không biết thì thôi, đừng bắt tội người ta làm gì chứ không có nghĩa là không biết thì không có tội.

    Thành ngữ này xuất xứ từ tiểu thuyết "Tinh trung diễn nghĩa thuyết bản Nhạc vương toàn truyện", thường gọi tắt là "Thuyết Nhạc toàn truyện" (bản dịch ở Việt Nam là "Nhạc Phi diễn nghĩa") của tác giả Tiền Thái đời nhà Thanh.

    Cụ thể, ở hồi 63 "Thuyết Nhạc toàn truyện", Khởi Phụng thưa: "Ngưu huynh sao không sớm nói danh tính, làm tiểu đệ nhiều lần đắc tội. Chớ trách, chớ trách." Ngưu Thông đáp: "Người không biết thì không bắt tội".

    Theo nhà nghiên cứu Hán Nôm Cao Tự Thanh, một số dịch giả truyện võ hiệp ở miền Nam trước tháng 4/1975 đã sơ suất dịch sai nghĩa thành ngữ này. Nhưng vì cái sai quá phổ biến nên vẫn cứ dùng như thế.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Joey Huang on Unsplash
     
    Sắc Hương Hoa thích bài này.
  2. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Thành ngữ gốc Hán này bị dùng sai, đúng ra phải dùng "môn đương (hoặc" đang ") hộ đối", viết là [ 门当户对], trong đó:

    - "Môn" và "hộ" đều là cái cửa, "môn" là cửa hai cánh còn "hộ" là cửa một cánh. Ngày xưa, ở cửa các gia tộc lớn thường gắn "gia huy", tức huy hiệu, biểu tượng của gia đình, nhằm chứng tỏ vị thế, địa vị một dòng họ.

    - "Đương đối" hoặc "đang đối" nghĩa là xứng đôi, tương đương nhau. Chữ "đương" và "đang" đều là âm đọc của cùng một chữ 当.

    "Môn đương hộ đối" nghĩa là những gia đình xứng vai xứng vế với nhau, có thể kết thành thông gia.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Bui Bao on Unsplash
     
  3. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Thường thì chúng ta hiểu thành ngữ này là mỗi tay bắt một con cá, dùng để chỉ kẻ tham lam. Đôi khi, thành ngữ này còn bị đùa rằng bắt cá đương nhiên phải bằng hai tay rồi, ai lại bắt cá một tay bao giờ.

    Thật ra, "cá" trong thành ngữ này không phải con cá, cá tôm mà là "cá cược" (hay cá cuộc). Theo đó, "bắt cá" nghĩa là nhận đánh cuộc bằng cách bắt (tức chọn) một trong hai đấu thủ.

    "Bắt cá hai tay" là nhận đánh cuộc bằng cách bắt cả hai bên đấu thủ, bên nào cũng muốn bắt, đúng là chỉ kẻ tham lam.

    (An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây, Tập 1, NXB Tổng Hợp, 2018)

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Mathijs Vos on Unsplash
     
    Sắc Hương Hoa thích bài này.
  4. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Tụi mình nhớ dạo trước có một bạn hỏi tụi mình tại sao ngày Tết người Trung Quốc có tập tục ăn cá mà không kị mùi tanh như người Việt mình. Lúc đó thì tụi mình cũng không rõ lí do lắm nhưng mới đây thì tụi mình tìm ra rồi.

    Sở dĩ người Trung Quốc ăn cá trong dịp năm mới là vì chữ cá tiếng Trung viết là 鱼 đọc là /yú/ đồng âm với chữ "dư" (dư dả) viết là 余 cũng đọc là /yú/. Ngày Tết người Trung Quốc thường treo một số tranh có câu 年年有余 - "niên niên hữu dư" hàm ý chúc năm mới dư dả, giàu có. Trên các tranh này đều thêu/dệt/in/vẽ hình cá.

    Đây là một kiểu tín ngưỡng dân gian của người Trung Quốc, họ thường dùng những con vật có cách phát âm trùng với những chữ mang ý nghĩa may mắn để làm biểu tượng. Ví dụ trong các tranh Phúc Lộc Thọ thường có hình con dơi và con nai vì chữ "dơi" đồng âm chữ "phúc", chữ "nai" đồng âm chữ "lộc" trong tiếng Trung.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Sora Sagano on Unsplash
     
  5. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Có bạn hỏi tụi mình, câu "mũi dại thì lái chịu đòn" dùng như thế nào cho đúng.

    Tụi mình xin thưa như sau: "Mũi dại thì lái chịu đòn" thực ra là một cách dùng sai. Cách dùng đúng phải là "mũi vạy thì lái chịu đòn".

    "Mũi vạy" là mũi ghe/tàu/thuyền chạy không đúng hướng (vì nước chảy xiết chẳng hạn). Khi đó, người lái thuyền phải dùng bánh lái (còn gọi là cây đòn) để điều khiển cho thuyền đi đúng hướng. "Chịu đòn" chính là hành động điều khiển bánh lái.

    Nghĩa bóng của câu này là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của người dẫn đầu, người lãnh đạo trong trong tình thế khó khăn.

