Phân tích, cảm nhận bài thơ Lai Tân – Thơ Hồ Chí minh - Thơ trào phúng – Thơ Đường Luật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 3 Tháng mười hai 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Phân tích, cảm nhận bài thơ Lai Tân – Thơ Hồ Chí Minh - Thơ trào phúng – Thơ Đường Luật

    Dàn ý


    1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ

    - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam. Bác còn là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc, trong đó, trong đó phải kể đến tập thơ "Nhật kí trong tù".

    - "Lai tân" là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch thối nát.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu chung về bài thơ

    [​IMG]

    - Bài thơ Lai Tân Đây là bài thơ thứ 96, trích trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác. Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

    - Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tình Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943).

    - Bài thơ tái hiện chân thực thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.

    - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cầm bút, Hồ Chí Minh để lại một di sản văn học rất phong phú, gồm văn chính luận, truyện kí, thơ ca..

    - Tên bài thơ "Lai Tân" dường như không chỉ là một tên huyện đơn thuần mà tự bản thân nó đã mang một lớp nghĩa là mảnh đất mới, sáng sủa, bình yên. Và quả thật, huyện Lai Tân rất bình yên – bình yên "như xưa". Nhưng "như xưa" ở đây nghĩa là sự trì trệ, là chậm chạp không phát triển đã thành truyền thông; "như xưa" là không hề đổi thay, là duy trì những cái xấu xa bỉ lậu của ngày trước.

    b. Phân tích theo phương diện nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    *Ba câu thơ đầu

    - Ghi lại một cách khách quan những cảnh tượng ở Lai Tân:

    "Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ

    Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

    Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự"

    - Ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc bấy giờ là "Ban trưởng", "cảnh trưởng", "huyện trưởng cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó.

    - Thoạt tiên, tưởng những người cầm cân mẫu mực chắc hẳn phải công minh, trong sạch nhưng ta thực sự bất ngờ khi biết chúng chẳng qua là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc.

    - Ba dòng thơ, mỗi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật. Khi cấp dưới sông và hành động bê tha, tham lam, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên (huyện trưởng) vẫn đêm đêm" chong đèn "lo công việc" đại sự ".

    - Tưởng" Huyện trưởng "mẫu cách, sát sao, lo hoàn thành trức trách, nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm.

    =>Bác đã vẽ được một bức tranh sinh động mỗi lúc một toàn diện hơn chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

    *Câu kết:

    - Giữa thực trạng ấy, Bác bất ngờ đưa ra một kết luận khó tin về thời thế ở đây:

    Lai Tân y cựu thái bình thiên.

    -> Cách kết thúc bài thơ của Hồ Chí Minh giống lối thơ trào phúng truyền thống của các nhà thơ trào phúng Việt Nam đồng thời đậm chất (gây cười) của phương Tây.

    - Giai cấp thống trị ở Lai Tân thấy trời đất thái bình là tưởng thế là vẫn yên ổn mà không ngờ rằng đó chỉ là cảnh thái bình giả dối, trong đó chất chứa rất nhiều sóng gió, hiểm nguy. Điều ấy cũng thể hiện sự ngu dốt, vô trách nhiệm hết sức của bọn chúng

    - Một chữ" vẫn "cũng đủ" điếng người' như kèm theo một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy.

    c. Đánh giá:

    - Nhật kí trong tù "của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố" trữ tình "và" hiện thực "," Lai Tân "là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là. Một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

    - Không phải chỉ ở" Lai Tân "mà ở rất nhiều bài thơ khác của" Nhật kí trong tù Bác cũng đã đả kích châm biếm sâu sắc xã hội Tưởng Giới Thạch. Đó là "những ngón đòn trào phúng thâm thúy mà Bác đã đánh thẳng vào kẻ thù, vạch trần cái vô lý, tàn tệ" của chế độ ấy.

    Tiếng cười dân tộc đã thấm nhuần trong thơ hiện thực trào phúng của Hồ Chí Minh mà càng đọc ta càng thấy nó sâu cay.

    3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ

    - Bài thơ đã giúp ta hiểu thêm về xã hội Tưởng Giới Thạch và hiểu hơn tâm hồn tài năng của Bác.

    [​IMG]

    Bài làm tham khảo

    (Đề Bài viết Tập làm văn, môn Ngữ văn – chủ đề Nghị luận văn học – thơ Đường – Thơ trào phúng – Thơ Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh (1890 – 1969) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác không chỉ là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam mà còn là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Trong đó phải kể đến tập thơ "Nhật kí trong tù" với bài thơ "Lai tân" tiêu biểu cho bút pháp tả thực và trào phúng. Bài thơ đã vẽ nên bức tranh thời sự về chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch thối nát bấy giờ.

    Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tình Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943). Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Bác bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây. Đây là bài thơ thứ 96, trích trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác.

    Với tư cách là người thư ký trung thành của thời đại, Bác đã ghi lại một cách khách quan những cảnh tượng ở Lai Tân:

    "Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ

    Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền

    Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự"

    (Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

    Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

    Chong đèn, huyện trưởng làm công việc)


    Ba dòng thơ, mỗi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật. Tưởng chừng chúng sẽ đảm bản trật tự, công bằng, giữ cuộc sống bình yên nhưng trớ trêu thay những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu cho những chuyện phạm pháp đó.

    Ba chữ "trưởng" dùng liên tiếp thật hay, thật tài tình đã tái hiện chân thực, chính xác bộ báy cai trị ở Lai Tân bấy giờ. Bức tranh đầu tiên là một "ban trưởng" nhà lao chuyên đánh bạc ". Bức thứ hai là hình ảnh" cảnh trưởng "tham lam moi tiền, ăn chặn tiền của phạm nhân bị giải. Cái nghịch cảnh" đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai. Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại là nơi để chính giai cấp thống trị nhà lao cũng phạm tội.

    Cái chức "trưởng' của bọn chúng khá uy lực, oai vệ nhưng việc làm của họ đầy mờ ám, bỉ ổi, khuất tất, bất chính, đáng khinh. Sự phạm pháp của chúng càng lớn thì tiếng cười trào lộng càng bật lên sâu cay, mạnh mẽ. Thế vẫn chưa đủ. Mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp, một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn, Bác đã vẽ lên bức tranh lớn hơn về một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn. Khi cấp dưới sông và hành động bê tha, tham lam, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên (huyện trưởng) vẫn đêm đêm" chong đèn "lo công việc" đại sự ".

    Tưởng" Huyện trưởng "mẫu cách, sát sao, lo hoàn thành trức trách, nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm. Bao mỉa mai, đả kích sâu cay dồn nén vào hai chữ" công sự "(công việc). Huyện trưởng không phải là lo công việc mà là mượn việc công để tạo một tấm bình phong che chắn cho mình" lo việc hút thuốc phiện. Chao ôi, đây quả thật là một bức tranh sinh động mỗi lúc một toàn diện hơn chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.

    Giữa thực trạng ấy, Bác bất ngờ đưa ra một kết luận khó tin về thời thế ở đây:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...