Phân tích bức tranh phố huyện về đêm cùng hình ảnh chuyến tàu bài Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyentrang005, 1 Tháng ba 2022.

  1. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    HAI ĐỨA TRẺ - BỨC TRANH PHỐ HUYỆN LÚC VỀ ĐÊM

    Mở Bài:

    Thạch Lam - một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 của thế kỉ trước. Là một người con của tự lực văn đoàn nhưng quan niệm văn chương của ông lành mạnh và tiến bộ, không quá xa vời thực tại như những cây bút khác trong nhóm. Với sở trường về truyện ngắn, mỗi truyện của Thạch Lam không có cốt truyện tựa như một bài thơ trữ tình đượm buồn và có lẽ "Hai đứa trẻ" là minh chứng rõ ràng nhất cho phong cách sáng tác của ông. "Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bằng chất văn nhẹ nhàng mà tinh tế, truyện mang đến cho người đọc những xúc cảm về một hiện thực nghèo nàn nơi phố huyện với những kiếp người tàn sống trong bóng tối u uất. Những hình ảnh trong tác phẩm tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, bức tranh phố huyện lúc về khuya cùng hình ảnh chuyến tàu đêm đã gây ấn tượng khó phai khiến ta phải trăn trở, nghĩ suy.

    Thân bài

    *Khái quát chung:


    Bức tranh phố huyện trong tác phẩm hiện lên qua cảm nhận của nhân thực Liên - ngôi kể thứ ba – có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên khách quan, chân thực và có tính hiện thực.

    Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác, có đường tàu đi qua, một ga xép, một cái chợ nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng. Thời gian là một buổi chiều muộn và cảnh đầu hôm cho đến lúc chuyến tàu chạy qua. Nơi đây nghèo túng và với những kiếp người trôi nổi, kiếm sống qua ngày bằng nhiều nghề khác nhau. Nhân vật chính trong câu truyện là Liên và An, hai chị em trông hàng quán cho mẹ. Nhà Liên cũng không mấy khả giả, phải bươn trải kiếm sống từ nhỏ, nên tâm hồn Liên sớm trở nên già dặn trước tuổi. Nếu những đứa trẻ bằng tuổi Liên lúc bấy giờ còn vô tư hồn nhiên, thì Liên đã là một cô gái phải suy nghĩ nhiều về cuộc sống. Cuộc sống ở đây nghèo khó và tù túng đến nỗi, con người như mòn ra, rỉ đi.

    *Hình ảnh trước khi tàu đến

    Trước khi tàu đến, nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây, cuộc sống thường ngày vẫn cứ thế diễn ra theo thời gian. Vợ chồng bác Xẩm đánh lên tiếng đàn bầu cùng thằng con nhỏ bò dưới đất, quán hàng nước của chị Tí vẫn mở ra từ chập tối đến tận đêm khuya, khách hàng quen thuộc của chị là những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ, người nhà cụ thừa, cụ lục – đều là những người có cuộc sống nghèo khổ như chính mẹ con chị Tí vậy.. Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này sang ngày khác. Nhịp sống lặp đi lặp lại không thay đổi. Nói lên cái mòn mỏi vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo khổ mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải nhàm chán. Cảnh sống ấy đúng như nhà thơ Huy Cận đã từng viết:

    "Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu

    Tới hay lui cũng từng ấy mặt người"​

    Có thể nói, bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và về đêm như một dàn cảnh để chuẩn bị cho phần thứ ba: Cảnh chị em Liên cố thức đợi đoàn tàu khuya đến rồi đi qua.

    *Hình ảnh đoàn tàu lúc tới:

    Khi tàu gần đến, phố huyện dường như rộn ràng hơn bởi bởi bóng dáng của vài ba người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc.

    Chuyến tàu đêm xuất hiện trên phố huyện nghèo được miêu tả rất tỉ mỉ từ xa đến gần, từ gần đến xa và được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau. Đó là một chuyến tàu bình thường như bao ngày, nó quen thuộc với mỗi người dân nơi phố huyện nghèo, nhưng hình ảnh và âm thanh của chuyến tàu quen thuộc ấy vẫn mang đến những bồi hồi, mong chờ cho hai chị em An và Liên.

    Tín hiệu đầu tiên để hai đứa trẻ nhận ra đoàn tàu là ánh sáng đèn ghi. Cả hai tập trung thị giác để quan sát thật kĩ và cảm nhận thế giới của ánh sáng và âm thanh vang động. Tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy ngọn lửa xanh biếc như ma trơi, đã xúc động khi nghe thấy tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi – trong tâm trí Liên tiếng còi trở thành một âm thanh mơ hồ, xao xuyến, ngân vang, tiếng còi dịu dàng trong gió đêm, trong sự chờ đợi da diết của con người. Thế rồi, hai chị em choáng ngợp trước hình ảnh đoàn tàu rầm rộ đi tới, háo hức lắng nghe tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi.. tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, quan sát thấy cả một làn khói trắng phía xa.. Khi đoàn tàu ngang qua, Liên và An say mê ngắm nhìn các toa tàu đèn sáng trưng.. những toa trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Và sau cùng, khi đoàn xa khuất vào đêm tối, chỉ để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.. chiếc đèn xanh treo trên toa cuối cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, hai đứa trẻ vẫn ngẩn ngơ dõi theo cái chấm nhỏ của ngọn đèn ấy trong niềm nuối tiếc, khát khao. Chuyến tàu đã làm phố huyện sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi chìm vào đêm tối. Đó là những nguồn sáng được nắm bắt kĩ lưỡng khác hẳn với bao nguồn sáng nơi phố huyện. Nó rực rỡ, sáng lòa, sang trọng chứ không tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng của các ngọn đèn nơi đây.

