Phân tích Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn Hai đứa trẻ - Thạch Lam dành cho hsg

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Thuý Nga, 30 Tháng ba 2023.

  1. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra (andecxen). Văn học bắt nguồn từ cuộc đời giống như những hạt nảy mầm trên đất mẹ rồi tỏa hương tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi. Vì vậy suy cho cùng văn chương bao giờ cũng phải bắt rễ từ mảnh đất cuộc đời. Giữa những tầng mây bay bổng của trào lưu văn học lãng mạn thì ngòi bút đặc biệt Thạch Lam đã viết lên những thiên truyện vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân thực, tái hiện cuộc sống thường ngày. Và tác phẩm Hai đứa trẻ là minh chứng rõ nét trong ngòi bút giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn của Thạch Lam. Tác phẩm đã tái hiện chân thực cuộc sống của một phố huyện nghèo khó cùng những xúc cảm thầm kín của một cô gái mới lớn- Liên.

    Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của Thạch Lam, từ điển bách khoa toàn thư viết "Thạch Lam là cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo". Giọng văn của Thạch Lam cũng như tấm gương phản chiếu con người ông: Trầm lắng đôn hậu và rất tinh tế. Vốn sinh ra ở Hà Nội nhưng tuổi thơ lại gắn liền với phố huyện Cẩm giàng-Hải Dương. Trên cái phố huyện nghèo ấy đã trở thành không gian nghệ thuật trong nhiều tác phẩm của nhà văn, khơi dậy nhiều cảm xúc cho độc giả.

    Nếu như trong tác phẩm "gió lạnh đầu mùa" Thạch Lam mở đầu bằng thời gian một buổi sáng mùa thu. Hay ở tác phẩm "dưới bóng hoàng lan" nhà văn lại mở đầu bằng một thời khắc đặc biệt-lúc chiều tàn. Cái giờ khắc ấy từ lâu vốn đã chẳng bao giờ mang đến niềm vui cho con người:

    Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Trông về quê mẹ ruột đau chínchiều.

    (Ca dao)

    Tại sao không tả cảnh bình minh hay ánh nắng trưa hè thôi à mà lại chọn cách mở đầu câu chuyện trong ánh hoàng hôn le lói cuối ngày? Phải chăng tác giả đang ngấm ngầm muốn vẽ lên chữ "tàn" ngay từ đầu: Toàn trong cảnh và cũng tàn trong cả kiếp người nơi đây?

    Trước hết Thạch Lam đã khiến người đọc có cơ hội chiêm ngưỡng bức tích họa dẹt lên từ những ngôn ngữ điêu luyện và tinh tế về một phố huyện lúc chiều tàn với những mảnh ghép: Âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh và đường nét. Nếu như trong tác phẩm "vợ nhặt" (Kim Lân) buổi chiều tối được nhà văn mở ra với âm thanh của tiếng quạ kêu, tiếng khóc đầy uất thì đến với hai đứa trẻ ta lại bắt gặp âm thanh của tiếng trống thu không. Tiếng trống vang lên để gọi buổi chiều. Nó vang lên từng hồi chậm rãi, rời rạc, báo hiệu một ngày sắp tàn. Bên cạnh đó là tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng và tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng hơi tối. Bạn hòa tấu cuối ngày gọi lên cho người đọc cảm giác buồn tẻ, ảm đạm vào cái thời khắc ngày sắp tàn. Với bút pháp lấy động tả Tĩnh Thạch Lam đã khéo léo vẽ lên một bức tranh phố huyện Yên ắng, tĩnh mịch và vắng vẻ. Phải yên ắng đến đâu, tĩnh mịch đến nhường nào mới có thể nghe được âm thanh nhỏ của tiếng muỗi đến vậy? Miêu tả âm thanh nhà văn còn phơi bày trước mắt người đọc nhịp sống, không khí nơi phố huyện: Chậm rãi, ngưng đọng, đúng như nhịp điệu câu văn: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru".

