Dàn ý, Bài văn Phân tích, Cảm nhận tác phẩm văn học – truyện ngắn Lão Lạc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng hai 2024.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Dàn ý chi tiết

    1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

    - Nam Cao Ông được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng, là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam chuyên viết về số phận của người nông dân nghèo đói, bế tắc trong xã hội cũ.

    - Hình ảnh nông thôn bùn lầy nước đọng, tiêu điều xơ xác vì đói khổ hiện lên thường xuyên trong tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh không nguôi.

    Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy. Truyện kể về số phận, cuộc đời của một lão nông nghèo khổ, cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Tuy vậy, lão vẫn giữ được bản chất thật thà, đôn hậu, tình thương yêu con tha thiết, đức hi sinh cao cả và lòng tự trọng đáng kính phục.

    [​IMG]

    2. Thân bài

    *Giới thiệu chung

    - "Lão Hạc" là một truyện ngắn hay viết về tình cảnh người ngông dân nghèo, đường cùng trong xã hội xưa.

    - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là ông giáo, người hàng xóm thân thiết của lão Hạc

    - > tác dụng: Giúp câu chuyện kể về cuộc đời lão Hạc trở nên gần gũi, sinh đông, chân thực, khác quan.

    - Nội dung, chủ đề: Truyện kể về cuộc đời lão hạc, một người lương thiện, nhân hậu, giàu tình yêu thương con phải trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố và chết đau đớn.

    - > Qua đó thẻ hiện tấm lòng cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng..

    *Phân tích truyện ngắn

    - Phân tích sự việc lão Hạc sang báo tin bán con chó Vàng với tâm trạng vô cùng đau đớn, ân hận, dằn vặt, xót xa: Lão "cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước", mặt lão "đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra", cái đầu lão "ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít".. Rồi lão "hu hu khóc"..

    - > Sử dụng liên tiếp các từ tượng hình, từ tượng thanh đặc sắc

    - > cho thấy lão khổ tâm, ân hận đã nhẫn tâm lừa bán một con chó.

    - > bản tính thật thà, chất phác, lương thiện của lão

    - Lão Hạc còn kể với ông giáo "nó làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử như muốn bảo với tôi rằng:" A! Cái lão già này tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? "

    - > tâm trạng day dứt, xa xa, tội lỗi

    - Nghe lão Hạc tâm sự, giãi bày nỗi lòng, ông giáo nghèo đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của lão Hạc, đã an ủi lão, coi như là" hóa kiếp "cho con chó, mời lão uống nước chè, ăn khoai luộc, để giúp lão khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi buồn.

    - > ông giáo chính là hiện thân của tình làng nghĩa xóm tốt đẹp, ông giáo luôn lắng nghe lão Hạc kể lể, tâm sự một cách chân thành.

    - Lão Hạc còn cậy nhờ chuyện ông giáo trông nom mảnh vườn để lại cho con trai cùng 30 đồng bạc để lo tiền hậu sự cho lão nếu lão có mệnh hệ nào.

    - > những suy nghĩ, tính toán sắp xếp của lão thật cẩn thận, chi tiết. -Lão Hạc còn là một người cha yêu thương con hết mực và suy nghĩ quá thấu đáo, chu toàn..

    - Từ đó, lão bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai..

    - > lão Hạc còn là một người sống rất trung thực, lão bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai.

    - Phân tích sự việc ông giáo nghe vợ dè bỉu chê bai lão có tiền mà thích tự làm khổ mình thì ông ngậm ngùi than thở:" Chao ôi, đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối.. toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ thương ".

    - > đây là quan niệm về thái độ sống, một cách ứng xử nhân đạo..

    [​IMG]

    - Lão xin Binh Tư ít bả chó và nói dối để bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình, để giữ vẹn nguyên nhân cách cao đẹp đáng kính của lão.

    - Cảnh tượng thật thê lương, lão" vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc ". Lão" tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên ". Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi lên người lão. Rồi lão" vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.. ".

    - > Chính lòng tự trọng đáng kính của lão Hạc được thể hiện trong cách thức tìm đến cái chết của lão. Cái chết thật là dữ dội.

    - >Cái chết đau đớn của lão Hạc xuất phát từ đức hi sinh và lòng thương con âm thầm mà lớn lao..

    - > Bởi thế, chính ông giáo đã có suy nghĩ" Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác "..

    *Đánh giá:

    – Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

    – Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho một lớp người trong bối cảnh làng quê trước Cách mạng – những người nông dân nghèo đói, thấp cổ bé họng, chịu nhiều cơ cực..

    - Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của người nông dân trong xã hội cũ.

    - Trong cả văn bản, nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn khiến người đọc cảm tưởng như lão Hạc là một người nông dân có thực ngoài đời. Tác giả kết hợp giữa kể với tả, đan xen hiện tại và quá khứ, hiện thực với trữ tình cùng suy ngẫm chứa triết lí sâu sắc về cuộc sống, về thân phận con người. Giọng kể biến đổi linh hoạt tuỳ theo tình huống truyện. Các từ tượng hình, tượng thanh" rũ ượi, xộc xệch, ngoẹo.. móm mém, mếu.. sử dụng liên tiếp rất hiệu quả, gợi tả được cụ thể, chân thực và cảm động về cái chết vô cùng đau đớn, dữ dội, thê thảm của lão Hạc.

