Phân tích bức tranh những vị đại sứ của họa sĩ Hans Holbein

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi khunglongbietbay, 13 Tháng bảy 2022.

  1. khunglongbietbay

    Bài viết:
    41
    Tranh Những vị đại sứ/ Những sứ thần của Hans Holbein là biểu tượng của Phục Hưng Châu nhưng mãi đến thế kỉ XIX mới được phát hiện. Những người mẫu và những đồ vật bí ẩn của của nó đem đến cho ta những khám phá phong phú về thời kì này.

    [​IMG]

    "Ở tầng dưới có hai quyển sách (một quyển Thánh ca và một quyển số học của nhà buôn), một cây đàn luýt, một quả địa cầu, một hộp ống sáo, một bộ eke và một cặp compa. Ở tầng trên có một quả cầu bầu trời, nhiều dụng cụ khoa học cực kì chuyên môn: Những góc phần tư, những đồng hồ mặt trời và một torque tum (đồng hồ và dụng cụ trợ giúp cho nghề hàng hải). Những đồ vật này thể hiện cho bảy môn nghệ thuật tự do tạo nền móng cho giáo dục thời Phục Hưng. Ba nghệ thuật căn bản - ngữ học, logic, hùng biện - được biết dưới tên gọi Trivium (tam khoa). "

    "Quadrivium (tứ khoa) gồm số học, âm nhạc, hình học và thiên văn, tất cả rõ ràng đã được thể hiện trong miêu tả chính xác của Holbein: Quyển sách số học, chiếc đàn luýt và những dụng cụ khoa học."

    "Khoa học nhân văn có bước phát triển mới đầy ý nghĩa ở Châu u vào cuối thế kỉ XIV và thế kỉ XV, liên hệ với việc nghiên cứu các văn bản cổ điển tiếng Hy Lạp và Latin, văn hóa, chính trị và triết học. Tính uyển chuyển của Studia Humanitatis khuyến khích nghiên cứu những môn học đa dạng đã trở thành trung tâm tư tưởng Phục Hưng, như cổ ngữ, văn chương, lịch sử và triết học đạo đức."


    Những đồ vật trên bàn được chọn để gợi lên rằng cương vị của những con người thể tục, sử dụng học vấn của mình để theo đuổi công danh và tham vọng trong các giới chính trị và tôn giáo liên quan mật thiết với hiểu biết của họ về các tư tưởng nhân văn. Bức họa hàm ý rằng kiến thức của họ về các môn học được thể hiện bằng những đồ vật này là vô cùng quan trọng cho những tham vọng thể tục và sự thành công.

    Tuy nhiên, Phục Hưng cũng có những mặt tối. Nếu chúng ta nhìn gần hơn nữa vào những đồ vật bên trong tranh của Holbein, chúng ta sẽ thấy một phiên bản hoàng toàn khác về thời Phục Hưng. Ở ngăn dưới của chiếc bàn, một sợi dây của chiếc đàn luýt bị đứt - biểu tượng của sự bất hòa. Bên cạnh chiếc đàn luýt là cuốn thánh ca để mở, có thể nhận ra là tác phẩm của nhà cải cách tôn giáo Martin Luther. Ở mép bên phải của bức tranh, tấm rèm vén nhẹ lên để lộ một chiếc thánh giá bằng bạc. Những đồ vật này thu hút chú ý của chúng ta vào cuộc tranh luận và bất hòa về tôn giáo thời Phục Hưng. Khi Holbein vẽ bức tranh này, tư tưởng thanh giáo của Martin Luther đang quét qua Châu u, thách thức uy quyền vững chắc của nhà thờ Công giáo. Chiếc đàn luýt bị đứt dây là biểu tượng mạnh mẽ về xung đột tôn giáo được Holbein mô tả đặc trưng qua việc ông đặt nó cạnh quyển thánh ca của Luther và bên kia là chiếc thánh giá công giáo.

    Từ khoảng thời gian rất sớm, con người đã bắt đầu hình thành nhận thức đề cao trí tuệ và sức mạnh cá nhân của con người thay vì khuất phục, quỳ gối hoàn toàn trước đấng thần linh tối cao. Đây cũng chính là bước đổi mới đầy tích cực trong tư duy nhận thức của con người. Có niềm tin vào giá trị và sức mạnh cá nhân, con người ta lên đường đi tìm chân lý và tự làm chủ cuộc đời mình, tự xoay chuyển vận mệnh nhờ tài năng, trí tuệ. Con người tuy nhỏ bé, có phần yếu đuối hơn khi đứng trước vũ trụ rộng lớn, các đấng tối cao thiêng liêng nhưng con người mang trong mình sức mạnh nội tại, trí tuệ của con người có thể kiến tạo nên tất cả. Những thành tựu khoa học kĩ thuật, phát kiến thiên văn học, nghệ thuật với những con người tài ba như Shakespeare, John Milton, Spencer, Michelangelo Buonarroti, Leonardo da Vinci.. đã chứng minh tất cả những lý thuyết ấy. Dấu ấn của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng đã được phát huy một cách sâu sắc, nó truyền một luồng cảm hứng mạnh mẽ cho những nghệ sĩ vĩ đại ở các thế hệ sau, cũng như những trào lưu sau này chống lại nó.

    Phục Hưng - một dẫn nhập.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...