Soạn bài: Câu cá mùa thu (thu điếu) - Nguyễn Khuyến - Ngữ văn 11 / sgk tập 1 trang 21

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 4 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298

    I. Sơ lược về tác giảtác phẩm:

    1. Tác giả:


    - Nguyễn Khuyến là nhà nho, nhà văn cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước, thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.

    - Ông được mệnh danh là nhà thơ dân tình làng cảnh Việt Nam.

    2. Bài thơ:

    - "Câu cá mùa thu" (thu điếu) nằm trong chùm thơ gồm 3 bài: Thu điếu (mùa thu câu cá ngắm cảnh), thu ẩm (mùa thu uống rượu ngâm thơ), thu vịnh.

    - Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật.

    - Bố cục thơ: Gồm 4 phần

    +Phần 1: 2 câu đề

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.


    +Phần 2: 2 câu thực

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.


    +Phần 3: 2 câu luận

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.


    +Phần 4: 2 câu kết:

    Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


    - Đề bài: Viết về mùa thu.

    II. Đi vào văn bản:

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


    Phần 1: 2 câu đề

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.


    *Câu 1:

    - "Ao thu" được tác giả miêu tả qua "lạnh lẽo" và "nước trong veo" với từ "lạnh lẽo" ta thấy được một không gian khí trời mùa thu se lạnh; từ "nước trong veo" lại cho ta thấy được một khung cảnh mùa thu thanh khiết.

    => Không gian thu thân thuộc, bình dị, gần gũi và quen thuộc. Nó trong trẻo, tĩnh lặng và buồn tẻ. Cái buồn đó cũng chính là cái buồn của nhà thơ.

    *Câu 2:

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    - Vần "eo" được lặp lại 2 lần ở cuối câu thơ "tẻo" và "teo". => Cả không gian thu như được thu nhỏ trên ao thu.

    - "Một chiếc thuyền câu" : Chiếc thuyền nhỏ bé, không di động. Từ "một" làm gợi tả sự lẻ loi. Và sự nhỏ bé của con thuyền ấy cũng nói lên sự nhỏ bé của con người, cô đơn, trống trải.

    => Cả không gian co lại trong cái thu lạnh, bức tranh cân đối, hài hòa mà rất thực.

    => Đó là màu thu, cảnh thu của làng quê, của con người Việt Nam: Đẹp mà tĩnh lặng. Đằng sau vẻ đẹp đó cũng là tâm sự, tâm trạng của nhà thơ.

    Phần 2: 2 câu thực

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.


    - Cảnh vật sinh động: "Sóng biếc" được miêu tả là đang "gợn" và "lá vàng" được miêu tả "khẽ"

    Đưa "->Tác dụng: Tạo hình ảnh, tạo âm thanh.

    - Tất cả đều từ từ, chậm rãi và rất nhỏ" khẽ "," hơi ".

    -" Sóng "và" lá vàng "đều mang tính cộng hưởng." Sóng "được miêu tả là" theo làn "..."

    Lá vàng "thì" trước gió ".

    => Gợi sự tĩnh lặng của mùa thu. Cả một cõi lòng cũng lạnh lẽo, trong trẻo, tĩnh lặng như làng quê, như mùa thu vậy.

    -" Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ": Cảm nhận được tốc độ của" lá vàng ", tất cả đều khẽ khọt và nhẹ nhàng, đó cũng chính là đặc trưng của mùa thu.

    - Sự thay đổi nhanh chóng của thời thế thông qua từ" vèo ". Rất nhanh chóng, rất dễ dàng, chỉ cần một chút đã có thể thay đổi như những chiếc lá, từ màu xanh lá của ban đầu sẽ chuyển biến thành màu vàng và cuối cùng là rơi xuống.

    - Ngoại cảnh của câu thơ gợi tâm cảnh của tác giả Nguyễn Khuyến: Tâm sự, nỗi lòng buồn đau trước sự thay đổi của thời thế thế thời.

    Phần 3: 2 câu luận

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.


    - Bầu trời được miêu tả có màu sắc" xanh ngắt ": Nét riêng của trời thu và sự" lơ lửng "của" tầng mây "như thể diễn tả sự vắng lặng, mênh mông của tác giả." Lửng lơ "tâm trạng phân vân trước quyết định của mình: Ở lại hoặc rời đi về quê.

    - Hình ảnh" Ngõ trúc "được miêu tả" quanh co "và vắng người qua lại" khách vắng teo ". -> Đây cũng chỉ sự vắng lặng của mùa thu.

    => Hiện rõ sự bế tắc về cả tâm hồn lẫn thể xác dẫn đến sự buồn chán, tẻ nhạt. Tâm hồn dường như trống vắng biết bao vì tác giả phải đứng ngoài cuộc.

    => Nghệ thuật đối giữa 2 câu thơ đã làm tăng thêm phần tĩnh lặng và vắng vẻ của bức tranh thu. Liệu đó có là sự vắng lặng của trời đất thấm lòng người hay vắng lặng của lòng người tỏa ra đất trời?

    - Nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ đã được khắc họa, đó cũng là lòng yêu tha thiết của nhà văn đối với đồng quê Việt Nam, đồng thời là nỗi niềm tâm trạng trước thời thế.

    Phần 4: 2 câu kết:

    Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


    - Lộ dáng vẻ, tư thế" tự gối buông cần ": Bó gối bất động -> gợi suy ưu trầm tư, suy nghĩ miên man như" ngõ trúc "cứ" quanh co "không dứt và" tầng mây "cứ" lơ lửng "chẳng chịu yên. Vừa thưởng thức cảnh đẹp của bức tranh thu, vừa trăn trở, day dứt trước thời cuộc lúc đó giống như chờ đợi một điều gì đó, một sự thay đổi của thời thế.

    -" Cá đâu đớp động trước chân bèo ": Nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Cái tính đó là cái tĩnh lặng vô cùng của nhà thơ và cái tĩnh lặng trong tâm hồn người thi nhân.

    => Tâm trạng u buồn, phiền não trướ thời cuộc, đất nước bị rơi vào tay giặc mà bản thân không làm được gì để cứu nước, cứu dân. Lột tả dáng vẻ ngán ngẩm, chán nản, suy tư buồn lặng của tác giả trước sự đổi thay của nhanh của thời thế.

    Các bài viết liên quan:

    Bài trước: Soạn Bài: Tự Tình - Hồ Xuân Hương - Ngữ Văn 11 - Sgk Tập 1 Trang 18

    Bài sau: Soạn Bài: Thương Vợ - Trần Tế Xương - Ngữ Văn 11 Tập 1 - Sgk Trang 30
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...