Cảm nhận, phân tích tác phẩm Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 4 Tháng hai 2024.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Quê hương là phần không thể thiếu trong hành trình cuộc đời của mỗi người, bằng tình yêu quê hương sâu sắc, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết nên thi phẩm Bài học đầu cho con để dành tặng con gái nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cũng là để bày tỏ tình cảm với quê hương. Dưới đây là vài dòng cảm xúc của Thư sau khi đọc Bài học đầu cho con.

    [​IMG]

    Cảm nhận Bài học đầu cho con

    Bài số 1

    Mỗi con người khi sinh ra trên thế giới này đều có cho mình một mảnh đất gắn bó suốt cả thời ấu thơ, chính là quê hương yêu dấu- nơi mà dù cho ta có đặt bước chân đến bao nhiêu vùng trời mới lạ thì nơi ấy vẫn để lại nhớ, lại thương trong lòng. Nghĩ về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết nên những dòng đầy cảm xúc, thi phẩm Bài học đầu cho con dường như đã được chắp bút bởi lòng nhiệt thành của một trái tim yêu quê hương cháy bỏng, đem đến cho bạn đọc những suy tư dạt dào mà sâu lắng vể mảnh "đất quý, đất yêu" của chính bản thân mình.

    "Thơ khởi phát từ lòng người" nên cảm xúc trong thơ bao giờ cũng gần gũi, chân thành nhưng không thô mộc, giản dị mà chẳnng giản đơn. Lời thơ Bài học đầu cho con có lẽ là tiếng nói đầu tiên phát ra từ cõi lòng thi sĩ khi nghĩ về quê hương:

    "Quê hương là gì hở mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hở mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

    Được mở đầu bằng câu hỏi tu từ khiến lời thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ dàng khơi gợi cảm xúc ở người đọc, người nghe. Bằng những trải nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân, nhà thơ đã đưa ra cách lý giải định nghĩa quê hương đầy mới mẻ. Hai chữ "quê hương" thoáng nghe thì có vẻ như là xa xôi, trừu tượng lắm, nhưng thực chất nó vẫn luôn hiển hiện trong đời sống thường nhật, vẫn luôn gắn bó mật thiết với đời sống của tất cả chúng ta. Quê hương luôn ở trong tim mỗi người, nên bao giờ xa quê người ta cũng đều nhớ.

    Trong lòng ta, quê hương như đã chiếm một mảnh hồn riêng, để mỗi lần nghĩ đến ta đều có thể nâng niu khung trời cảm xúc ấy mà sống lại những kỉ niệm thời niên thiếu:

    "Quê hương là chùm khế ngọt

    Cho con trèo hái mỗi ngày

    Quê hương là đường đi học

    Con về rợp bướm vàng bay"

    Phép liệt kê "chùm khế, đường đi học, bướm vàng bay" tái hiện lại nhiều khoảnh khắc ta đùa vui trên quê hương, khoảng thời gian thơ ngây mà vô tư, hồn nhiên đến lạ. Đồng thời, đó còn là những hình ảnh mang ý nghĩa sâu xa. Hình ảnh "chùm khế ngọt" tượng trưng cho những gì quê hương đem đến cho ta, quê hương như người mẹ luôn dang rộng vòng tay yêu thương ta bằng tấm lòng chân thành rộng mở, luôn cho ta nguồn sống, nuôi lớn ta mỗi ngày. Mỗi sáng tinh sương bước đến trường trên con đường quê hương, từng cảnh vật cứ làm cho tâm hồn mỗi đứa trẻ trở nên nhộn nhịp, vui tươi đến lạ, thơ mộng thay những cánh bướm vàng tỏa khắp nẻo đường, thu hút bước chân non.

    Nói "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" thực không sai khi mà bằng trái tim yêu quê hương tha thiết, Đỗ Trung Quân đã làm nên những vần thơ giản dị mà ấm tình thương yêu:

    "Quê hương là con diều biếc

    Tuổi thơ con thả trên đồng

    Quê hương là con đò nhỏ

    Êm đềm khua nước ven sông"

    Phép điệp cấu trúc "Quê hương là" tạo cho lời thơ âm hưởng vui tươi. Quê hương gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, là nơi mỗi đứa trẻ tinh nghịch, hồn nhiên đem con diều biếc thả trên cánh đồng mênh mông. Cánh diều là hình ảnh đã quá quen thuộc và gắn liền với khoảng trời tuổi thơ vui vẻ của mỗi người, tạo nên một không gian bình yên đong đầy thương nhớ. Quê hương luôn khơi gợi những niềm vui đơn giản nhưng cũng là những kỷ niệm theo chân ta dọc mãi cuộc đời.

