Phân tích bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong văn bản Hai đứa trẻ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tmcxinhdep, 29 Tháng mười 2021.

  1. tmcxinhdep Doãn Thiên Ly công chúa

    Bài viết:
    291
    Đề bài: Phân tích bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của tác giả Thạch Lam

    [​IMG]

    A. Mở bài

    - Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm gốc

    - Giới thiệu đoạn trích "Hai đứa trẻ"

    - Khái quát về bức tranh phố huyện nghèo trong văn bản.

    Ví dụ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    B. Thân bài

    I. Tiền đề

    1. Về nội dung


    - "Hai đứa trẻ" là kiểu truyện không có cốt truyện, truyện tâm tình, giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình, chủ yếu khám phá thế giới nội tâm con người và những cung bậc cảm xúc tinh tế, mơ hồ.

    2. Về bối cảnh

    - Lựa chọn bối cảnh nghệ thuật đời thường, không có gì đặc biệt. Đó là không gian nhỏ hẹp, một dãy phố huyện nhỏ bé nơi có đường sắt chạy qua, một cái ga xép và một cái chợ nhỏ với vài hàng quán lèo tèo, thưa thớt. Thời gian ngắn, kéo dài từ chiều hoàng hôn cho tới lúc đêm khuya.

    3. Về nghệ thuật

    - Toàn bộ bức tranh được nhìn qua đôi mắt của nhân vật Liên - một cô gái mới lớn, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và thơ ngây. Hai chị em Liên và An đã từng sống tại Hà Nội, một cuộc sống khác hẳn với phố huyện nghèo nơi đây.

    - > Qua đôi mắt của Liên, câu chuyện trở nên suy tư, nhiều cảm xúc.

    II. Phân tích chi tiết


    1. Cảnh chiều tàn

    - Cảnh hoàng hôn được khắc họa sống động và đẹp kì diệu, nên thơ nhưng đượm buồn vì được miêu tả theo hướng lụi tàn.

    + Dẫn chứng: "Phương Tây.. rõ rệt trên nền trời"

    - Cảnh chiều hè đẹp êm đềm, thơ mộng nhưng cũng lặng lẽ mà buồn tẻ, được miêu tả bằng những câu văn mượt mà, tinh tế, giàu sức gợi cảm.

    + Dẫn chứng: "Chiều, chiều rồi.. gió nhẹ đưa vào"

    - Nhà văn đặc tả những âm thanh tượng trưng của ngày tàn: Tiếng trống, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng xao xác của buổi chợ tàn.. là những âm thanh nhỏ bé, mơ hồ từ xa vọng lại, trong khung cảnh chiều tàn, gợi lên nỗi buồn thấm thía lòng người.

    2. Cảnh chợ tàn

    - Quang cảnh chợ tàn buồn hiu hắt. Phố huyện nghèo nên chợ cũng nghèo, phơi bày qua những thứ rác rưởi còn sót lại: Vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía.. Đó đều là những thứ nhà quê ít tiền, không đáng giá.

    - Hình ảnh những đứa trẻ nghèo nhặt rác (dáng vẻ gầy gò, cúi lom khom bên đống rác trong ánh nhá nhem của buổi chiều tàn, cố nhặt nhạnh nhưng không tìm được thứ gì đáng giá) gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác buồn buồn, tội nghiệp và xót thương da diết, ngay cả Liên - nhân vật chính, cũng thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng là một đứa trẻ nghèo đáng thương, không có gì để cho chúng.

    Nhật xét: Cảnh tuy nghèo nàn, tiêu điều nhưng cẫn gợi lên trong lòng người một cảm giác đầm ấm, thân thuộc, linh hồn quê hương cũng được thấm đẫm trong đó. Những câu văn được viết lên bằng tấm lòng của một người giàu tình yêu quê hương, đất nước và gắn bó thiết tha với cảnh vật, con người.