    Âm thanh cũng khác biệt hoàn toàn so với thứ âm thanh cố hữu nơi phố huyện tĩnh lặng. Âm thanh đoàn tàu vang động, mạnh mẽ, ồn ào và náo nhiệt. Một bữa tiệc âm thanh chóng vánh đã được dọn chớp nhoáng nơi phố huyện làm thỏa mãn niềm mong mỏi, đợi chờ của những con người nơi đây.

    * Tâm trạng của chị em Liên và mọi người khi tàu rời đi:

    Chuyến tàu hôm ấy không đông như bao chuyến tàu trước nhưng vẫn mang đến cho tâm hồn những đứa trẻ kia bao cảm xúc xốn xang. Bởi lẽ, đó là ước mơ, là khát khao nhỏ nhoi về những điều đẹp đẽ, những hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Bị giam cầm trong bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ, lầm lũi, vô vọng của những người dân nơi phố huyện, Liên nhớ về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ ở Hà Nội, như thể một phản kháng hồn nhiên của tuổi thơ. Hai chị em Liên cố thức đợi tàu không chỉ vì lời mẹ dặn, đoàn tàu đến may ra còn bán được chút gì mà còn là sự ngóng đợi sâu thẳm trong tâm hồn của chị em Liên. Chuyến tàu mang theo những ánh sáng ước vọng và cả những kí ức trẻ thơ, khiến Liên nhớ về những ngày ở Hà Nội. Lúc đó, mẹ Liên còn nhiều tiền, chị em Liên được đi chơi bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh, đỏ.. Và kỉ niệm đó còn là vùng sáng lấp lánh. Hà nội nhiều đèn quá, Hà nội xa xăm, sáng rực và huyên náo.

    Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ, ồn ào lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần như đã thành nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa.

    * Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm:

    Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khát khao, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Đoàn tàu đã mang đến một thời gian hoàn toàn khác hẳn với thời gian tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo. Phép tương phản đã nhấn mạnh vào sự đối lập giữa hai thời gian đó: Một thế giới đẹp đẽ, huyên náo đối lập với cái tối tăm, lặng lẽ của phố huyện nghèo: Nếu phố huyện tàn tạ, tối tăm thì đoàn tàu sáng trưng và rực rỡ, nếu phố huyện tù đọng, ngưng trệ thì đoàn tàu náo nhiệt và sống động, nếu phố huyện xơ xác, nghèo khổ thì đoàn tàu sang trọng và giàu có. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc một thế giới quá xa xôi và nó càng sáng rực vui vẻ, huyện náo bao nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nơi phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng bấy nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nao chờ đợi.

    Hiện tại tăm tối, tương lai mù mịt, những người dân phố huyện chỉ còn biết chờ đợi mơ hồ, vu vơ. Còn gì đáng thương hơn khi người ta ngồi trong bóng tối và mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc với hai đứa trẻ, với người dân phố huyện là gì? Chẳng có gì to tát, chỉ là mong một chuyến tàu Hà Nội đi qua. Con tàu đã mang đến một thế giới khác hẳn với những kiếp người tàn lụi, nghèo khổ nơi đây. Sự tương phản ấy không chỉ phản ánh được hiện thực mà còn cho thấy được tâm hồn luôn vươn tới ánh sáng, trân trọng và ước mơ về điều tốt đẹp trong tương lai, nhen nhóm khát vọng âm thầm về ngày mai, dẫu chỉ là một ngày mai mơ hồ.

    Việc xây dựng hình ảnh đoàn tàu đi ngang qua phố huyện đã mang lại thông điệp:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Kết bài

    Đọc "Hai Đứa Trẻ" nói chung và bức tranh phố huyện về khuya khi có chuyến tàu đêm ngang qua, người đọc thấy hiện lên trước mắt quang cảnh của một phần xã hội Việt Nam trước Cách mạng, nghèo đói, xơ xác và tiêu điều. Quả thật đây là bức tranh phố huyện về khuya tuyệt diệu chứa đựng nhiều nỗi niềm xót thương đối với con người sống nghèo đói, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ Đó cũng chính là tấm lòng sâu kín của Thạch Lam giành cho mảnh đất và con người quê hương. Nhà văn cũng nói hộ niềm ao ước được sống trong một thế giới tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn của biết bao cuộc đời nghèo khổ, quẩn quanh trước cách mạng.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...