    Tiếng thơ trôi giữa cuộc đời làm xanh những tâm hồn héo úa, làm mát những trái tim khô cằn:

    "Quê hương là cầu tre nhỏ

    Mẹ về nón lá nghiêng che

    Là hương hoa đồng cỏ nội

    Bay trong giấc ngủ đêm hè"

    Quê hương gắn liền với "cầu tre nhỏ", gắn liền với những nhịp bước chân của người mẹ với "nón lá nghiêng che" - hình ảnh mãi khắc sâu trong kí ức mỗi đứa con thơ, khiến cho mai sau dù có bao năm xa xứ vẫn in hằn trong kí ức. Quê hương còn gắn liền với cả mùi hương- "hương hoa đồng cỏ nội", thứ mùi đặc trưng riêng không dễ gì trộn lẫn. Sau này khi bước trên con đường trở thành người lớn, lòng con sẽ được tiếp thêp sức mạnh khi nghĩ về quê hương. Cuộc sống chốn thôn quê gắn liền với muôn vàn vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho ta như đắm chìm vào một miền ký ức tươi đẹp.

    Thi sĩ khi viết gói tâm tình trong thơ, người đọc mở ra lại thấy chính tâm tình của mình trong đó:

    "Quê hương mỗi người chỉ một

    Như là chỉ một mẹ thôi

    Quê hương nếu ai không nhớ..

    Sẽ không lớn nổi thành người."

    Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng và sâu đậm, chảy trong huyết quản và tiềm thức của mỗi người. Quê hương chính là người chứng kiến ta sinh ra, lớn lên, và dõi theo quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta. Quê hương qua ngòi bút Đỗ Trung Quân không chỉ là mảnh đất vô tri mà dường như đã trở thành sinh thể sống. Khi xa quê ai cũng đau đáu hướng về cội nguồn mà thương nhớ. Dù đi đâu xa, dù có ở phương xa, người nào cũng nhớ về quê hương của mình. Quê hương như một người mẹ nhân hậu ôm ấp ta và cho ta những gì tốt đẹp nhất.

    Đăng Ký để truy cập những bài viết hay và miễn phí

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài thơ "Bài học đầu cho con" được Đỗ Trung Quân xây nên từ các hình ảnh quê hương gần gũi quen thuộc cùng nghệ thuật lặp từ, lặp cấu trúc và các biện pháp liệt kê rất đặc sắc. Lời thơ nhẹ nhàng, uyển chuyển mang đến những cảm xúc lắng động trong lòng người đọc. Tác phẩm là một bài ca hay viết về quê hương đất nước. Bài thơ khép lại đã để lại nỗi vấn vương mãi trong tâm hồn mỗi bạn đọc, bài ca ngân vang mãi với thời gian.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    "Người thi sĩ nâng niu bầu cảm xúc/ Của mây trời đúc lại mấy lời hoa". Những cảm xúc đời thường nhất vẫn luôn đi vào thơ ca theo cách đầy dung dị, mộc mạc mà thắm đượm chân tình. Mỗi con người khi sinh ra trên thế giới này đều có cho mình một mảnh đất gắn bó suốt cả thời ấu thơ, chính là quê hương yêu dấu. Nghĩ về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết nên những dòng đầy cảm xúc, thi phẩm Bài học đầu cho con thể hiện lòng yêu quê hương nồng cháy, đem đến cho bạn đọc thật nhiều những suy tư.

    Một cây bút từng viết "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần". Đỗ Trung Quân với cái hồn xúc động mãnh liệt trào dâng đã đem lại những dòng đầy cảm xúc khi nghĩ về quê hương:

    "Quê hương là gì hở mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hở mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

    Trong cuốn sách Hoàng Tử Bé có câu "Người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim, con mắt thường mù lòa trước những điều cốt tử". Chính trái tim với những nhịp đập thắm tình mới rạo rực băn khoăn tìm câu trả lời cho câu hỏi "Quê hương là gì?". Bằng những chiêm nghiệm của bản thân, nhà thơ đã đưa ra cách lý giải định nghĩa quê hương đầy mới mẻ. Hai chữ "quê hương" thoáng nghe thì có vẻ như là xa xôi, trừu tượng lắm, nhưng thực chất nó vẫn luôn hiển hiện trong đời sống thường nhật, vẫn luôn gắn bó mật thiết với đời sống của tất cả chúng ta. Quê hương luôn ở trong tim mỗi người, nên bao giờ xa quê người ta cũng đều nhớ.

