[Tiểu luận] Sự sàng lọc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới

Discussion in 'Học Online' started by Mạnh Thăng, Apr 6, 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    3.1. 1. Bối cảnh tổ chức Hội nghị thành lập Đảng


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuối năm 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, nhu cầu cần có một chính đảng vô sản để lãnh đạo phong trào trở thành một như cầu cấp thiết. Tháng 3-1929, nhữngnngười tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên. Từ Hội Việt Nam cách mạng

    Thanh niên, các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng hình thành. Từ một nhóm thanh niên tích cực trong Tân Việt Cách mạng Đảng, tổ chức

    Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời.

    Sự kiện hình thành các tổ chức cộng sản chứng tỏ phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã thực sự lớn mạnh, chủ nghĩa cộng sản đã thâm nhập sâu và có sức ảnh hưởng nhất định đến xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức cộng sản này lại tranh giành ảnh hưởng và công kích lẫn nhau. Đây là một nguy cơ đối với phong trào cộng sản và phong trào yêu nước, vì nó có thể dẫn tới sự chia rẽ trong những người cách mạng. Để củng cố phong trào cách mạng, cần thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản này.

    Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ gửi một bức thư cho những người cộng sản Việt Nam, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải lập một chính đảng cộng sản duy nhất. Nhận thấy nguy cơ chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm sang Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghi hợp nhất các tổ chức cộng sản vào tháng 01 – 1930.

    Diễn biến hội nghị:

    Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), dự hội nghị có đại biểu của ĐôngDương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ. Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được

    Thông qua. Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
     
  2. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên


    3.1. 2. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phương hướng chiến lược của cách mạng

    Phân tích rõ tình hình kinh tế xã hội Việt Nam – một nước thuộc địa nửa phong kiến còn nghèo nàn, lạc hậu, giải phóng dân tộc là một nhu cầu cấp thiết trước mắt, Đảng xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" 1. Đây là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến thì nhiệm vụ giải phóng dân tộc (tư sản dân quyền cách mạng) phải được đặt lên đầu tiên vì đó là nguyện vọng của toàn thể dân chúng, kế đến chính quyền công nông mới thực hiện cách mạng chống phong kiến (thổ địa cách mạng)

    Để trừ bỏ những tàn tích lạc hậu. Đến khi đó, nước ta mới đủ điều kiện tiến lên xã hội cộng sản.

    Nhiệm vụ của cách mạng

    Về phương diện chính trị, do vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề cấp thiết, Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Tức là: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và

    Ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.

    Về văn hóa - xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách "ngu dân" để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hóa, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng "khai hóa

    Văn minh" của nước "Đại Pháp".. Từ thực trạng trên, Cương lĩnh xác định rõ: "A) Dân chúng được tự do tổ chức. B) Nam nữ bình quyền, v. V.. c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa".

    Về phương diện kinh tế, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, đồng thời là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu thuẫn với giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược. Để giải quyết các vấn đề trên, Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v. V) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ..
     
  3. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên


    3.1. 2. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lãnh đạo cách mạng:

    Về lực lượng lãnh đạo cách mạng, Chương trình tóm tắt của Đảng xác định rõ: "Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng" 1. Như vậy, kế thừa và vân dụng sáng tạo các luận đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

    Lực lượng cách mạng:

    Về giai cấp nông dân, xác định rõ vai trò, khả năng và nhu cầu của họ, Đảng xác định: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến". Đối với tầng lớp tiểu tư sản, xác định họ chính là "bầu bạn cách mạng của công nông", Đảng cho rằng cần phải: "Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v. V. Để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp" 1. Xác định: "Tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa", Đảng xác định trong Sách lược vắn tắt: "Đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập".

