Trong suốt thời gian lịch sử oai hùng của Việt Nam, nổi bật lên trong đó là hình ảnh người lính người bồ đội bất khuất, hiên ngang. Chính lẽ đó đề tài người anh hùng vác súng lên vai đã ghi dấu ấn đậm nét trong thơ ca Việt. Nổi bật lên trong đó là tác phẩm "Việt Bắc" của Tố Hữu. Một tác phẩm đặc biệt phải được nhào nặn bởi một bàn tay đặc biệt, đúng vậy Tố Hữu là bàn tay tài hoa đó. Không như những nhà thơ đương thời đang loay hoay đi tìm lẽ sống, Tố Hữu đã sớm được thức tỉnh bởi ánh sáng cách mạng, vì thế ngòi bút chiến đấu của ông đậm chất sử thi, chất trữ tình chính trị. Chính lẽ đó "Việt Bắc" hiện lên vừa là bản anh hùng ca kháng chiến vừa là bản tình ca cách mạng. Nỗi nhớ cái chất tình đặc trưng trong hồn thơ Tố Hữu được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ sáu của tác phẩm. Đó là một bức tranh tuyệt mĩ của thiên nhiên, con người cảnh sắc Việt Bắc luân chuyển tuyệt đẹp từ mùa này qua mùa khác. Chiến khu Việt Bắc hay người ta gọi văn hoa lên là thủ đô kháng chiến. Đây là nơi trú đóng của cơ quan đầu não Đảng Cộng Sản Việt Nam trước khởi nghĩa năm 1945 và là nơi đóng quân của chính phủ Việt Minh chống Pháp trong giai đoạn 1945-1954. Bài thơ "Việt Bắc ra đời trong giai đoạn chuyển mình đầy hào hùng khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Đất nước gần như sạch bóng quân Pháp, chiến sĩ tác chiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi, biên cương. Vào háng 10 năm 1954 chính phủ, trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Đây là cuộc chia tay giữa người dân vùng núi với cán bộ chiến sĩ. Nhân sự kiện thời sự đó Tố Hữu đã viết lên thi phẩm" Việt Bắc ". Chính những năm tháng gắn bó cùng Việt Bắc, cùng người dân khiến lòng người chiến sĩ tràn ngập nỗi nhớ về Việt Bắc, về bốn mùa rừng núi: " Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người " Nếu người dân Việt Bắc day dứt mãi một câu hỏi trong lòng" mình về mình có nhớ ta "thì người chiến sĩ vẫn day dứt một câu hỏi còn bỏ ngỏ, hơn mười lăm năm chiến đấu anh hùng người chiến sĩ không chỉ gắn mình vào vận mệnh đất nước mà còn gắn bản thân vào nhân dân. Chiến sĩ trong những năm tranh đấu được nhân dân hết mực tin tưởng, yêu mến và thật khó có quốc gia nào những người chiến sĩ được người dân lấy tên lãnh tụ đặt tên cho họ" bồ đọi cụ Hồ ". Chính tình cảm gắn bó như cá gặp nước ấy nên khi chia tay nỗi nhớ đong đầy, bồi hồi mãi một câu hỏi rằng nhân dân còn nhớ những chiến sĩ một thời mặn nồng hay không? Đó là một câu hỏi bỏ ngỏ nhưng dù thế nào người lính vẫn khẳng định một cách chắc chắn rằng nỗi nhớ của họ về rừng núi, con người nơi đây vẫn đong đầy trong tim. Như Quang Dũng khi xa rời chiến khu nhớ đến chơi vơi: " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi " Quang Dũng chỉ gắn bó với Tây Tiến hơn một năm nhưng đã khiến kí ức về đoàn quân, núi rừng ghi đậm trong tim. Huống chi người lính trong Việt Bắc gắn bó hơn mười lăm năm trời ròng rã. Chính tình