Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: Lần lần, mấy năm qua... trong Vợ chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tmcxinhdep, 18 Tháng sáu 2023.

  1. tmcxinhdep Doãn Thiên Ly công chúa

    Bài viết:
    291
    Vợ chồng A Phủ - Kiếp làm dâu
    Đề bài:

    "Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

    Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi"

    Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích sau đây. Từ đó, nhận xét về giá trị hiện thực trong đoạn trích

    [​IMG]

    Bài làm:

    Văn chương là một loại hình nghệ thuật giàu ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Văn chương khiến cho con người trở nên gần gũi với nhau hơn, biết chia sẻ, đồng cảm với những thân phận bất hạnh trong đời sống. Cũng chính vì quan tâm đến con người nên văn chương còn dạy cho chúng ta biết căm phẫn trước cái ác, cái đen tối. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà văn chương có được. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, những tác phẩm giàu giá trị nhân đạo như: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Chí Phèo" của Nam Cao, "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, "Vợ nhặt" của Kim Lân.. đã để lại cho người đọc nhiều thế hệ những suy tư trăn trở. Trong những tác phẩm trên, "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài được đánh giá là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về số phận bất hạnh của Mị - một cô gái bị bắt về làm dâu nhà giàu ở miền núi Tây Bắc trước giải phóng. Đoạn trích kể về cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra đã khiên người đọc không khỏi động lòng thương xót. Qua đoạn trích đó, chúng ta còn cảm nhận được sâu sắc giá trị hiện thực của truyện ngắn này.

    "Vợ chồng A Phủ" in trong tập "Truyện Tây Bắc" - một tập truyện kế tiếp xuất sắc những tác phẩm của Tô Hoài như "Dế Mèn phiêu lưu kí", "O chuột". "Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến công tác tám tháng của Tô Hoài lên Tây Bắc. Trở về sau chuyến công tác ấy, Tô Hoài nói: "Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá". Viết "Truyện Tây Bắc", Tô Hoài mong muốn trả món nợ ân tình với vùng đất mà ông đã từng gắn bó, vùng đất đã cho ông những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số làm nên phong cách sáng tác của ông. "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn nhưng có dung lượng của một truyện dài gồm hai phần, trong đó phần đầu giàu giá trị hơn cả. Truyện viết về bi kịch của Mị sống kiếp làm dâu đầy tủi nhục ở nhà thống lí Pá Tra. Mị vốn là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, nhiều người mê ngày đêm thổi sáo theo Mị. Nhà Mị nghèo, cha Mị không có tiền cưới mẹ Mị nên đã phải vay tiền của thống lí Pá Tra, mỗi năm trả lãi một nương ngô. Đến khi cả hai đã già, mẹ Mị mất món nợ vẫn còn chưa chả xong. Thống lí Pá Tra bảo bố bị cho Mị về làm dâu thì xóa nợ cho. Bố Mị thương con nhưng tiếc nương ngô nên không biết nói thế nào. Mị xin cha cho ở nhà cuốc nương, làm ngô trả nợ thay cho bố, xin bố đừng bán Mị cho nhà giàu. Tết đến, Mị bị A Sử lừa cướp về cúng trình ma nhà thống lí. Mấy tháng đầu đêm nào Mị cũng khóc, một lần Mị trốn về nhà quỳ lạy cha với nắm lá ngón trong tay. Nhưng vì thương cha, Mị vứt nắm là ngón xuống đất quay trở lại nhà thống lí tiếp tục sống với thân phận làm dâu nhà giàu.

    Cuộc sống làm dâu nhà giàu đã khiến Mị thay đổi không còn ý thức phản kháng mà hoàn toàn tê liệt, buông xuôi. Đã mấy năm trôi qua, Mị không còn tưởng đến có thể ăn lá ngón nữa. Trước đây Mị đã hái là ngón rồi về quỳ lạy cha để đi tự tử lúc ấy Mị đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng vì thế muốn chấm dứt sự sống. Tự tử chính là hành động thể hiện tinh thần phản kháng một cách tiêu cực. Nhưng vì thương cha nên Mị từ bỏ ý định. Thế nhưng, bây giờ cha Mị đã chết, không còn điều gì ràng buộc Mị phải sống mà Mị lại không còn nghĩ đến việc tự tử nữa. Mị đã hoàn toàn tê liệt tinh thần phản kháng, chấp nhận tồn tại. Đau xót hơn nữa, Mị còn thay đổi cả cảm xúc, ý nghĩ: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Sau một khoảng thời gian dài, Mị không còn cảm thấy đau khổ, không còn thấy cuộc sống vất vả, khổ cực nữa. Mị đã quen, đã chấp nhận cuộc sống hiện tại, không suy nghĩ. Sự đày đọa về thể xác và sự áp chế về tinh thần đã khiến Mị trở nên nhẫn nhục, buông xuôi.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * Một số bài phân tích khác

    - Chữ người tử tù - Phân tích nhân vật Huấn Cao

    - Hai đứa trẻ - Phân tích bức tranh phố huyện nghèo

    - Nghị luận xã hội - Lời cảm ơn

    - Người lái đò Sông Đà - Sông Đà trữ tình

    - Vợ chồng A Phủ - Đêm tình mùa xuân

    Chúc các em học tốt nhé ^^
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...