    Qua các thông tin trên đây, ta có thể kết luận rằng: Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng xác định phải đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhấn mạnh đại đoàn kết dân tộc, Đảng cũng xác định phải phân biệt rõ bạn - thù: "Không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp", "bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v. V) thì phải đánh đổ"

    Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới

    Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Cương lĩnh nêu rõ cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới: "Trong khi tuyêntruyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp". Như vậy, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế và mang bản chất quốc tế của giai cấp công nhân.
     
  4. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Nhận xét về Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc vận dụng lý luận Mác – Lênin nhằm đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, từ đó Cương lĩnh đã đề ra một phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng trước mắt một cách sáng tạo và hoàn toàn đúng đắn. Điểm đặc biệt của Cương lĩnh là đã đánh giá sát thực thái độ các giai tầng

    Xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, văn kiện đã đề ra một chiến lược đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong việc giải quyết nhiệm vụ của đất nước đặt ra: Giải phóng dân tộc.

    Về xác định lực lượng đồng minh quốc tế, Cương lĩnh đứng trên quan điểm chiến lược "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" của Quốc tế Cộng sản, đặt dòng chảy của cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của phong trào công nhân và phong trào dân tộc trên thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tuy nhiên, Cương lĩnh không tuân theo đường lối của Quốc tế Cộng sản một cách máy móc mà là vận dụng một cách chủ động, sáng tạo, đầy bản lĩnh: Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết khi cách mạng vô sản ở chính quốc thành công, Đảng Cộng sản ở thuộc địa nên tập trung vào vấn đề đấu tranh chống giai cấp phong kiến, thì Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định nhiệm vụ cần thiết trước mắt là "nước An Nam độc lập", "Việt Nam tự do", lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải do toàn thể nhân dân Việt Nam chủ động tiến hành chứ không thể trông chờ vào lực lượng bên ngoài.

    Nói về vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh xác định "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". Đây chính là nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Để lãnh đạo được Cách mạng, được Nhân dân, Đảng phải luôn phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân, phải nâng cao năng lực, sức chiến đấu và uy tín của tổ chức Đảng.

    Những nội dung cơ ban của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được hoạch định trên cơ sở khoa học vững chắc và kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Đối với cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh có giá trị rất lớn không chỉ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc mà còn trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển đất nước hiện nay.
     
  5. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương

    Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930 – 1975)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giá trị của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    Sự ra đời và lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là kết quả của quá trình lựa chọn của chính lịch sử Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Qua hơn 60 năm đấu tranh (1858 – 1930), lịch sử đã chứng minh rằng đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến hay tư sản đều không phải là con đường có thể cứu được đất nước, đều là còn đường dân tới ngõ cụt. Trước khi có Đảng, dân tộc Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước sâu sắc. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên khoa học và đúng đắn, đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường

    Lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Đó là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước, sự chuẩn bị tích cực, sáng tạo, bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự đoàn kết, nhất trí của những chiến sĩ cách mạng tiên phong vì lợi ích của giai cấp và dân tộc.

    Kể từ năm 1930, con tàu cách mạng Việt Nam có người thuyền trưởng vững chãi và đầy bản lĩnh. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành ba cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945, đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông – Nam châu Á. Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta trải qua 30 năm kháng chiến gian khổ chống Pháp và chống Mỹ, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Kết quả của 45 năm chiến đấu và hy sinh đầy anh dũng 1930 – 1975 đó là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam độc lập, tự do, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta được thừa hưởng ngày nay
     
  6. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930 – 1975) (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    Ba bài học lớn rút ra từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên - về thực hiện đại đoàn kết dân tộc; về phát huy sức mạnh thời đại, thực hiện đoàn kết quốc tế nhưng trên cơ sở tự lực, độc lập, tự chủ, sáng tạo; về xây dựng và chỉnh đốn Đảng – được Đảng ta thấm nhuần và thực hiện xuyên suốt tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

