Cảm nhận, phân tích bài thơ Đợi mẹ - Vũ quần phương: Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 17 Tháng tám 2024.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    "Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng", một tác phẩm giản dị nhưng đong đầy cảm xúc luôn có yếu tố giữ chân đọc giả đến lạ kỳ. Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một tác phẩm như thế. Dưới đây là cảm nhận sau khi đọc bài thơ.

    [​IMG]

    Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ

    Đến với lãnh địa của văn chương là khi người nghệ sĩ được trái tim dẫn dắt, để rồi dâng cho đời chút dìu dặt, tỏa hương. Như lời nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng viết: "Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng", một tác phẩm giản dị nhưng đong đầy cảm xúc luôn có yếu tố giữ chân đọc giả đến lạ kỳ. Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một tác phẩm như thế. Bài thơ thể hiện tình cảm trong trẻo, đáng yêu của bé con dành cho mẹ, cũng thể hiện sự vất vả của mẹ. Tất cả hòa quyện tạo nên những hình ảnh gần gũi và có sức lắng đọng sâu xa.

    Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, Vũ Quần Phương đã tìm được cho mình một tiếng nói riêng. Qua những thi phẩm của ông có thể nhận thấy một tiếng thơ sâu lắng, suy tư. Bài thơ Đợi mẹ mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ, qua "nỗi đợi" của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em.

    Người làm nghệ thuật không thể mang trái tim lãnh cảm với đời. Và với trái tim ấm nóng tình yêu, bằng sự quan sát trong đời sống thường nhật, nhà thơ vẽ nên hình ảnh em bé đợi mẹ đến tối đầy sinh động:

    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải​

    Cách gieo vần lưng và ngắt nhịp linh hoạt đã góp phần diễn tả tâm trạng háo hức mong ngóng mẹ về của bé em. Những từ ngữ: "Ngồi nhìn, lẫn, trống trải" cùng hình ảnh "Ngọn lửa bếp chưa nhen" cho thấy cảnh một mình trong căn nhà của bé, khi mẹ vắng nhà, không khí như trở nên tẻ nhạt, buồn bã hơn, bé em cũng chỉ biết đợi mẹ vì chẳng còn để tâm tới trò vui nào khác. Điều đó chứng tỏ vai trò của mẹ, chứng tỏ vị trí của mẹ trong lòng em là vô cùng quan trọng, là khởi điểm của niềm vui. Hình ảnh trong câu thơ "Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm" không chỉ là thước đo thời gian em đợi mẹ mà còn là cân đo sự vất vả của mẹ, bởi mẹ phải làm việc từ khi trời sáng đến đêm muộn, bóng mẹ làm lũi trên cánh đồng xa xa, mà cảnh đồng cũng đang chuyển dần vào đêm tối. Muộn lắm, mệt lắm mà việc mẹ vẫn chưa xong. Trăng đã lên cao, trời càng về khuya càng âm u, heo hút, em thấy trăng, ông trăng tròn lơ lửng đã lên cao nhưng mẹ vẫn chưa về, em bé vẫn ngồi ngoan và kiên trì chờ mẹ. Với những vần thơ giản dị ấy, người đọc soi chiếu tấm hồn và thấy ở tâm hồn mình cũng dấy lên muôn vàn cảm xúc.

    Nếu nhà văn không bước vào đời bằng đôi chân trần của một người nhạy cảm, liệu

    Đăng Ký để truy cập những bài viết hay và miễn phí.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Tình cảm của bé và mẹ dành cho thấy tình cảm giữa người thân trong gia đình thật đáng trân trọng và thật đẹp đẽ biết bao.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...