cảm thiết tha đó thiên nhiên và con người Việt Bắc được khắc họa đầy chất tình qua bức tranh tứ bình: " Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng " Mùa đông Việt Bắc hiện lên qua bàn tay Tố Hữu mang một sắc sống động khác hẳn ý nghĩ của mọi người về mùa đông. Thiên nhiên trên màu xanh bạt ngàn của núi rừng bỗng nhiên được điểm xuyết thêm sắc đỏ rực của bông hoa chuối, đây là hai gam màu sắc sống động thấp lửa cho cả rừng xanh. Người ta thường nói chuối cô đơn mang trong mình tình sử buồn vì vậy hiếm ai nhìn nó với đôi mắt rực rỡ. Nhưng Tố Hữu không nhìn nó bằng đôi mắt ấy ông lại thấy hoa chuối tươi nổi bật trên nề xanh cảu núi rừng. Cách kết hợp tinh tế giữa hai gam màu tưởng chừng như đối chọi nhau ấy đã làm trẻ lại sắc xanh trầm tịch của rừng già, xua tan cái lạnh lẽo u uất của mùa đông. Tố Hữu lại một lần nữa cho thấy cái tài phối màu khi cho sắc xanh xen lẫn sắc đỏ tạo ra một ánh vàng làm nổi bật con người Việt Bắc. Họ hiện lên với tư thế lao động hăng say, trên những rãy nương với dao gài thắt lưng, họ miệt mài lao động phục vụ cho Tổ Quốc. Bức tranh mùa đông tuyệt đẹp như người ta thường hay nói trong thơ có họa. Khi đọc đến những vần thơ này tôi lại nhớ đến những chiến sĩ trong khi tác chiến nghỉ ngơi họ bỗng thấy những người dân bản lao động trên nương bóng họ lờ mờ sau những tán lá rừng, thấp thoáng sau những bông hoa chuối đỏ tươi. Sắc xanh đỏ vàng là những gam màu nổi trội được tác giả dùng để miêu tả mùa đông khiến núi rừng Việt Bắc trở lên ấm áp lạ thường. " Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gang " Bức tranh tiếp theo là bức tranh về mùa xuân, mùa của sự đổi mới. Việt Bắc hiện lên qua sắc trắng của hoa mơ, loài hoa này là nét đặc trưng riêng của xuân vùng núi Việt Bắc. Mỗi khi hoa mơ nở ồ ạt như mời nhau nở cùng khoe sắc bung ra một màu trắng mướt. Gió xuân nhè nhẹ, vài cánh hoa mơ rơi xuống lác đác, nhìn lên mơ nở trắng như những làn mây nhẹ bẫng bay lên trời xanh. Ta từng thấy sắc trắng đẹp đến nao lòng người như thế trong thơ của Nguyễn Du: " Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa " Cả hai sắc trắng đều gợi lên nét đẹp riêng của mùa xuân. Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng mà thanh khiết diễm lệ lòng người. Cái sắc xuân đó càng làm nổi bật lên một dáng người ngồi tỉ mỉ đan nón, chuốt từng sợi gang một cách uyển chuyển kiên nhẫn. Người dân Việt Bắc không chỉ hiện lên mạnh mẽ, chủ động" dao gài thắt lưng ", chinh phục thiên nhiên mà còn rất dịu dàng, tỉ mỉ đằm thắm chăm chuốt từng sợ gang. Đó là bức tranh đa màu sắc không chỉ của cả núi rừng mà của cả con người nơi đây. Xuân qua hè tới: " Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình " Mùa hè hiện lên bằng những hình ảnh đặc trưng quen thuộc, đó là tiếng ve kêu màu vàng của rừng phách. Tiếng ve kêu râm ran như khúc hòa tấu mùa hè đầy sống động khắp cả khu rừng, mùa hè sẽ thiếu đi hương vị của nó nếu thiếu đi tiếng ve râm ran: " À