    Về thực hiện đại đoàn kết dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công, thành công, đại thành công". Để tập hợp, đoàn kết được một lực lượng rộng rãi nhất có thể, Đảng rất coi trọng công tác tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều hình thức, tên gọi và tôn chỉ hoạt động khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, tiêu biểu như: Mặt trân Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), Việt Nam Độc lập Đồng minh tức Việt Minh (1941 – 1951), Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tức Hội Liên Việt (1946 – 1951), Mặt trận Liên Việt (1951 – 1955), Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (1960 – 1977), Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968 – 1977), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm

    1955 ở miền Bắc và từ năm 1977 trên cả nước). Thông qua các tổ chức Mặt trận, một lực lượng quần chúng đông đảo được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng; các giai cấp, tầng lớp với lợi ích kinh tế khác biệt cùng đứng dưới một lá cờ, ra sức chiến đấu cho đến ngày sạch bóng quân xâm lược.

    Về phát huy sức mạnh thời đại, thực hiện đoàn kết quốc tế nhưng trên cơ sở tự lực, độc lập, tự chủ, sáng tạo: Trước những khúc quanh của lịch sử, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta đã kịp thời đưa ra những quyết sách độc đáo, sáng tạo và đúng đắn, góp phần làm xoay chuyển tình hình theo hướng có lợi cho cách mạng. Tháng 8 năm 1945, khi phát xít Nhật sắp bại trận, Đảng nhận định rằng thời cơ đã tới, ta phải chớp lấy thời cơ, hành động ngay sau khi Nhật đầu hàng và trước khi Đồng minh kịp đổ bộ vào Đông Dương. Cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử đã thành công trong điều kiện như thế.
     
    Last edited: May 11, 2023
  7. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930 – 1975) (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vào cuối thập niên 1950, trong khi Việt Nam đang đối phó với nguy cơ giặc Mỹ xâm lược, cách mạng miền Nam đang bị tổn thất rất nặng nề, thì xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn đang chiếm ưu thế. Không để bị xu thể hòa hoãn đó chi phối, với tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khóa II (tháng 07 – 1959) đã ra Nghị quyết xác định cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo có hai nhiệm vụ chiến lược song song tiến hành là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Nam, phương thức tiến hành đấu tranh là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của chính quyền Sài Gòn. Bước ngoặt chiến lược tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15, việc xác định hai nhiệm vụ cách mạng cùng tiến hành đồng thời ở hai miền là tiền đề quan trọng cho những thắng lợi sau này của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong ngoại giao, rút kinh nghiệm từ Hội nghị Geneve năm 1954, tại Hội nghị Paris (1968 – 1973), Đảng ta một mặt qua các cuộc họp báo, hội nghị, tiếp xúc đã tranh thủ sự ủng hộ không chỉ của chính phủ mà còn là của nhân dân các nước trên thế giới đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam; mặt khác, Đảng ta kiên quyết không cho phép một nước thứ ba, dù đó là Liên Xô hay Trung Quốc, can thiệp vào tiến trình đàm phán tại Paris giữa Việt Nam và Mỹ

    Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

    Vấn đề nâng cao năng lực, sức chiến đấu và uy tín của Đảng luôn được lãnh đạo Đảng qua các thời kỳ đặc biệt quan tâm. Năm 1939, giữa lúc muôn vàn khó khăn, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ vẫn dành thời gian viết cuốn sách Tự chỉ trích nhằm đấu tranh phê phán những quan điểm, khuynh hướng sai trái trong Đảng, tìm phương châm sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Năm 1947, trong thời gian chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông, lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết sách

    Sửa đổi lối làm việc, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, về tư cách của người cán bộ. Năm 1956, phát hiện nhiều sai lầm trong Cải cách ruộng đất, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế không thuận lợi, Đảng vẫn dũng cảm tự phê bình trước nhân dân, kỷ luật các cán bộ có khuyết điể, vi phạm trong Cải cách ruộng đất và tiến hành chiến dịch sửa sai.
     