    Nhận xét: Cảnh này là một bức tranh nhân thế, được tác giả khai thác triệt để thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, trong đó bóng tối chiếm vị trí chủ đạo làm nền để khắc họa bức tranh đời sống phố huyện nghèo. Bóng tối được nhắc lại khoảng 20 lần (hình như thế) góp phần làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm.

    1. Bức tranh nhân thế ngập đầy bóng tối

    a, Hình ảnh bóng tối

    - Dày đặc và bao phủ mênh mang chiếm vị trí chủ đạo bao trùm mọi không gian. Bóng tối len lỏi và đôi mắt Liên, thời gian như đi qua trong mắt. Bóng tối bao phủ mọi con đường, ngõ xóm, tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Bức tranh mỗi lúc tối dần và được khắc họa the0 hướng lụi tàn dần: Ngày tàn, chiều tàn, tối tàn, đêm khuya..

    - Bóng tối nuốt chửng mọi sự vật, âm thanh: Hình ảnh bóng người đi dần vào bóng đêm, những ngọn đèn đi trong đêm tối và những chuyến tàu đêm rực sáng cũng bị bóng tối nuốt chửng vào trong mình. Bên cạnh đó, tiếng cười khanh khách của bà cụ điên, tiếng đàn rời rạc, tiếng trống chuyển canh vang lên "tung" một tiếng khô khốc không đủ sức vang xa, bị bóng tối dày đặc nhấn chìm.

    - > Ý nghĩa:

    + Ý nghĩa tả thực: Đó là bóng tối của đêm, của một cuộc sống thiếu ánh sáng

    + Ý nghĩa tượng trưng: Ẩn dụ cho một cuộc sống tăm tối, khổ cực, mờ mịt, không có niềm vui, hạnh phúc, cả hiện tại và tương lai đều chìm trong bóng tối. Đó không chỉ là ẩn dụ cho cuộc sống tối tăm nghèo khổ nơi phố huyện, mà còn ngầm ẩn dụ hình ảnh Việt Nam những năm tăm tối trước cách mạng.

    b, Hình ảnh ánh sáng

    - Ánh sáng nhỏ nhoi yếu ớt, được miêu tả độc đáo bằng những từ ngữ hết sức tiết kiệm: "Chấm", "hột", "khe", "vệt" và những từ ngữ giàu giá trị tượng hình và biểu cảm để miêu tả trạng thái tồn tại của ánh sáng: "Lơ lửng", "le lét", "le lói", "thưa thớt" - trạng thái yếu ớt, mong manh.

    - Nghệ thuật đối lập tương phản ngày càng khơi sâu, nhấn mạnh sự đơn độc, nhỏ bé của ánh sáng. Ánh sáng chỉ như là những nét chấm phá trên nền đêm tối mênh mông. Nó mong manh, thiếu sức sống, có thể vụt tắt bất cứ lúc nào để nhường chỗ cho bóng tối mênh mông.

    - > Ý nghĩa:

    + Tượng trưng cho những kiếp sống mòn mỏi, hiu hắt

    + Gián tiếp khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của con người nơi đây

    + Là ánh sáng của mơ ước, hi vọng dù rất nhỏ nhoi nhưng đẹp đẽ và đáng trân trọng, nâng niu

    2. Bức tranh nhân thế với kiếp người cơ cực, nhỏ bé

    - Được hiện lên qua những nét khắc họa vài số phận, cảnh đời phố huyện

    + Bà cụ Thi hơi điên có tật nghiện rượu, ngày nào cũng đến cửa hàng Liên mua một cút rượu và "ngửa cổ uống một hơi" cạn sạch, cất tiếng cười khah khách và dáng đi liêu xiêu chìm vào bóng tối

    + Mẹ con chị Tí ngày thì mò cua bắt tép, tối dọn chõng hàng nước lèo tèo với vài bát nước, mấy phong thuốc lào, bán từ sầm tối tới tận đêm khuya mà chẳng được là bao

