Liên hệ mở rộng hay nhất Tây Tiến (Quang Dũng)

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Hà Linh Linh, 5 Tháng ba 2024.

  1. Hà Linh Linh

    Bài viết:
    8
    I. NHẬN ĐỊNH

    V "Tôi làm bài thơ này rất nhanh, làm xong đọc trước đại biểu được hội, được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vây, tôi chả chút lí luận gì về thơ cả." (Quang Dũng)

    V "Một bài thơ kì diệu và có 1 vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ làm sống dậy cả trung đoàn, khiến địa danh Tây tiến trường tồn trong lịch sử và kí ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt và thơ ca Việt". (NPBVH Phạm Xuân Nguyên)

    V "Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ". (Nhà thơ Phan Quế)

    V "Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại" (Nhà thơ Trần Lê Văn)

    V "Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn" (TS. Đinh Minh Hằng)

    V "Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miêng" (Xuân Diệu)

    V "Bút pháp của Quang Dũng thích tung hoành trong biên độ rất rộng, giữa những nét khỏe khoắn dữ dằn và những nét tinh vi, e ấp" (Vũ Quần Phương).

    V "Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

    Quân đi lớp lớp động cây rừng

    Và bài thơ ấy, con người ấy

    Vẫn sống muôn đời với núi sông"

    (Giang Nam)

    II. LIÊN HỆ

    1. Đề tài

    - Đề tài người lính

    Dân tộc ta đã tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã giành thắng lợi vẻ vang. Lẽ tất nhiên, ở đất nước mà hơn ba mươi năm không dời tay súng, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất, đáng yêu nhất là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Những chiến sỹ bộ đội cụ Hồ anh vệ quốc quân trước kia, anh giải phóng quân sau này đã đi qua 2 cuộc kháng chiến và viết lên những chiến công chói lọi: Điện Biên Phủ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Điện Biên Phủ trên không, đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa xuân 1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những chiến công đó đã đi vào lịch sử như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đó là bước đi của người anh hùng tiếp nối con đường rực rỡ của cha ông, đang nhịp bước cùng thời đại với tư cách của "Người lính đi đầu" . Vì thế, trong cuộc sống cũng như trong thơ ca, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ bao giờ cũng chiếm chỗ cao nhất trong tâm hồn quần chúng và trong trái tim của các nhà thơ.

    Sớm nhất là hình ảnh những người chiến sĩ trong tên gọi anh Vệ quốc quân. Đấy là lớp người đầu tiên đứng lên cầm súng theo tiếng gọi của Bác Hồ, đi kháng chiến và trở thành những người tiên phong, mà ngay tên gọi thôi cũng đủ để dấy lên một niềm thân thương kiêu hãnh: Anh Bộ đội Cụ Hồ. Đấy là những người lính phần lớn không được đào tạo một cách chính quy, không qua trường lớp và với mọi thành phần xuất thân – thể hiện tinh thần đoàn kết của cả một dân tộc luôn biết nắm chặt tay nhau để bảo vệ lãnh thổ, phong hóa, đời sống, số phận của chính mình. Những người chiến sĩ ấy xuất hiện một cách giản dị, đời thường, thậm chí đôi khi còn tội nghiệp nếu không chú ý đến phẩm chất anh hùng của họ:

    Lũ chúng tôi

    Bọn người tứ xứ

    Gặp nhau hồi chưa biết chữ

    Quen nhau từ buổi "một hai"

    Súng bắn chưa quen,

    Quân sự mươi bài

    (Nhớ – Hồng Nguyên)

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    (Đồng chí – Chính Hữu)

    Dĩ nhiên trong khí thế toàn dân tộc lên đường, thì không thể thiếu thành phần "tinh hoa" trong đội ngũ ấy: Những người lính xuất thân học sinh, sinh viên, trí thức.. Vậy nên bên cạnh vẻ đẹp chân chất kia, người ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của sự hào hoa, lịch lãm của những học sinh, sinh viên, trí thức – nhất là những người con thủ đô. Đó là những thanh niên ưu tú "xếp bút nghiên theo việc đao cung". Vẻ đẹp của họ được soi rọi, ngời sáng trong "Tây Tiến" của Quang Dũng.