    Đến với mảnh ghép tiếp theo- mùi vị, nhà văn miêu tả "một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Miêu tả một vị của phố huyện này Thạch Lam đã cho thấy, đã phơi bày sự nghèo khó của phố huyện nơi chị em Liên đang sinh sống cũng như bao nơi khác trên đất nước ta thời điểm trước cách mạng tháng tám. Đất đai đối với mỗi quê hương luôn là cái gì đó thật thiêng liêng thật đáng quý và đáng được trân trọng:

    "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"

    (Chế Lan viên)

    Trong một bức tranh không thể thiếu màu sắc, hình ảnh và đường nét. Sắc màu trong bức tranh phố huyện cứ giảm dần theo hướng nóng sang lạnh: Đỏ-Hồng-đen. Đầu tiên là hình ảnh phương tây đỏ rực như lửa cháy. Ngay sau đó là gam màu dịu dần với màu hồng của những áng mây được nhà văn so sánh như hòn than sắp tàn. Cuối cùng là màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. Sự chuyển biến của màu sắc đã cho thấy bước đi nhanh của thời gian đang chuyển dần từ chiều về tối. Mặc dù vẽ về bức tranh phố huyện nghèo yên tĩnh qua đó người đọc vẫn cảm nhận được bên cạnh những hình ảnh hết sức quen thuộc bình dị gần gũi là một nỗi buồn man mác lạ kỳ. Có lẽ phải sự đìu hiu Tĩnh lịch sự xâm chiếm ồ ạt của bóng tối hay cũng chính bởi tài năng văn chương của ngòi bút Thạch Lam.

    Không tập trung miêu tải hình ảnh chợ vãn với những quán liêu xiêu, gầy guộc, với những kiếp người gầy gò, run rẩy như trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê, hay Gió lạnh đầu mùa. Đến với hai đứa trẻ Thạch Lam lại đặc biệt nhấn mạnh sự nghèo khó với một cuộc sống xơ xác, tiêu điều: Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.. khu chợ huyện nằm giữa phố ấy vậy mà lại hiện lên thật vắng vẻ xơ xác. Nhớ lại khi xưa bà huyện Thanh quan cũng đã từng miêu tả về một cảnh chợ thưa thớt, vắng người như thế: "Lác đác bên sông chợ mấy nhà". Nó khác hẳn với hình ảnh phiên chợ quê náo nhiệt trong thơ Nguyễn Trãi:

    "Lao xao chợ cá làng ngư phủ

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch Dương"

    Qua hình ảnh chợ huyện vắng và trống trải với những rác rưởi còn sót lại trên nền đất cát, Thạch Lam đã phơi bày trước mắt người đọc sự nghèo khó, đói khổ, cơ cực của bao kiếp người tàn nơi đây. Bắt gặp đầu tiên là hình ảnh của những đứa trẻ hiện nay nơi phố huyện. Không phải hình ảnh những đứa trẻ vui đùa tinh nghịch chạy nhảy trên thảm cỏ xanh công viên mà là mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven cái chợ cúi Lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Cuộc sống nghèo đói đã đẩy chúng phải sống trên Những đống rác rưởi bỏ lại, phải gieo hi vọng nhặt nhanh thanh lứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại. Cuộc đời của chúng, tương lai của chúng thật tăm tối, bế tắc chừng nào.

    Đó còn là hình ảnh của mảnh đời chị tí. Chị xuất hiện giữa không gian đang dần về tối của phố huyện. Chị là một người lao động nghèo, buổi ban ngày chị đi mò cua bắt ốc. Tôi đến lại mỏ hàng nước từ chập tối cho đến đêm chỉ để kiếm thêm vài đồng lẻ mà cũng "chả kiếm được bao nhiêu". Cái quán nước của chị cũng nhỏ nhoi và khách hàng của chị cũng chỉ là những người lao động nghèo khổ: Mấy chú lính Lệ, mấy người phu gạo, phu xe, người nhà thấy thừa.. Họ chỉ cao hứng mới vào quán chị, thế nên cái quán cũng không kiếm được bao nhiêu đồng lời.