ơi Ve cất tiếng ru Cho nắng hạ đến mây mù tan nhanh " " Rừng phách đổ vàng "là một ý thơ rất đẹp trong thơ của Tố Hữu. Hình ảnh đổ vàng không phải là sự nở rộ của hoa phách mà là của lá phách khi chuyển vào cuối hè, lá cây từ vàng đồng loạt chuyển sang màu vàng trong ít ngày khiến núi rừng biến mất sắc xanh thường trực mà thay vào đó là sắc vàng. Hiếm có ai miêu tả rừng phách gắn với sắc vàng như Tố Hữu. Hầu hết đều gắn với sắc tím đây quả thực là cái nhìn riêng biệt về thiên nhiên Việt Bắc.. Hình ảnh con người nơi đây hiện lên xen lẫn với thiên nhiên mang một sức gợi cảm khó tả. Bằng hình ảnh cô em gái đang cô đơn hái măng giữa núi rừng rộng lớn. Con người tuy một mình nhưng không hề có cảm giác đơn lẻ mà lại có khí thế làm chủ thiên nhiên rộng lớn. Cô em gái vùng bản mộc mạc, chân chất chịu thương chịu khó, tận tụy với công việc, con người nơi đây không bị thiên nhiên lấn át mà lại còn nổi bật giữa núi rừng rộng lớn. " Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung " Đây chính là mảnh ghép cuối cùng giúp hoàn thiện bức tranh tứ bình, đó là bức tranh mùa thu vùng núi. Ta thấy Tố Hữu không miêu tả bức tranh theo một trật tư thông thường xuân-hạ-thu -đông mà ông để mùa thu ở cuối. Có người nói rằng viết như thế là hay, là ý tưởng, phù hợp với quan niệm thơ ca cách mạng về mùa thu. Từ thơ đẹp cổ điển trong thơ trung đại Ngô Chi Lan, Nguyễn Khuyến, đến thơ buồn tang tóc trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư. Mùa thu trong thơ cách mạng khoác lên mình một tấm áo mới, đó là mùa thu của thắng lợi, hòa bình. Tố Hữu là cây bút chiến đấu cho cách mạng nên thơ ông luôn mang dáng hình, tổ quốc. Mùa thu nay đã khác, sau thắng lợi cách mạng thu không còn mang sự tang tóc, lao đao của thời đại cũ như thu của Xuân Diệu: " Chắc rằng gió cũng đau thương chứ Gió vờ ngoài kia, thu có nghe" Ngoài hình ảnh trăng rọi hòa bình độc đáo con người cũng hiện lên với một sức sống mới. Con người hiện lên không rõ ràng như những bức tranh trên mà lại qua tiếng hát nhẹ nhàng lảnh lót của ai đó. Họ tấu lên khúc ca thủy chung son sắc. Họ tấu lên khúc ca thủy chung son sắc với đất nước, Tổ Quốc Việt Nam mà còn với chiến sĩ, Tiếng hát đó là tiếng vọng tâm hồn của cả người đi và người ở. Qua những vần thơ mang âm hưởng ca dao, câu thơ lục bát nhịp nhàng, cách đối đáp mình ta trong ca dao Việt. Tố Hữu đã đưa độc giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn bích của rừng núi Việt Bắc qua bức tranh tứ bình.. Thiên nhiên phối hợp nhịp nhàng với con người trong từng câu thơ. Con người Việt Bắc hiện lên với tư thế lao động đầy sức sống, trên nền thiên nhiên hùng vĩ. Giọng thơ như lời thủ thỉ tâm tình đầy ngọt ngào khiến bài thơ nói chung đoạn trích nói riêng như một bản tình ca về Việt Bắc, lòng thủy chung son sắc của người cách mạng với nhân dân, quê hương Việt Bắc mười lăm năm gắn bó. - DUNGNHI_ Mình có phân tích các tác phẩm văn học 11 và 12 mong mọi người ủng hộ!