    - Đề tài Tây Bắc

    Nói đến Tây Bắc, chúng ta không quên những vùng rừng núi điệp trùng, "những bản sương giăng, những đèo mây phủ". Chúng ta cũng nhớ ngay đến một chiến trường lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với Điện Biên, Mường Thanh, Him Lam.. những địa danh gắn với những chiến công oanh liệt, hào hùng và chói ngời của dân tộc Việt Nam mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

    Có thể nói, Tây Bắc gắn liền với một thời gian khổ mà hào hùng của lịch sử dân tộc. Nơi có biết bao con người mộc mạc, anh dũng và thủy chung. Vì thế Tây Bắc đã trở thành "mẹ của hồn thơ" (Chế Lan Viên), là điểm đến của những khát khao "xê dịch" (Nguyễn Tuân), là nơi nỗi nhớ đi về. Ta biết đến "Truyện Tây Bắc", "Miền Tây" của Tô Hoài, "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân, "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên và không thể nào quên một Tây Bắc hũng vĩ mà thơ mộng trong "Tây Tiến" của Quang Dũng.

    2. Cảm hứng chủ đạo:

    Nỗi nhớ trở thành cảm xúc chủ đạo thể hiện rõ qua điệp từ "nhớ" được lặp lại hai lần trong một câu thơ thể hiện một nỗi nhớ trào dâng, da diết. Tất cả kỷ niệm giờ lại đang trở về trong cảm xúc nhớ thương đến mức tác giả không kìm nén được. Cụm từ "nhớ chơi vơi" càng thể hiện rõ hơn nỗi nhớ. Thơ ca Việt Nam nói về nỗi nhớ cũng nhiều, và mỗi nhà văn, nhà thơ thể hiện một nỗi nhớ khác nhau. Ca dao có câu thơ về nỗi nhớ người yêu:

    "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

    Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

    Tố Hữu viết về nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng miền xuôi với thiên nhiên và con người Việt Bắc:

    "Nhớ gì như nhớ người yêu

    Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương"

    Nhưng Quang Dũng trong bài thơ này đã diễn tả nỗi nhớ một cách đầy mới lạ "nhớ chơi vơi". Chơi vơi là trạng thái chông chênh giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả nên "nhớ chơi vơi" có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối và dường như nỗi nhớ đã nhấc bổng nhà thơ lên chơi vơi giữa không gian và thời gian. Việc láy lại vần "ơi" giữa chữ "ơi" cuối câu thơ thứ nhất với từ láy "chơi vơi" ở cuối câu thơ thứ hai tạo âm hưởng ngân dài, sâu lắng, gợi nỗi nhớ từ lòng người vọng vào thời gian, năm tháng.

    3. Hình ảnh sông Mã

    Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, chảy qua Điện Biện, Sơn La, vào Thanh Hóa ở cửa khẩu Tén Tằn, Mường Lát, từ đây đổ ra biển. Con sông trở thành sông Cái, sông Mẹ của một vùng địa linh nhân kiệt. Người Thanh Hóa tự hào:

    "Cửa Tén Tằn sông Mã dồn quí thủy

    Xây đắp miền cốt cách mấy tầng văn".

    Họ gửi tình yêu quê hương tha thiết qua khúc tình ca:

    "Từ những dòng sông, câu hát nào ước hẹn niềm yêu thương.

    Từ những dòng sông, câu hát nào mang theo nỗi nhớ.

    Anh ơi em hát về sông Mã. Quê ta có núi ngọc núi rồng.

    Nghiêng nước sông trong tưới mát ruộng đồng.

    Câu hát vun trồng, cho chiêm mùa nối vụ đơm bông."

    (Tình ca sông Mã - Phan Lạc Hoa)

    Trong "Tây Tiến", con sông thiêng ấy được chọn để mở đầu và kết thúc bài thơ. Mở đầu trong tiếng gọi thiết tha về những kỉ niệm một thời: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi". Kết thúc trong tiếng gầm đa sắc điệu vừa đau thương vừa kiêu hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Dòng sông đã hóa thành hồn sông núi, trở thành điểm tựa vững trãi trong tâm hồn người lính.

    4. Các địa danh

    Từ lâu ta đã quen thuộc với các địa danh như thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính, Hàng Gai, Hàng Đường, Hàng Muối của Hà Nội ba sáu phố phường, Bắc Cạn có suối đãi vàng, Hương giang gió mát, Ngự Bình trăng thanh.. trong ca dao. Nhưng ta chưa một lần nghe đến Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu, Châu Mộc.. Những địa danh mà chỉ đọc tên lên đã thấy cả hơi thở của phương xa, xứ lạ. Nơi ấy rừng sâu nước độc, dữ dội, hiểm trở nhưng cũng mĩ lệ tuyệt vời. Làn gió man dại và tươi mới của miền Tây Bắc bộ gặp gỡ với tâm hồn trẻ trung, hào hoa của những người trí thức Hà thành đã mang đến màu sắc lãng mạn riêng cho "Tây Tiến".
     
    lương lam lâm thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...