    Aquafina, Thrill, Cuộn Len and 12 others like this.
  8. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 2. Giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sự ra đời và lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Sau năm 1975, nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: Nền kinh tế nông nghiệp vốn đã lạc hậu, nay còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề; sự bao vây, cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch, phản động muốn ngăn nhân dân ta tiến về phía trước; ở hai đầu biên giới và ở vùng biển Trường Sa, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vẫn đang tiếp diễn. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà các nước trong khối xã hội chủ nghĩa đang gặp khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

    Vượt qua mọi khó khăn trước mắt, nhân dân ta - dưới sự lãnh đạo của Đảng - tiếp tục hăng say lao động, hàn gắn vết thương chiến tranh, đồng thời tìm tòi sáng tạo tìm hướng đi mới trong xây dựng kinh tế, bước vào công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986. Thế bao vây cấm vận từng bước được phá vỡ, quan hệ ngoại giao với các nước lớn từng bước được bình thường hóa, các vấn đề biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc lần lượt được giải quyết.

    Năm 1991, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, "tự diễn biến", các thế lực thù địch, phản động ráo riết hoạt động tìm cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong khúc quanh lịch sử đó, tháng 06 – 1991, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản là kết quả của quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt nam, là một kết quả tất chứ không phải là Đảng ngộ nhận
     
  9. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 2. Giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về kinh tế, Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4, 4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8, 2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6, 8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

    Qui mô, trình độ nền kinh tế cũng được nâng lên. Những nỗ lực đổi mới trong vòng 35 năm qua đã giúp môi trường đầu tư được liên tục cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản luôn duy trì ở mức cao.

    Về văn hóa - xã hội, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

    Hệ thống giáo dục, các cơ sở y tế trong nước được củng cố và phát triển; cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, hệ thống y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm thế giới. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

    Về vị thế quốc tế, 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam
     
    Aquafina, meomeohh, Lagan and 13 others like this.
  10. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương Lĩnh chính trị đầu tiên

    3.2. 2. Giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

    Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ba bài học lớn rút ra từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên - về thực hiện đại đoàn kết dân tộc; về phát huy sức mạnh thời đại, thực hiện đoàn kết quốc tế nhưng trên cơ sở tự lực, độc lập, tự chủ, sáng tạo; về xây dựng và chỉnh đốn Đảng – càng giữ quan trọng đối với sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

    Về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Một torng những chủ đề của tại Đại hội XIII của Đảng là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo

    Vệ Tổ quốc1. Trong đợt bùng phát dịch Covid – 19 lần thứ tư, điều trên được thể hiện rất rõ. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước không chỉ đóng góp công sức mà còn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống dịch. Ở khắp cả nước, đã có nhiều Tổ Covid cộng đồng được hình thành

    Với sự tham gia của nhiều lực lượng như công an, dân phòng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên. Đã hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của hàng 0 đồng. Nhiều người dân, trong đó có cả những ca sĩ, người mẫu vốn chỉ quen ánh đèn sân khấu nhưng cũng đã chung tay phát đồ ăn, nhu yếu phẩm miễn phí cho nhân dân. Nhiều tăng ni, Phật tử vốn chỉ quen với lời kinh tiếng kệ cũng quyết định "cởi áo cà sa khoác áo blouse", vào bệnh viện dã chiến chăm sóc người dân. Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần yêu thương, sẻ chia, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid – 19 của Chính phủ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, to lớn không chỉ đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn.. mà còn từ các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều em nhỏ, nhiều cụ già, cán bộ hưu trí và đông đảo kiều bào ở nước ngoài. Chính sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân đã giúp nước ta vượt qua đợt đại dịch chưa từng có trong lịch sử, như đã từng vượt qua các cuộc chiến tranh khốc liệt

    Về quan hệ đối ngoại:

    Kế thừa tinh thần bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, vận dụng vào hoàn cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động bất ngờ và khó lường như hiện nay, Đảng và Nhà nước cá định phương châm đối ngoại: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

    Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong

    Cộng đồng quốc tế"
     
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...