Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong văn bản "Chữ người tử tù" Lời nói đầu: "Chữ người tử tù" là một trong những văn bản trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 11 kì I, và được rất nhiều trường học chú trọng ôn tập trong giai đoạn đó. Vì vậy, chị sẽ chia sẻ cho các em về dàn ý của một trong những dạng đề trọng tâm nhất trong văn bản là vẻ hình tượng nhân vật Huấn Cao nhé^^ Bài soạn được tổng hợp dựa trên một số tài liệu có sẵn trên mạng cũng như trên lớp, và một kiến thức chị còn nhớ và được học từ năm lớp 11. Dàn ý chỉ mang tình chất tham khảo, nên các em hãy cân nhắc thật kĩ trước khi có ý định sử dụng bài viết này như một tài liệu ôn thi nhé! Thân ái. A. Mở bài - Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm gốc - Giới thiệu đoạn trích "Chữ người tử tù" - Khái quát về nhân vật Huấn Cao Ví dụ: Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem B. Thân bài I. Tiền đề 1. Về hình tượng - Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu nhân vật hình tượng nhân vật lịch sử Cao Bá Quát - một bậc tài danh nổi tiếng văn hay chữ đẹp, đồng thời cũng là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương, với bản lĩnh kiên cường dám cầm quân chống lại triều đình nhà Nguyễn. - > Hình tượng Huấn Cao vì thế vừa có những nét chung với các nhân vật nhà nho tài tử trong "Vang bóng một thời", lại vừa có những nét riêng của nhân vật, thuộc tuýp nhân vật "nổi loạn" chống lại trật tự xã hội với khí phách hiên ngang, cao đẹp. Note: Ngoài ra, nếu không thích hình tượng Cao Bá Quát, các em có thể làm rõ hình tượng nhân vật dựa qua một sốnhân vật khác như nhân vật ông đồ (Ông đồ - Vũ Đình Liên) hoặc một số nhân vật nhà giáo lịch sử khác. 2. Về bút pháp - Bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm vẻ đẹp có tính chất lý tưởng của hình tượng - Thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản cũng được sử dụng ở mọi cấp độ II. Phân tích chi tiết - Giải thích về tài viết thư pháp của Huấn Cao: Thư pháp là một thú chơi tao nhã, sang trọng, từng là niềm đam mê của các bậc tao nhân mặc khách xưa, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ. - Dẫn chứng: + Qua lời bình, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại "Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?" + Qua ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục "Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm.. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời" - > Như vậy, tài năng của Huấn Cao vang xa đến mức, ngay cả ở một nhà lao xa xôi heo hút cũng biết tiếng, đến cả viên quản ngục và thầy thơ lại, vốn quen sống trong môi trường xa lạ với văn hóa cũng phải ngưỡng mộ, thậm chú bất chấp nguy hiểm để liều mạng xin cho được chữ của ông. Chữ viết của ông không chỉ "đẹp lắm, vuông lắm", mà còn rất đáng quý bởi nó chứa đựng "hoài bão tung hoành" của một đời người và khí phách hiên ngang của một bậc đại anh hùng. - Bên cạnh đó, Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục - > Được Nguyễn Tuân ngợi ca như môt biểu hiện của khí phách ngang tàng, khát vọng tự do, không chấp nhận sự kìm kẹp, trói buộc của một trật tự nào, đồng thời đó cũng là biểu hiện của tài năng võ nghệ ở nhân vật anh hùng này. - Giới thiệu qua về hoàn cảnh Huấn Cao: Đó là những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời và trong hoàn cảnh thất thế nhất: Một kẻ nổi loạn chống lại triều đình nhưng thất bại, bị khép vào tội chết nên đang chờ ngày ra pháp trường, là một kẻ tử tù trước pháp luật, mổ tên giặc cỏ trước xã hội. Song cũng trong chính hoàn cảnh đó, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên khí phách hiên ngang, bản lĩnh của ông: Không chút dấu hiệu tuyệt vọng, chán nản, mà vô cùng bình thản, ung dung, hiên ngang, cao đẹp trong phong thái, ngôn ngữ đến cách ứng xử. - Dẫn chứng: + Lúc nhập lao: Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động "dỗ gông" : "Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt." + Lúc trong lao: Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây." - > Toàn bộ cách ứng xử của Huấn Cao toát lên phong thái của một bậc quân tử mẫu mực, không gì khuấn phục nổi. Đó là bản lĩnh, khí phách của một bậc đại anh hùng: Ngay cả trong tù ngục, khi thất thế, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, hình tượng Huấn Cao vẫn đẹp một cách sang trọng, cao quý và hiên ngang. - Thái độ với nghệ thuật: + Là một nghệ sĩ chân chính, ông hết sức coi trọng nghệ thuật và cái đẹp. Ông rất ít khi cho chữ, cả đời ông mới chỉ cho chữ ba lần cho những người bạn ông kính trọng - chỗ tri ân, tri kỉ. Ông không muốn tuỳ tiện cho chữ vì ông coi "cho chữ là một nghĩa cử văn hóa sang trọng và thần khuyết". + Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ "ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ", không đem cái đẹp ra làm nô lệ cho tiền bạc, quyền lực. - Thái độ với người quản ngục và thầy thơ lại: + Ban đầu: Tỏ thái độ "khinh bạc đến với diều", nghĩ người quản ngục cũng như bao viên quản ngục tàn nhẫn, bất lương khác. + Về sau: Ngạc nhiên và băn khoăn khi trái với sự chờ đợi những trận đòn thù của mình, ông lại được đối xử có phần hậu hĩnh hơn. + Cuối cùng: Xúc động và ân hận khi biết được sở nguyện cao quý và thái độ "biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, không chút băn khoăn do dự, sẵn lòng cho chữ người quản ngục và thầy thơ lại. - > Huấn Cao là một người nghệ sỹ - anh hùng không sợ chết, chỉ sợ phụ mất lòng, không biết khuất phục trước bạo lực cường quyền nhưng lại mềm lòng trước vẻ đẹp thiên lương của con người. Đây là một hành động cao đẹp của một tấm lòng để cảm tạ một tấm lòng cao đẹp, nhưng lại giúp nâng quản ngục lên hàng tri âm, tri kỉ với Huấn Cao và góp phần nâng giữ thiên lương trong lành, vững vàng cho con người. Note: Để muốn bài viết của mình được "chuyên văn" hơn, các em có có thể kết hợp thêm một số dẫn chứng trong văn bản ở chi tiết cảnh cho chữ, và làm rõ sự chuyển biến thái độ của Huấn Cao từ đầu văn bản cho đến cảnh này nha. C. Kết bài - Suy nghĩ về hình tượng Huấn Cao: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng. - Qua hình tượng Huấn Cao, một lần nữa khẳng định phong cách văn học của tác giả - nhà văn Nguyễn Tuân. Ví dụ: Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * Một số bài phân tích khác Hai đứa trẻ - Phân tích bức tranh phố huyện nghèo. Nghị luận xã hội - Lời cảm ơn Người lái đò sông Đà - Sông Đà trữ tình Vợ chồng A Phủ - Đêm tình mùa xuân Chúc các em học tốt nhé^^