    Một nữ sĩ từng viết "Sẽ chẳng bao giừo ta gặp lại mình như chiều nay", và có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta bắt gặp được những vần thơ về quê hương dung dị mà chân tình đến thế:

    "Quê hương là chùm khế ngọt

    Cho con trèo hái mỗi ngày

    Quê hương là đường đi học

    Con về rợp bướm vàng bay"

    Trong lòng ta, quê hương như đã chiếm một mảnh hồn riêng, để mỗi lần nghĩ đến ta đều có thể nâng niu khung trời cảm xúc ấy mà sống lại những kỉ niệm thời niên thiếu Phép liệt kê "chùm khế, đường đi học, bướm vàng bay" tái hiện lại nhiều khoảnh khắc ta đùa vui trên quê hương, khoảng thời gian thơ ngây mà vô tư, hồn nhiên đến lạ. Đồng thời, đó còn là những hình ảnh mang ý nghĩa sâu xa. Hình ảnh "chùm khế ngọt" tượng trưng cho những gì quê hương đem đến cho ta, quê hương như người mẹ luôn dang rộng vòng tay yêu thương ta bằng tấm lòng chân thành rộng mở, luôn cho ta nguồn sống, nuôi lớn ta mỗi ngày. Mỗi sáng tinh sương bước đến trường trên con đường quê hương, từng cảnh vật cứ làm cho tâm hồn mỗi đứa trẻ trở nên nhộn nhịp, vui tươi đến lạ, thơ mộng thay những cánh bướm vàng tỏa khắp nẻo đường, thu hút bước chân non.

    Nói "Người nghệ sĩ miệt mài lặn sâu vào bể cuộc đời góp nhặt những tuyệt tác tươi hun đúc nên hòn ngọc văn chương" thực không sai khi mà bằng trái tim ấm tình quê hương, tha thiết với cuộc sống đời thường, Đỗ Trung Quân đã làm nên những vần thơ giản dị mà ấm tình thương yêu:

    "Quê hương là con diều biếc

    Tuổi thơ con thả trên đồng

    Quê hương là con đò nhỏ

    Êm đềm khua nước ven sông"

    Phép điệp cấu trúc "Quê hương là" tạo cho lời thơ âm hưởng vui tươi. Quê hương gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, là nơi mỗi đứa trẻ tinh nghịch, hồn nhiên đem con diều biếc thả trên cánh đồng mênh mông. Cánh diều là hình ảnh đã quá quen thuộc và gắn liền với khoảng trời tuổi thơ vui vẻ của mỗi người, tạo nên một không gian bình yên đong đầy thương nhớ. Quê hương luôn khơi gợi những niềm vui đơn giản nhưng cũng là những kỷ niệm theo chân ta dọc mãi cuộc đời.

    Tiếng thơ trôi giữa cuộc đời làm xanh những tâm hồn héo úa, làm mát những trái tim khô cằn:

    "Quê hương là cầu tre nhỏ

    Mẹ về nón lá nghiêng che

    Là hương hoa đồng cỏ nội

    Bay trong giấc ngủ đêm hè"

    Quê hương gắn liền với "cầu tre nhỏ", gắn liền với những nhịp bước chân của người mẹ với "nón lá nghiêng che" - hình ảnh mãi khắc sâu trong kí ức mỗi đứa con thơ, khiến cho mai sau dù có bao năm xa xứ vẫn in hằn trong kí ức. Quê hương còn gắn liền với cả mùi hương- "hương hoa đồng cỏ nội", thứ mùi đặc trưng riêng không dễ gì trộn lẫn. Sau này khi bước trên con đường trở thành người lớn, lòng con sẽ được tiếp thêp sức mạnh khi nghĩ về quê hương. Cuộc sống chốn thôn quê gắn liền với muôn vàn vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho ta như đắm chìm vào một miền ký ức tươi đẹp.

    Thi sĩ khi viết gói tâm tình trong thơ, người đọc mở ra lại thấy chính tâm tình của mình trong đó:

    "Quê hương mỗi người chỉ một

    Như là chỉ một mẹ thôi

    Quê hương nếu ai không nhớ..

    Sẽ không lớn nổi thành người."

    Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng và sâu đậm, chảy trong huyết quản và tiềm thức của mỗi người. Quê hương chính là người chứng kiến ta sinh ra, lớn lên, và dõi theo quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta. Quê hương qua ngòi bút Đỗ Trung Quân không chỉ là mảnh đất vô tri mà dường như đã trở thành sinh thể sống. Khi xa quê ai cũng đau đáu hướng về cội nguồn mà thương nhớ. Dù đi đâu xa, dù có ở phương xa, người nào cũng nhớ về quê hương của mình. Quê hương như một người mẹ nhân hậu ôm ấp ta và cho ta những gì tốt đẹp nhất.

    Văn chương chân chính từ bao đời nay vẫn luôn nâng tầm giá trị nhân sinh theo dòng chảy của lịch sử. "Bài học đầu cho con" chính là một tác phẩm văn chương như thế. Được xây nên từ các hình ảnh quê hương gần gũi quen thuộc cùng nghệ thuật lặp từ, lặp cấu trúc và các biện pháp liệt kê rất đặc sắc. Lời thơ nhẹ nhàng, uyển chuyển mang đến những cảm xúc lắng động trong lòng người đọc. Tác phẩm là một bài ca hay viết về quê hương đất nước. Bài thơ khép lại đã để lại nỗi vấn vương mãi trong tâm hồn mỗi bạn đọc, bài ca ngân vang mãi với thời gian.
     
    Dương2301 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...