    Tuy nhiên, câu này thường bị dùng thành "mũi dại thì lái chịu đòn" có lẽ do nhầm lẫn "dại" của "khờ dại" và "đòn" của "đòn roi". Lỗi này báo chí cũng hay mắc, thường dùng nhất là khi nói về những đứa con hư hỏng, gây ra tội lỗi với xã hội, khiến cha mẹ khổ tâm, đau lòng mà nói "thôi thì mũi dại, lái chịu đòn", ý nói con mình khờ dại thì đòn đau - hay sự oán trách của xã hội - thì mình chịu. Kỳ thực, chuyện khờ dại và chuyện "mũi vạy" đi nhầm hướng còn liên quan, nhưng chịu đòn roi và "chịu đòn" trong câu tục ngữ này không liên quan. Lẽ ra câu này phải hiểu là, con cái khờ dại thì cha mẹ uốn nắn, điều chỉnh cho con đi đúng hướng chứ không phải cha mẹ gánh chịu hậu quả do con gây ra.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Clement Chai on Unsplash
     
  6. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Bình thường mấy chị em bạn gái vẫn hay chê bai mấy vị nam nhân kiểu "đàn ông đàn ang gì mà yếu ớt", "đàn ông đàn ang gì mà không ga lăng". Vậy thì "đàn ông đàn ang" là gì?

    - Đàn ông là bậc ông, tức người vai ông.

    - Đàn ang là bậc cha, tức người vai cha. Chữ "ang" này đúng ra phải đọc là "áng", "ang" là một biến âm của "áng". Hồi xưa xửa xừa xưa "cha mẹ" gọi là "áng ná".

    Nói "đàn ông đàn ang" tức là nói tới bậc cha bậc ông chứ không phải "đàn ông" là để phân biệt với "đàn bà". Nên thôi mai mốt có chê anh nào thì nói thẳng "anh thiệt là không ga lăng" chứ đừng động tới "đàn ông đàn ang" mà phải tội với bậc trưởng bối.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Henley Design Studio from Pexels
     
    Sắc Hương Hoa thích bài này.
  7. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Bình thường cánh đàn ông hoặc các bà các cô vẫn hay chê bai mấy cô gái kiểu "con gái con đứa gì chưa nói đã cười", "con gái con đứa gì lười biếng nhớt thây". Vậy thì "con gái con đứa" là gì?

    - Con gái đương nhiên là con gái rồi, dễ hiểu;

    - Con đứa thật ra là con trai. Tiếng Việt hiện đại "đứa" đã mất nghĩa "trai" nhưng trong tiếng Mường (cùng gốc tiếng Việt) vẫn còn.

    Do không hiểu "con đứa" là con gì nên mình thường đánh đồng "con gái con đứa" là con gái nói chung.

    Ừa thật ra sau khi làm quán ngữ này rồi thì tụi mình cũng hoang mang không biết sau này có nên dùng nó hay không nữa. Mọi người nói đi, sau khi hiểu rõ nguồn gốc của tiếng Việt rồi thì mọi người sẽ dùng thế nào? Dùng đúng nguồn gốc cho nó hợp chuẩn mực hay là dùng như bách tính vẫn dùng để đỡ bị đánh giá là làm chuyện phản xã hội?

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Joao Silas on Unsplash
     
    Sắc Hương Hoa thích bài này.
  8. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Con cái tầm hai mươi mấy tuổi là ông bà cha mẹ đều bảo tới tuổi "dựng vợ gả chồng" rồi. Vậy "dựng" trong "dựng vợ gả chồng là gì? Có giống với" dựng "trong" xây dựng gia đình "không?

    Đáp án là không." Dựng "trong" xây dựng "là tiếng Nôm, nghĩa là" tạo lập, cất đặt, để đứng, đỡ lên ". Còn" dựng "trong" dựng vợ gả chồng "là từ gốc Hán, viết là 媵, đọc là /yìng/ nghĩa là" đưa con gái về nhà chồng, đưa dâu hay chị em gái theo tiễn cô dâu về nhà chồng ". Nguồn gốc sâu xa hơn nữa của chữ" dựng "này thì nghĩa là" tiễn đưa, tặng, đi theo ".

    Trong khi đó," gả "là tiếng Nôm, viết là 妸, nghĩa là" cho con lấy chồng ".

    " Dựng vợ gả chồng"là thành ngữ dùng để chỉ việc cho con cái kết hôn, lập gia đình.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Joao Silas on Unsplash
     
  9. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Có bạn hỏi tụi mình, trong thành ngữ "ái nam ái nữ" thì "ái" có nghĩa là gì? Có phải là chỉ những người có thể "yêu" đàn ông lẫn đàn bà không?

    Tụi mình xin thưa là không. Chữ "ái" trong thành ngữ này viết là 僾, đọc là /ài/, có nghĩa là phảng phất, giống như.

    "Ái nam ái nữ" nghĩa là vừa giống nam vừa giống nữ, không phải là người "song tính", có thể yêu nam lẫn nữ.

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Pawel Czerwinki on Unsplash
     
    Sắc Hương Hoa thích bài này.
  10. Hoang0302

    Bài viết:
    163
    [​IMG]

    Hôm qua có bạn hỏi tụi mình, "bóng quế" trong "hồn ma bóng quế" nghĩa là gì.

    Tụi mình xin thưa "quế" là một âm đọc khác của chữ "quái", chữ Nôm lẫn chữ Hán đều viết là 怪. Đây là "quái" trong "yêu quái, quái gở, tai quái" đó ạ.

    Như vậy, "hồn ma bóng quế" có thể hiểu là hồn con ma và bóng con quái. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường dùng để chỉ hồn người chết.

    Ngoài "quế" và "quái" ra, chữ này còn có một âm Nôm là "quấy" trong "quấy phá".

    * * *

    Nguồn: Ngày Ngày Viết Chữ

    Original photo by Aron on Unsplash
     
    LieuDuongSắc Hương Hoa thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...