[Bài Thơ] Mùa Xuân Chín - Hàn Mặc Tử

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Admin, 7 Tháng năm 2018.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,095
    Bài thơ Mùa xuân chín được in trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử – 1998. Tác phẩm bộc lộ những cảm xúc cá nhân dưới sự đa dạng, độc đáo, phá vỡ những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam. Mùa xuân chính thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, tràn đầy sức sống. Tại nơi thôn quê những nét đẹp dân dã của làng quê Việt Nam được tái hiện thành công. Đặc biệt, tác phẩm còn cho thấy tâm trạng bâng khuâng của người con gái sắp đi lấy chồng.

    Ngoài ra, nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ còn có cảm giác nhung nhớ. Bởi họ đang đối mặt với cảnh xưa, người cũ. Đan xen trong đó chất chứa niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân. Bài thơ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ dù giản dị nhưng được nhà thơ chọn lọc rất tinh tế. Mỗi tiếng thơ thốt lên là cả một bầu trời thương yêu vừa mang nỗi thương cảm vừa mang nỗi nhớ mênh mang chốn quê nhà vất vả, gian nan. Với ngôn ngữ kết tinh cùng tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một "mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.

    [​IMG]

    Mùa xuân chín

    Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan,

    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

    Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

    Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.


    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

    Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

    Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..


    Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

    Hổn hển như lời của nước mây,

    Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

    Nghe ra ý vị và thơ ngây..


    Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

    Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

    "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc

    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"


    Bài thơ này từng được sử dụng trong SGK Văn học 8 giai đoạn 1990-2002.

    Nguồn:

    1. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988

    2. Quách Tấn, Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Đông Phương, 1942

    3. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945 ), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

    4. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại - quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990
     
    CaoSGAdmin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...