Cảm nhận, phân tích bài thơ Cảm hoài - Đặng Dung

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 26 Tháng hai 2024.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Trong số những tướng lĩnh tài ba thời Hậu Trần, Đặng Dung là tấm gương tiêu biểu dũng mãnh, xả thân cứu nước, bất khuất trước quân thù. Tài cao chí lớn không chỉ thể hiện trên chiến trận mà còn được ông khéo léo bài tỏ qua một bài Cảm hoài duy nhất còn được hậu thế lưu truyền. Dưới đây là bài cảm nhận sau khi đọc Cảm hoài, mong tìm đục tấm lòng tri âm, tri ngộ.

    [​IMG]

    Cảm Nhận, Phân Tích Cảm Hoài- Đặng Dung

    (+ Một số bản dịch hay)

    Nhà Hậu Trần là triều đại được dựng nên từ hậu duệ của Hào khí Đông A anh hùng. Và sống giữa thời đại ấy cũng có những tấm lòng tận trung hiến dâng cho xã tắc. Trong số những tướng lĩnh tài ba, Đặng Dung là tấm gương tiêu biểu dũng mãnh, xả thân cứu nước, bất khuất trước quân thù. Tài cao chí lớn không chỉ thể hiện trên chiến trận mà còn được ông khéo léo bày tỏ qua một bài Cảm hoài duy nhất còn được hậu thế lưu truyền, tuy chí lớn chưa thành cũng đủ để khiến muôn đời sau kính phục.

    Cảm hoài là nhan đề cổ thi dùng để biểu lộ cảm xúc, hoài bão. Trong Tây sương kí có câu: "Tri âm giả phương tâm tự đổng, cảm hoài giả đoạn trường bi thống", nghĩa là "Kẻ tri âm lòng thơm tự hiểu, kẻ cảm hoài đứt ruột xót đau". Do vậy thi đề cảm hoài thường là dành cho những thi phẩm mang sắc màu oán hận, bi thương. Bài thơ này làm vào lúc Đặng Dung ra sức tận tụy phù rập nhà Trần, đánh giặc cứu nước, nhưng vận nhà Trần đã tàn, cơ đồ đang đổ, khó lòng xoay chuyển.

    "Thơ khởi phát từ lòng người", từng câu từng chữ trong tứ thơ đều bày tỏ khát vọng mãnh liệt được lập công danh cho thỏa chí trai trong hoàn cảnh xã hội điêu linh, u tàn: Thế sự du du nại lão hà, "Thế sụ du du" ý chỉ việc đời dằng dặc, rối bời, bao nhiêu hoài bão ấp ủ còn đang dang dở, chí lớn ngày đêm sôi sục vẫn chưa thành. Thế nhưng lại vấp cảnh oan trái, đắng cay khi mà thời gian chẳng vì lòng người mà dừng nhịp bước, giữa lòng tận hiến trong cuộc cuộc chống quân Minh giành lại non sông xã tắc thì lại ( "già mất rồi"). Câu thơ như được phát ra từ cõi lòng của một người đang cố nén lại lời than thở, trước quy luật vận hành của vũ trụ chỉ có thể lực bất tòng tâm. Nay chỉ còn cách giải tỏa muộn phiền bằng ca hát, chỉ còn cách uống rượu cho tiêu sầu đắng cay: Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. (Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao) Sự đời nghiệt ngã đắng cay, Đặng Dung tìm đến chén rượu câu ca hòng mong tâm hồn an ủi, quên đi cái thực tại nghẹn ngào. Nhưng có vẻ như "Rút dao chém nước nước càng chảy mạnh Sầu uống rượu càng sầu thêm" (Nâng chén tiêu sầu- Lý Bạch) Dường như chén rượu lại là chất xúc tác khiến cho con người ta càng cảm hơn cái niềm đau thấm thía mà họ đang phải kinh qua, như lời Bà chúa thơ Nôm từng thổ lộ:

    "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"

    (Tự tình 2)

    Gặp thời vận thì nhỏ hóa lớn, yếu hóa mạnh. Thất thời thì mạnh thành yếu, có tài thì cũng không sao thi thố được tài năng. Thế nên, người anh hùng chỉ đành ôm hận:

    Thời lai đồ điếu thành công dị,

    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

    (Khi gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ lập công, Nếu thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ uống hận) Sự đối lập giữa "anh hùng" – "đồ điếu" (thất thời, lỡ vận) khiến cho ý thơ thêm phần sâu sắc. Hai câu thơ ý chỉ khi gặp được thời thế, đường lối đúng đắn, thì sinh lực và sức mạnh sẽ tăng lên vũ bão, chỉ cần một lực nhỏ kết hợp được với thời thế, đường lối đúng đắn cũng có thể khiến thành công, ngược lại khi lạc hướng đi, thì sức mạnh đến đâu cũng không mang lại kết quả gì, cũng chỉ có thể "ẩm hận đa" tức "chỉ uổng hận". Sự đời lạ thay, gặp thời thế thì dù có là kẻ bần tiện cách mấy cũng có thể gặp đường tiến thân nhanh chóng, nhưng sa cơ thất thế thì chỉ là một trang anh hùng lỡ bước chẳng có gì trong tay. Thế mới có câu "Thời thế tạo anh hùng" vì lẽ đó. Cũng giống như chơi cờ, đôi khi lạc một bước, hai xe cũng thành vô dụng, nhưng khi vào thế thắng, thì chỉ còn một tốt vẫn có thể lật ngược cuộc chơi:

    "Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

    Gặp thời, một tốt cũng thành công."

    (Học dịch kỳ- Hồ Chí Minh)

    Phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, hiến thân cho non sông xã tắc là tấm lòng đáng trọng cần có ở một đấng nam nhi:

    Trí chúa hữu hoài phù địa trục,

    Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

    (Muốn giúp chúa, ôm hoài bão nâng trục trái đất mà xoay chuyển lại,

    Mong rửa sạch giáp binh nhưng không có lối để kéo Ngân Hà xuống)

    Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng, "Phù địa trục" nghĩa là "gây dựng lại cơ nghiệp" nhưng "vô lộ" tức "không có cách". Cái bi tráng của một kẻ sĩ không gặp thời được thể hiện rõ qua sự đối lập giữa hoài bão lớn lao và sự thật chí lớn không thành, thân cô thế cô chỉ có thể giương mắt nhìn non sông bị dày xéo mà quặn thắt cả tâm can. Vì thù lớn chưa trả được nên ưu tuư đã khiến mái đầu trở nên bạc trắng:

    Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

    Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

    (Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi,

    Bao lần mang kiếm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng)

    Hình ảnh vị tướng đầu bạc với mối thù nước đau đáu trong lòng, nung nấu mài kiếm dưới trăng bao phen là hình ảnh mang vẻ đẹp bi hùng, giàu tính biểu tượng. Bao nhiêu lần mài sắc lưỡi đao là


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    tuy chí lớn chưa thành cũng đủ để khiến muôn đời sau kính phục.

    Một số bản dịch hay (Xem bên dưới )
     
    chiqudollPhượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tám 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...