Liên hệ mở rộng hay nhất Việt Bắc (Tố Hữu)

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Hà Linh Linh, 5 Tháng ba 2024.

  1. Hà Linh Linh

    Bài viết:
    8
    I. Nhận định

    "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ."

    (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)

    "Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần."

    (Nhà thơ Chế Lan Viên)

    "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đến trình độ là thơ rất trữ tình, trong từng giai đoạn gay go của cuộc đấu tranh, thơ chính trị đạt đến thơ hay, là niềm vui sướng cho tâm và trí của người đọc."

    (Nhà thơ Xuân Diệu)

    "Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên."

    (Nhà thơ Xuân Diệu)

    "Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi."

    (Nhà thơ Tố Hữu)

    II. Liên hệ

    V Cách xưng hô "mình - ta"

    "Mình về ta chẳng cho về

    Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ"

    Hay:

    "Mình nói dối ta mình hãy còn son

    Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò

    Con mình những trấu cùng tro

    Ta đi gánh nước tắm cho con mình"

    (Ca dao)

    V Cách ví von, so sánh:

    Qua đình ngả nón trông đình

    Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

    Qua cầu ngả nón trông cầu

    Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

    V Tập Kiều

    Những là rày ước mai ao

    Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

    V Tình cảm của nhà thơ đối với mảnh đất, con người Việt Bắc

    "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

    Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"

    ( "Tiếng hát con tàu" - Chế Lan Viên)

    "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    ( "Tây Tiến" - Quang Dũng)

    V Khúc hát chia ly

    "Nhủ rồi tay lại cầm tay

    Bước đi một bước giây giây lại dừng"

    ( "Chinh phụ ngâm" - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)

    "Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình

    Lời chưa nói thì bàn tay đã nói

    Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại

    Còn bồi hồi trong những ngón tay ta."

    ( "Hơi ấm bàn tay" - Lưu Quang Vũ)

    Nhưng hơn cả cái "cầm tay", "nắm tay" của những cuộc chia ly thông thường, trong thời đại cách mạng, hành động đó còn là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng đồng của 1 dân tộc khát khao độc lập:

    "Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất Nước vẹn tròn, to lớn"

    (Nguyễn Khoa Điềm)

    "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

    (Chính Hữu)

    "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi"

    (Phạm Tiến Duật)

    V Bức tranh tứ bình

    "Mùa đông lạnh gió lùa qua phên cửa

    Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn

    Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ

    Ai có về tôi gửi áo len cho".

    (Việt Phương)

    "Ôi sáng xuân nay xuân 41

    Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

    Bác về im lặng con chim hót

    Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ"

    (Tố Hữu)

    "Cô hái mơ ơi! Cô hái mơ

    Chẳng trả lời tôi lấy một lời

    Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng

    Rừng mơ hiu hắt, lá mơ rơi."

    (Nguyễn Bính)

    "Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    "Cô em xóm núi xay ngô tối

    Xay hết lò than đã rực hồng"

    (Hồ Chí Minh)

    "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng" (Nguyễn Bính)

    "Trong vườn sắc đỏ rũa mãu xanh" (Xuân Diệu)

    "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" (Nguyễn Trãi)

    "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá" (Xuân Diệu)

    "Mình về thành thị xa xôi

    Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng

    Phố đông, còn nhớ bản làng

    Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng."

    (Tố Hữu)

    "Giữa dòng bàn bạc việc quân

    Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

    (Hồ Chí Minh)

    V Đoàn quân ra trận

    "Trường Sơn mây núi lô xô

    Quân đi, sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng.."

    (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu, 1973)

    "Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận

    Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác"

    (Bài hát "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" - Huy Thục, 1969)

    "Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc

    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa"

    ( "Tiến quân ca" - Văn Cao, 1944)

    V Ánh sao

    "Anh đi bộ đội sao trên mũ

    Mãi mãi là sao sáng dẫn đường"

    (Vũ Cao)

    "Đầu súng trăng treo"

    (Chính Hữu)

    V Thành ngữ, Tục ngữ, Ca dao

    - Chân cứng đá mềm

    - Uống nước nhớ nguồn

    - Con người có tổ có tông

    Như cây có cội, như sông có nguồn

    V Tình cảm cách mạng hướng đến Bác, đến Đảng

    Với Bác Hồ, có lẽ không ai trong chúng ta không thuộc ít nhất một bài thơ của Tố Hữu viết về Người:

    "Người là Cha, là Bác, là Anh

    Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

    * * * Bác sống như trời đất của ta

    Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa."

    (Bác ơi)

    Vì sao Trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

    Như một niềm tin, như dũng khí

    Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh.

    (Theo chân Bác)
     
    Phương Bíchlương lam lâm thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...