    3. Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm

    Nhìn chung, "Lão Hạc" là một truyện ngắn hay và xuất sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng tháng tám, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc, tái hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong cuộc đời cũ.. Không chỉ là cái chết đầy ám ảnh của một kiếp người tàn mà ở đó ta thấy được nhiều vẻ đẹp đáng quý của một con người giữa cái thời đói khổ khốn nạn. Qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn Nam Cao thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người nghèo khổ, bất hạnh mà biết sống cao thượng đáng trân trọng.

    [​IMG]

    Bài làm chi tiết

    Đề bài viết Tập làm văn, môn Ngữ Văn, kiểu bài phân tích tác phẩm văn học – Thể loại truyện ngắn

    Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng, là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam chuyên viết về số phận của người nông dân nghèo đói, bế tắc trong xã hội cũ. Hình ảnh nông thôn bùn lầy nước đọng, tiêu điều xơ xác vì đói khổ hiện lên thường xuyên trong tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh không nguôi. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy. Truyện kể về số phận, cuộc đời của một lão nông nghèo khổ, cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Tuy vậy, lão vẫn giữ được bản chất thật thà, đôn hậu, tình thương yêu con tha thiết, đức hi sinh cao cả và lòng tự trọng đáng kính phục.

    "Lão Hạc" là một truyện ngắn hay viết về tình cảnh người nông dân nghèo, đường cùng trong xã hội xưa. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là ông giáo, người hàng xóm thân thiết của lão Hạc giúp câu chuyện kể về cuộc đời lão Hạc trở nên gần gũi, sinh đông, chân thực, khác quan. Tác phẩm xây dựng một tình huống truyện độc đáo để làm nổi bật một nhân cách vô cùng cao đẹp cao đẹp của lão Hạc. Lão nhà nghèo, vợ chết, con trai vì không đủ tiền cưới vợ đành bỏ đi làm xa, để lại cho lão nuôi con chó vàng để bầu bạn sớm tối. Lão sống tuổi già cô đơn côi cút, lay lắt. Nhưng sau trận ốm hơn 2 tháng, bao nhiêu tiền tích góp bấy lâu nay đã không còn, lão lại sức yếu, không ai thuê, thêm trận mất mùa, nên không còn cách nào khác, lão đành dứt ruột bán đi cậu Vàng. Từ tình huống truyện trên đã giúp người đọc cảm nhận được lão Hạc là một người nông dân hiền lành, nhân hậu, tốt bụng,

    Sau đó là sự việc lão Hạc sang báo tin bán con chó Vàng với tâm trạng vô cùng đau đớn, ân hận, dằn vặt, xót xa. Cách tác giả sử dụng liên tiếp các từ tượng hình, từ tượng thanh đặc sắc: Lão "cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước", mặt lão "đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra", cái đầu lão "ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít".. Rồi lão "hu hu khóc". Chính thái độ khổ tâm, ân hận đã nhẫn tâm lừa bán một con chó của lão Hạc càng cho thấy lão có bản tính thật thà, chất phác, lương thiện của lão

    Rồi lão Hạc còn day dứt, xa xa, tội lỗi kể với ông giáo "nó làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử như muốn bảo với tôi rằng:" A! Cái lão già này tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? ". Nghe lão Hạc tâm sự, giãi bày nỗi lòng, ông giáo nghèo đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của lão Hạc, đã an ủi lão, coi như là" hóa kiếp "cho con chó, mời lão uống nước chè, ăn khoai luộc, để giúp lão khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi buồn. Có thể thấy, ông giáo chính là hiện thân của tình làng nghĩa xóm tốt đẹp, ông giáo luôn lắng nghe lão Hạc kể lể, tâm sự một cách chân thành.

    Ngoài việc sang báo tin, trút bầu tâm sự chuyện bán chó, Lão Hạc còn là một người cha yêu thương con hết mực và suy nghĩ quá thấu đáo, chu toàn. Lão có những suy nghĩ, tính toán sắp xếp cẩn thận, chi tiết. Lão cậy nhờ chuyện ông giáo trông nom mảnh vườn để lại cho con trai cùng 30 đồng bạc để lo tiền hậu sự cho lão nếu lão có mệnh hệ nào. Chắc chắn, đây là sự thu xếp ổn thỏa nhất cho một dự liệu hệ trọng sắp xảy ra với lão.

    Câu chuyện về những ngày sống sau đó của lão Hạc còn toát lên một nhân cách sống đẹp. Lão sống lay lắt qua ngày bằng cách bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai.

    Chứng kiến cảnh sống lay lắt, đói khổ của lão, khi nghe người vợ dè bỉu chê bai lão

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    [/HIDE-THANKS]
     
    Lê Hồng Anh231222LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...