    Trong bóng đêm của phố huyện, những cảnh đời xuất hiện chỉ thoáng qua như những chiếc bóng. Nhà có chấm lửa nhỏ mà bé An nhận ra đó là bác siêu. Các siêu bắn phở nhưng đối với người dân phố huyện nghèo, món phở của bác là thứ quà xa xỉ không ai dám mơ tới. Vì thế gánh hàng phở của bác có nguy cơ ế ẩm. Rồi lại thêm gánh hát của gia đình bác sẩm cũng đang ế khách "họ ngồi trên manh chiếu, cái thau sách trắng để trước mặt nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe". Đời sống vật chất và tinh thần nơi đây đều ế ẩm, cạn kiệt.

    Cuộc sống vắng hẳn những câu hát và niềm vui. Chị có tiếng đàn bầu nơi bác sẩm bật lên trong yên lặng. Mặc dù vẫn có xuất hiện tiếng cười, nhưng đó là tiếng cười khanh khách của cụ Thi điên-một người cụ già, hơi điên và nghiện rượu. Tiếng cười ấy khiến chị em Liên run sợ nhưng cũng xót xa khi thấy một tuổi già tàn lụi với tiếng cười khanh khách lần về phía bóng tối. Điều đó cũng gieo vào lòng người đọc bao nỗi đau day dứt khôn nguôi.

    Phú huyện ấy với bấy nhiêu con người đang dần lụi tắt, nay lại thêm một gia đình nữa "bỏ Hà Nội về quê ở" vì người cha mất việc. Người mẹ "đầu tắt mặt tối" bên gánh hàng sáo, còn hai đứa con trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, đó chính là gia đình Liên. Họ đến và nhập vào cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ, quẩn quanh, bế tắc nơi đây. Tất cả những kiếp người sống ở đó đều gọi lên sự tàn tạ. Từ đó lấy đi biết bao nước mắt và niềm xót thương nơi trái tim độc giả.

    Người Ta thường nói "tức cảnh sinh tình. Đứng trước bức tranh phố huyện lúc chiều về, đẹp nhưng đó là vẻ đẹp đượm buồn. Một cô gái có tâm hồn nhạy cảm như Liên sao có thể dửng dưng vô cảm" nên không hiểu sao nhưng chị thấy trong lòng buồn man mác trước cái giờ khắc ngày tàn ". Một nỗi buồn mà đến chính Liên cũng không hiểu tại sao. Nó mơ hồ nhưng luôn thường trực. Nhà thơ Xuân diệu khi đi giữa buổi chiều thu cũng thấy dậy lên trong lòng một nỗi buồn khó xác định:

    " Hôm nay trời nhẹ lên cao

    Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"

    Cô bé Liên khi đứng trước bức tranh phố huyện nghèo khó nhìn những kiếp người lầm than, Liên thấy động lòng thương nhưng chính trị cũng không có tiền để mà cho chúng. Chị thương nhưng chị cũng chẳng thể làm gì. Từ những cảm nhận tinh tế rất rõ mùi riêng của đất, của quê hương, những nỗi niềm cảm thông, xót thương con người nơi phố huyện cũng đủ để thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng tình yêu, sự gắn bó với quê hương. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo trong chính con người của Liên dù là khi cô vẫn là một đứa trẻ.

    Như vậy bằng mắt quan sát tỉ mỉ, ngòi bút tinh tế điêu luyện, vận dụng xuất sắc thủ pháp lấy động tả Tĩnh. Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn đã hiện lên trước mắt người đọc với âm thanh, màu sắc, hình ảnh thật rõ nét. Kết hợp với miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cuộc sống và tâm trạng nhân vật Liên.. Tất cả đã gọi lên cho người đọc một nỗi buồn man mác và một ấn tượng khó có thể phai mờ.

    Kết bài: .
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...