Liên hệ mở rộng tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bả tửu vấn nguyệt, 30 Tháng chín 2023.

  1. Để một bài NLVH trở nên phong phú hơn thì ta không thể thiếu phần liên hệ mở rộng cho tác phẩm. "Vợ nhặt" là một tác phẩm hay và không thiếu "đất" cho chúng ta liên hệ và sau đây là một số cách mở rộng liên hệ cho truyện ngắn này.



    [​IMG]

    1, Liên hệ với tác phẩm khác:

    Trong tác phẩm của mình, Kim Lân đã sử dụng thủ pháp đối lập để cho thấy sự thay đổi của gia đình Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi Tràng có vợ. Tử không gian tăm tối, chết chóc trong buổi chiều chập choạng từ khi Tràng đưa người vợ nhặt về giờ đây đã trở thành một không gian sáng sủa, tươi mới và ngập tràn sức sống. Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng trong "Vợ nhặt" dường như có sự gặp gỡ với truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Tuy nhiên nếu trong văn Thạch Lam bóng tối bao phủ, đen đặc vào nước chụp ảnh sáng thì trong những trang viết của Kim Lân càng về sau, ánh sáng lại lan tỏa và đẩy lùi bóng tối. Sự khác biệt này thể hiện nhãn quan tiến bộ của Kim Lân - một nhà văn cách mạng. Ông không chỉ coi người nông dân là nạn nhân của Hoàn cảnh mà còn bày tỏ niềm tin yêu vào khả năng đổi đời của họ.

    2, Liên hệ với vấn đề lý luận văn học:

    Nhà văn chân chính trước hết phải là "nhà nhân đạo từ trong cốt tủy" (Sekhov). Nếu không tác phẩm của anh sẽ trở thành "bông hoa điếc" giữa đời. Tức vậy để chạm tới trái tim người đọc, Kim Lân Không chỉ cần có tài năng trong việc miêu tả tâm lý nhân vật mà còn cần phải có sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với người nông dân để phát hiện và nâng niu những hạt ngọc tỏa sáng trong tâm hồn họ. Có lẽ vì vậy mà sâu thẳm bên trong một người mẹ già khốn khổ, một chàng thanh niên nghèo ế vợ và một người phụ nữ từng vì miếng ăn mà đánh mất danh dự tao vẫn thấy lấp lánh vẻ đẹp tình người và khát khao hạnh phúc đáng trân trọng.

    3, Liên hệ với phong cách nghệ thuật nhà văn:

    Nhà văn Kim Lân vốn được ví như "đứa con đẻ của đồng ruộng" Có lẽ chính bởi ông có sự am hiểu và thấu cảm sâu sắc với những nỗi niềm, tâm trạng của người nông dân. Bởi vậy nên hình tượng người nông dân mà ông xây dựng nên luôn mang vẻ đẹp chất phác, hồn nhiên trong chính cách họ biểu lộ cảm xúc. Phải chăng vì vậy mà nhân vật của ông chân thực như bước từ đời vào trong trang sách? Một anh cu Tràng ngờ nghệch, vô tư nhưng cũng có những phút giây trở nên tinh tế và trưởng thành. Một bà cụ Tứ khốn khổ, tội nghiệp nhưng cũng có những khoảnh khắc bừng sáng nhờ niềm hạnh phúc vừa được vui vén. Một người vợ nhặt chao chát chỏng lỏn nhưng khi trở thành vợ thành dâu thì trở nên hiền dịu lạ thường. Tất cả họ đã thổi hồn vào tác phẩm để tạo nên một "thế giới sống" và "một thế giới biết nói" trong văn học.

    4, Liên hệ chi tiết giống:

    Trong bữa cơm gia đình ngày đói, bà cụ Tứ đã nhắc đến đàn gà và những quả trứng. Đây không phải là một chi tiết ngẫu nhiên bởi ngược dòng về xa xưa, người nông dân Việt Nam trong cảnh mất mùa đói kém cũng đã mượn hình ảnh đàn gà quả trứng để thể hiện sự lạc quan của mình:

    "Chớ than phận khó ai ơi

    Còn da: Lông mọc, còn chồi: Nảy cây"

    Người mẹ già ấy đủ trong hoàn cảnh tối sầm lại vì đói khát nhưng vẫn luôn giữ niềm lạc quan vì bà tin tưởng rằng thị và Tràng sau khi cưới nhau sẽ chăm lo làm ăn rồi hoàn cảnh gia đình sẽ khấm khá hơn. Người nông dân xưa dành dụm tích cóp đi vay đi mượn vất vả lắm mới được vài quan tiền đi mua gà, đến khi ấp trứng tưởng chừng được hưởng thành quả sau bao khổ công thì trứng đều bị ung và bị ăn mất. Tưởng chừng đã rơi xuống đáy tuyệt vọng nhưng không, họ vẫn nở một nụ cười và dặn nhau: "Chớ than phận khó". Truyền thống lạc quan ấy của người nông dân cũng đã được kéo dài và tiếp nối ở bà cụ Tứ.

    5, Liên hệ đến đám ma trong "Hạnh phúc của một tang gia" :

    "Đám cưới" của Tràng và thị trong tác phẩm có thể nói là một đám cưới không có gì. Đám cưới ấy không có dạm hỏi, không có sự chứng kiến chúc phúc của quan viên hai họ, không có sính lễ, không có mai mối, tóm lại là một chữ không. Đến cả bữa cơm đầu tiên sau ngày cưới cũng vô cùng thảm thương: Chỉ có một niêu cháo lõng bõng và một nồi cháo cám. Nhưng nhìn sâu xa hơn ta sẽ thấy đám cưới ấy tưởng chừng không có gì nhưng lại vô cùng đầy đủ và ấm áp nhờ tình người của những con người nghèo khổ. Tình yêu thương, sự nhân ái đã đền bf những gì còn thiếu cho ngày cưới. Ngược lại, nhìn về cảnh đám ma trong "Số đỏ", ta thấy đám ma ấy sang trọng, hoành tráng, nghi thức nghi lễ, con cháu đầy đủ, tưởng như có tất cả nhưng lại chẳng có gì vì trong đám ma ấy lại thiếu đi thứ cơ bản nhất: Sự tiếc thương cho người đã khuất. Những đứa con cháu rơi nước mắt mà là nước mắt giả tạo, vô nghĩa.
     
    Admin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng chín 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...