Soạn bài: Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 15 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,951
    Tác giả:

    Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Mĩ Lệ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình)

    Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điều Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo.

    Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do căn bệnh phong.

    Hàn Mặc Tử sáng tác thơ từ rất sớm với nhiều bút danh như: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh.. Cuộc đời của Hàn Mặc Tử chịu nhiều đau thương, ngắn ngủi. Ông ra đi để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao.

    Tác phẩm:

    Những tác phẩm tiêu biểu như:

    Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ 1939), Quần tiên hội (kịch thơ 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi 1940)

    Hoàn cảnh sáng tác: "Mùa xuân chín"

    Chưa rõ thời điểm cụ thể sáng tác bài thơ Mùa xuân chín. Theo Trần Thanh Mại, vào cuối năm 1937 Hàn Mặc Tử gom góp các tập thơ trên giường bệnh nên chắc mùa xuân chính được tác giả sáng tác trước thời điểm đó.

    Bố cục bài thơ: Gồm 3 phần

    Khổ 1: Bức tranh khung cảnh mùa xuân thiên nhiên, đất trời.

    Khổ 2, 3: Tình xuân

    Khổ 4: Tâm trạng, suy nghĩ của tác giả về mùa xuân của quê hương, đất nước và con người.

    Giá trị nội dung:

    - Khung cảnh đất trời, thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp trong cái nhìn đầy lạc quan và yêu đời của thi sĩ.

    - Mùa xuân gắn liền tình yêu. Tâm trạng, cảm xúc nôn nao, háo hức của cô gái sắp lấy chồng.

    - Nỗi lòng bâng khuâng, thương nhớ của tác giả khi nhắc đến cảnh cũ, người xưa.

    - Tấm lòng, tình yêu thương của tác giả dành cho quê hương, đất nước và con người.

    Giá trị nghệ thuật:

    - Ngôn từ chân thực, gần gũi, mộc mạc và dễ hiểu.

    - Hình ảnh sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm

    - Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến và thân thương.

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Câu 2: Hãy kể tên những bài thơ về mùa xuân mà bạn đã từng đọc

    Câu 3: Điều gì khiến bạn có ấn tượng, thích thú ở những bài thơ đó

    Câu 4: Nhan đề bài thơ: "Mùa xuân chín" được kết hợp với các từ loại nào Tác dụng của việc kết hợp đó

    Câu 5: Trạng thái "chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào

    Câu 6: Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh nào

    Câu 7: Thông điệp của tác giả gửi gắm thông qua bài thơ

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2:

    Những bài thơ về mùa xuân như: Rằm tháng giêng của tác giả Hồ Chí Minh, Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải, Vội vàng của tác giả Xuân Diệu, Mưa xuân của tác giả Anh Thơ..

    Câu 3:

    Điều khiến tôi ấn tượng, thích thú ở những bài thơ đó: Mùa xuân mang lại sức sống, niềm tin, hy vọng về ngày mai tươi sáng. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trữ tình, thơ mộng. Thi sĩ đứng trước khung cảnh mùa xuân mang nhiều tâm trạng, cảm xúc, suy tư về quê hương, đất nước và con người.

    Câu 4:

    Nhan đề bài thơ: "Mùa xuân chín" được kết hợp với các từ loại:

    Danh từ kết hợp động từ.

    Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời, gợi cho người đọc cảm giác mùa xuân đi vào căng tròn và ngày càng đẹp hơn nữa.

    Danh từ kết hợp với tính từ.

    Tác dụng: Mùa xuân đã đến mức độ tròn đầy. Vẻ đẹp thơ mộng của mùa xuân mang đến người đọc nhiều cảm xúc.

    Câu 5:

    Trạng thái "chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: Làn nắng ửng, khói mơ tan, giàn thiên lý, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, bờ sông trắng, nắng chang chang, mùa xuân chín.

    Câu 6:

    Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: Cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy.

    Câu 7:

    Thông điệp: Tình yêu mãnh liệt của tác giả dành cho thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người. Thông qua bức tranh thiên nhiên thơ mộng, giàu sức sống, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn, trân quý vẻ đẹp thiên nhiên, tình người ấm áp. Từ đó ta thấy tâm hồn đầy mộng mơ, nỗi lòng trăn trở, suy tư của thi sĩ trước sự biến thiên của cuộc đời.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...