Cảm nhận, phân tích Nỗi thương mình - Nguyễn Du: Giật mình mình lại thương mình xót xa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 9 Tháng tám 2024.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Nguyễn Du là cây bút tài hoa, là đại thi hào lớn của dân tộc. "Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn". Vậy nên không thể phủ nhận giá trị to lớn của tác phẩm xuất sắc ấy. Đoạn trích Nỗi thương mình là những dòng thơ đặc sắc tả cảnh nàng Kiều phải đối mặt chốn lầu xanh, dưới đây là phần phân tích, cảm nhận sau khi đọc tác phẩm

    [​IMG]

    Phân tích Nỗi thương mình

    * 10 câu đầu:

    Văn chương kỳ diệu thế? Nó mang những phận người xa lạ xích lại gần nhau. Kỳ diệu đến nỗi chính một cây bút trong nghề đã phải cất nên lời cảm thán: "Đọc một câu thơ hay ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn." Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một thi phẩm được tạo nên từ những câu thơ hay như thế. Nỗi thương mình là đoạn trích tiêu biểu, đặc biệt, 10 câu thơ đầu đã thể hiện được tình cảnh đời sống lẻ loi, xô bồ cũng như nỗi niềm thương thân tủi phận của nàng Kiều sắc nước hương trời nhưng phận đời lắm nỗi truân chuyên.

    Nguyễn Du trở thành một đại thi hào dân tộc có lẽ một phần là bởi tấm lòng thấu cảm thân phận người thời phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: "Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn". Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương đất Việt. Đoạn trích Nỗi thương mình là những dòng thơ thể hiện rõ tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật của Nguyễn Du. 10 câu thơ đầu là hình ảnh Kiều sa vào sự ô nhục chốn lầu xanh. Những ưu tư, trăn trở của nàng đều được nhà thơ nâng niu, trân trọng và tái hiện vẹn nguyên trên từng con chữ.

    Người nghệ sĩ đối với vũ trụ nhân sinh cần phải bước vào bên trong nhưng cũng phải biết đi ra bên ngoài. Bước vào bởi phải quan sát, bước ra bởi cần chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhìn vào sự thật để nói lên thực cảnh đau lòng của phận kỹ nữ chốn lầu xanh. Đoạn trích mở ra với cảnh sống xô bồ, những trận cười, cuộc say thâu đêm suốt sáng:

    Biết bao bướm lả, ong lơi!

    Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm

    Dập dìu lá gió cành chim

    Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh​

    "Bướm lả, ong lơi, cuộc say, trận cười" là những hình ảnh ẩn dụ kín đáo mang đậm chất ước lệ. Qua những hình ảnh tả thực ấy ta thấy được cảnh lẳng lơ của các gái làng chơi cùng với sự trác táng của bao người quan khách. Từ láy "dập dìu" gợi nên sự nhộn nhịp, náo nhiệt đêm cũng như ngày. "Tống Ngọc, Trường Khanh" là người nước Sở thời chiến quốc, cả hai đều rất đẹp trai và có tài thơ phú. Điển cố, điển tích nhắc đến hai nhân vật kể trên ý chỉ những khách phong lưu tài tử đêm ngày ghé chốn thanh lâu. Vẻ ngoài mĩ mạo, hào hoa là thế, nhưng những lời hay ý đẹp thốt ra liệu có mấy phần là thật? Bởi cái tình nảy sinh chốn ấy chẳng qua cũng chỉ là một thoáng, chẳng qua cũng như lời thơ Xuân Diệu:

    Tình du khách thuyền qua không buộc chặt.​

    Cuộc đời của những cô gái "bán hoa", những cô gái làm "ca kỹ" rốt cục cũng chỉ là những chuỗi ngày mời gọi, níu giữ, van lơn. Lời ong bướm, đường mật bên tai tuy ngọt ngào nhưng đa phần là giả dối.

    "Sẽ chẳng có thơ đâu giữa lòng người đóng khép." Dĩ nhiên, Nguyễn Du đã mở rộng lòng mình để lắng nghe "nỗi buồn của cành cây héo úa, của chim muông què quặt", mà hơn hết chính là nỗi buồn của con người. Nỗi niềm, tình cảnh của

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Thấu cảm cho phận đời bất hạnh ấy:

    Khi sao phong gấm rủ là

    Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

    Mặt sao dày gió dạn sương

    Thân sao bướm chán ong chường bấy nhiêu​

    Bốn câu thơ mang ý niệm so sánh, thể hiện sự đối lập quá khứ- hiện tại, sự nhận thức rõ tình cảnh đắng cay, chua xót của nàng Kiều. Quá khứ rực rỡ với" phong gấm rủ là "thì nay bẽ bàng chấp nhận" tan tác như hoa giữa đường ". Có vẻ như thực tại này chua xót quá, đắng cay quá và khó lòng chấp nhận quá. Có lẽ bởi vậy mà ba câu thơ liên tiếp đều dành để nói về thực tại." dày gió dạn sương "," bướm chán ong chường", những hình ảnh tả thực mà ẩn đằng sau là những chuỗi ngày cay đắng, thống khổ triền miên.

    Nguyễn Du là một tài năng thế kỷ của văn chương, ông đã tự kiến tạo nên thế giới nghệ thuật riêng trong tác phẩm của mình, bằng sự tài hoa và tấm lòng nhân đạo, đại thi hào đã để lại cho hậu thế thi phẩm vô cùng đặc sắc mà dù cho có bao năm tháng trôi qua vẫn chiến giữu một vị trí độc tôn trên văn đàn đất Việt cũng như trong lòng con dân đất Việt.

    Đăng Ký để truy cập thêm nhiều bài viết hay và miễn phí
     
    Mộng Nguyệt Cầm thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tám 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...