Đề bài: Viết bài văn phân tích vẻ đẹp của bức tranh mùa thu trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) Nữ nhà văn nổi tiếng người Anh Mary Shelly từng nói: "Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử." Có lẽ mùa thu cũng không ngoại lệ. Thu là mùa của các nhà thơ, của trẻ nhỏ đến trường, của tết đoàn viên gia đình sum họp. Thu qua những rung động mãnh liệt và tinh tế của nhà thơ đã mang một dáng hình muôn màu muôn vẻ. Để làm tươi thắm thêm vườn hoa hương sắc ấy, Hữu Thỉnh cũng góp một nét vẽ về bức tranh mùa thu qua thi phẩm Sang thu. Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Tam Dương, Vĩnh Phúc, nơi có những con người thuần khiết, khí hậu ôn hòa. Hơi thở chân chất của cội nguồn đã thấm sâu vào các trang thơ của ông. Hữu Thỉnh bén duyên với nghiệp viết thơ từ rất sớm. Năm 1963, khi nhập ngũ, vào binh chủng Tăng Thiết Giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đội, ông đã bắt đầu sáng tác thơ. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, ông viết rất nhiều về chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn khi hòa bình lập lại. Hữu Thỉnh gây ấn tượng với bạn đọc ở phong cách viết nhỏ nhẹ, đằm thắm, thiết tha, giàu tính tượng hình và vô cùng tinh tế, sâu sắc. Sang thu là một trong những tác phẩm tiêu biểu lưu lại sức sống cho thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1977 - một trong những mùa thu hòa bình đầu tiên của người lính sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Khi đó, tác giả cũng bước sang tuổi 35 - mấp mé tuổi trung niên - ngưỡng cửa sang thu của đời mình. Bài thơ gợi tả những chuyển biến khẽ khàng và rõ rệt dần của trời đất trong khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu, qua đó bộc lộ những tâm sự của tác giả về sự vận động của đất nước khi bước vào thu hòa bình và những suy ngẫm, triết lí về những biến đổi âm thầm của đời người khi chớm thu. Nhà thơ Sóng Hồng từng quan niệm: "Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." Ở Sang thu, bức tranh thiên nhiên đã được Hữu Thỉnh khắc họa sinh động, có hồn trong từng nét phác thảo. Mở đầu bài thơ, dáng hình mùa thu trong không gian vẫn còn sót lại chút sắc hạ: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về." Tín hiệu đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận được lúc thu sang không phải là bầu trời xanh, hương cốm mới, mùi hoa sữa hay lá vàng rơi mà chính là "hương ổi", thứ hương thơm dân dã, mộc mạc của cây trái vườn nhà. Tính từ "bỗng" đặt đầu câu thơ giống như một chất keo hút dính người đọc vào dòng cảm xúc của tác giả: Ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước mùa thu đến bất ngờ, không hẹn báo trước. Động từ "phả" gợi tả mùi hương ổi đậm đặc, nồng nàn, quánh lại trong không gian, hòa quyện với "gió se" tác động trực tiếp vào giác quan người cảm nhận, sống dậy không gian làng quê yên bình. Bạn đọc như hình dung được cả một vườn ổi chín rộ tỏa hương trong làn gió tháng 7 lành lạnh, hanh hao. Ổi là thức quà quê bình dị, thân quen trong cuộc sống của con trẻ đồng bằng Bắc Bộ nhưng mới mẻ trong thi ca mùa thu. Lý giải về việc lựa chọn hương ổi thay cho những thứ hương thanh tao, kiêu kỳ khác của HN, tác giả tâm sự, mùi hương ổi gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông. Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ. Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta ". " Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về " Phép nhân hóa" sương chùng chình "gợi hình ảnh những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc thành một làn sương bảng lảng, cố ý đi chậm qua đường thôn ngõ xóm, thong thả, nhẹ nhàng. Sương tô điểm cho bức tranh thiên nhiên một chút hư ảo, mơ màng, gợi cái tình lưu luyến, bâng khuâng. Làn sương chủ động" sang thu "nhưng vẫn còn đắn đo, luyến tiếc mùa hạ. Ta cũng từng bắt gặp cảnh thu quyến rũ đó của HT qua những dòng thơ của" Chiều sông Thương ": " Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương. " Cứ như vậy, thu đến từ lúc nào không hay. Đến cuối khổ thơ, tình thái từ" hình như "đúc kết một cảm nhận chung, đó là thái độ nửa tin nửa ngờ, là cái giật mình bối rối của tác giả trước mùa thu. Tâm trạng xao xuyến, mơ hồ đó khác hẳn với sự náo nức, reo vui của tác giả Xuân Diệu: " Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. " Khoảnh khắc giao mùa mong manh như một thứ dây tơ" bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu ", nhưng bằng sự nhạy cảm và tinh tế, Hữu Thỉnh đã bắt trọn những sứ giả đầu tiên đó của mùa thu. Nếu ở khổ 1, kg được gợi tả qua một con ngõ vắng với hình ảnh gần gũi, giản dị thì đến với khổ 2, điểm nhìn của tác giả đã phóng ra toàn cảnh cao rộng hơn: " Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. " Hai câu thơ đầu đăng đối, nhịp nhàng, kết hợp thủ pháp đối lập tương phản gợi ra những động thái ngược chiều nhau của sự vật, song vẫn rất đặc trưng cho cảnh sắc mùa thu. Dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như trong ngày hè, mà lững lờ trôi như đang ngẫm ngợi, suy tư. Tác giả đã lắng mình để cảm nhận được hồn túy của từng giọt nước trong veo mà sông đang chở. Hơi thở se lạnh của gió heo may khẽ mơn man cánh chim, khiến chúng vội vã, tất bật bay về phương Nam tránh rét. Câu thơ làm ta nhớ đến những cảm nhận khẽ và sâu của Huy Cận về trọng lượng của ráng chiều ấm áp:" Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa. "Bên cạnh hình ảnh được chọn lọc kĩ càng đại diện cho bầu trời và mặt đất, tác giả còn sử dụng từ ngữ rất đắt để thổi hồn vào cảnh vật:" Được lúc "làm sông trở nên sâu lắng, êm đềm;" bắt đầu "chỉ trạng thái bận rộn, xốn xang của đàn chim lại đối lập với cái" vắt nửa mình "điệu đà, duyên dáng của đám mây mùa hạ. Bằng biện pháp nhân hóa" mình ", tác giả đã hữu hình hóa bước đi của thời gian qua làn mây bồng bềnh, trang nhã. Đám mây ấy đâu chỉ được nhìn bằng mắt, mà còn được cảm bằng sự rung động từ trái tim và tâm hồn. Nhưng áng mây là thực, còn ranh giới mùa là ảo. Ta đâu biết nửa bên nào là của mùa hạ rực nắng, nửa bên nào là của mùa thu dịu dàng? Nhưng đến một lúc nào đó, đám mây ấy sẽ tràn sang trọn vẹn bầu trời thu như Nguyễn Khuyến đã viết" Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. " Những nét phác thảo cuối cùng của bức tranh thiên nhiên lúc sang thu được tác giả hoàn thiện ở khổ thơ cuối cùng. Nhờ phép liệt kê, các hình ảnh đặc trưng của mùa hạ được nhà thơ đặc biệt quan sát và diễn tả đầy đủ: " Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. " Nhưng bằng phép đảo ngữ và từ ngữ chỉ mức độ" vẫn còn bao nhiêu "," đã vơi dần "," cũng bớt ", các hiện tượng đó đã lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng bớt chói chang gay gắt hơn bởi gió se. Tác giả dùng từ" vơi "có giá trị gợi tả như sự đong đếm những sự vật có khối lượng cụ thể để diễn tả số lượng vô định, cho thấy những cơn mưa rào ào ạt, những tiếng sấm bất ngờ cũng dần thưa thớt, chầm chậm hơn. Hạ đã nhạt dần cho thu đậm nét. Trong khoảnh khắc giao mùa đó, hàng cây cổ thụ và thiên nhiên đất trời cũng thay đổi, bớt đi cái hối hả, náo động để trở nên điềm tĩnh, lắng đọng hơn. Quả như nhà họa sĩ thiên tài Leonardo Da Vinci từng nói:" Thơ là một bức họa để cảm thay vì để ngắm ", ở Sang thu, bạn đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp trong chiều sâu tư tưởng của bức tranh thiên nhiên. Mạch cảm xúc phát triển dựa theo trình tự suy ngẫm và chiêm nghiệm đầy tự nhiên: Bắt nguồn từ sự ngỡ ngàng thảng thốt trước những tín hiệu báo thu sang, say sưa ngây ngất khi nhận ra mùa