    + Gia đình bác Xẩm với một manh chiếu rách, một chiếc thau sắt rúm ró, một cây đàn bầu, thi thoảng bật lên vài tiếng rời rạc, những đứa con nhếch nhác bò lổm ngổm ra khỏi chiếu để nghịch đất bẩn, cho đến tận đêm khuya mà chiếc thau của bác gần như trống trơn

    + Hai chị em Liên là hai đứa trẻ đáng thượng và tội nghiệp, do hoàn cảnh sa sút nên phải rời Hà Nội chuyển về nơi phố huyện tiêu điều này, dù còn nhỏ nhưng phải xa gia đình, trông coi cửa hàng tạp hóa nghèo nàn với những món hàng không đáng giá, ngay cả trong ngày chợ phiên và chờ đến tận chuyến tàu đêm đi qua mà vẫn không bán được gì nhiều.

    - > Nhận xét:

    - Cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, cơ cực, phương tiện kiếm sống nghèo nàn, sơ sài. Khách hàng là những người nghèo khổ, lại quá thưa thớt, tiền kiếm được ít ỏi khiến Liên chỉ có thể gộp lại mấy hôm rồi tính cả thể. Đó là công việc đơn điệu, buồn tẻ, lặp đi lặp lại, ngày nào cũng như ngày nào.

    - Nhóm nhân vật đã ít ỏi lại ít nói năng, cử động. Ở họ thi thoảng chỉ vang lên những mẩu đối thoại rời rạc, cộc lốc rồi lại chìm trong sự tĩnh lặng, buồn tẻ. Họ sống phận cam chịu, lặng lẽ như một cái bóng trong đêm và lẫn vào màn đêm dày đặc ở phố huyện. Họ cũng muốn thay đổi và mơ ước, nhưng không có khả năng thay đổi, và ước mơ của họ thì thật nhỏ bé, tội nghiệp vì không biết mình mong đợi điều gì.

    Note: Khi phân tích các luận điểm, các em nhớ kết hợp thêm việc chèn thêm một số luận điểm trong sách giáo khoa vào để được điểm cao hơn nhé.

    III. Tiểu kết

    - Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực bức tranh phố huyện nghèo với những kiếp người cơ cực. Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ, phản chiếu những số phận con người và xã hội Việt Nam năm tháng trước cách mạng.

    - Giá trị nhân đạo: Biểu hiện tấm lòng yêu thương, cảm thông, thương xót với những kiếp người cơ cực, biết lắng nghe những khát vọng nhỏ bé mà cơ cực, biết lắng nghe những khát vọng nhỏ bé mà mơ hồ, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn trong họ. Tác phẩm còn bộc lộ tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc đời, tình yêu thương trìu mến với thiên nhiên, đất nước của nhà văn. Thông qua đó, nhà văn đem đến cho tác phẩm một phương tiện nhân văn, nhân đạo hết sức mới mẻ: Ý thức về sự tồn tại của ý nghĩa cá nhân giữa cuộc đời - một nhận thức xuất phát từ sự thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân trong nhà văn.

    - Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế, phong phú của nhà văn qua việc khám phá, miêu tả những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong thế giới nội tâm phong phú, giàu đẹp của con người. Ngôn ngữ nghệ thuật mượt mà, tinh tế giàu chất thơ, giàu sức gợi.

    C. Kết bài

    - Suy nghĩ về bức tranh phố huyện nghèo, chèn thêm một số suy nghĩ cá nhân.

    - Qua đó, một lần nữa khẳng định phong cách văn học của tác giả - nhà văn Thạch Lam.

    Ví dụ:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    * Một số bài phân tích khác :

    Chữ người tử tù - Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao.

    Người lái đò sông Đà - Sông đà trên máy bay

    Nghị luận xã hội - Lời cảm ơn

    Vợ chồng A Phủ - Phân tích Đêm tình mùa xuân

    Chúc các em học tốt nhé^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...