thu đang hiện hữu ro rệt dần ở cảnh vật và lắng đọng ở những biến đổi âm thầm trong tâm hồn người. Bức họa tâm cảnh hiện ra sống động ngay từ hình ảnh làn sương thu" chùng chình qua ngõ "ở khổ thơ một. Hình tượng" ngõ "trong bài thơ không chỉ dừng lại ở một con ngõ cụ thể nơi làng quê thanh bình, mà còn đại diện cho cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa, đang mở rộng để đón chào làn sương buổi sớm. Rộng hơn nữa," ngõ "ấy biểu tượng cho cửa ngõ cuộc đời đã đánh dấu mái tóc pha sương của thi nhân Hạ Tri Chương: " Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi Hương âm vô cải mấn mao tồi ". Đó là dấu hiệu đầu tiên của con người khi bước sang lứa tuổi trung niên. Tiếp đến, những suy ngẫm của tác giả về thu đời người và đất nước rõ nét hơn qua khổ thơ thứ hai. Đặt đối ngẫu hình ảnh" sông "và" chim "dựa trên nét tương phản kết hợp phép nhân hóa, hai sự vật đó đã ẩn dụ sâu xa cho những trạng thái khác nhau của con người khi thu sang. Bước qua chiến tranh rực lửa - mùa hạ cháy bỏng của đất nước để đến với mùa thu thanh bình, có người như dòng sông nặng phù sa, sống chậm lại, thanh thản hiền hòa, cho phép mình nghỉ ngơi vì đã hoàn thành nhiệm vụ, có người lại như cánh chim chao liệng đầy khát vọng, sôi nổi chuẩn bị những kế hoạch mới để bù đắp lại khoảng thời gian đã mất mát trước kia. Sự liên tưởng đặc sắc của tác giả còn ẩn chứa ở hình ảnh" đám mây mùa hạ ". Đám mây ấy đại diện cho tuổi trẻ đầy khát khao, hoài bão, cuồng nhiệt sống, rực lửa cống hiến nhưng nay lại" vắt nửa mình sang thu ", vì vẫn còn nhiều dở dang, nuối tiếc không kịp thực hiện, như nhà thơ đã từng tâm sự:" Sự dở dang, mất mát.. ký ức. "Đồng thời, đám mây ấy còn ẩn dụ cho quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc mà thế hệ ngày nay sống trong hòa bình không bao giờ được quên. Nhà phê bình Vũ Nho đã từng nhận xét:" Hai khổ thơ trên rất đẹp trong tạo hình, rất tình trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ cuối mới là cái gốc của cây thơ ấy, để hoàn thiện hơn cái ý thơ sang thu của đời người đã thấp thoáng ở trên. "Qua hình ảnh ẩn dụ ở hai câu thơ cuối bài" Sấm cũng.. tuổi ", bạn đọc đã thấy được điều đó. Sấm tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những vang động bất thường của ngoại cảnh, còn" hcđt "biểu trưng cho những con người đã trải qua thời thanh xuân bồng bột, trở nên điềm tĩnh, chín chắn, sâu sắc hơn. Hơn thế nữa, ông còn gửi gắm trong hình ảnh này một chân lý rất sâu sắc và cảm động: Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã phải trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh của dân tộc vững vàng vượt qua thử thách, vượt lên phía trước trong công cuộc xây dựng đất nước. Trở lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ, Sang thu được viết vào mùa thu năm 1977, khi nước ta đã hòa bình độc lập nhưng vẫn còn nhiều vất vả khó khăn. Như nhà thơ Sóng Hồng quan niệm:" Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. ", bài thơ đã bộc lộ được bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ của đất nước khi chuyển mình sang một trang mới. Đồng thời, tác phẩm gửi gắm một mong đợi về nhân sinh được nén lại từ xúc cảm của người viết: Con người lúc" sang thu "vẫn còn những khát khao, ước mơ, nhưng cũng đã đến lúc phải lắng lại, chậm lại để nhìn lại những gì đã qua, những gì sắp tới, để nhận ra chân giá trị của cuộc sống, và nhanh chóng cân bằng nó để làm nhiều việc có ích hơn. Như Huỳnh Phan Anh tâm sự" Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hoặc cảm xúc", ở Sang thu, hồn thơ Hữu Thỉnh thật sâu sắc và nhân văn khi khơi gợi và đánh thức được tình cảm của mỗi người về tình yêu Tổ quốc và suy ngẫm về cuộc đời qua sự những biến đổi nhẹ nhàng, trong tĩnh, nên thơ của thiên nhiên đất trời.