Soạn bài: Tự tình - Hồ Xuân Hương - Ngữ văn 11 - Sgk tập 1 trang 18

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 3 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Soạn bài: Tự tình - Hồ Xuân Hương

    I. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

    1. Tác giả:

    Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là một thiên tài kĩ nữ nhưng cuộc đời bất hạnh éo le ngang trái. Là nhà thơ của phụ nữ viết về phụ nữ trào phúng mà trữ tình đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. Bà từng được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

    2. Tác phẩm:

    - Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.


    - Xuất xứ: Bài thơ nằm trong chùm thơ "tự tình" gồm 3 bài và đây là bài thứ II.

    II. Phân tích đoạn trích:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

    Mảnh tình san sẻ tí con con!

    1. Hai câu đề:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.​

    Nội dung: Giới thiệu hoàn cảnh và tâm trạng của Hồ Xưa Hương.

    *Câu 1: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

    - Tác giả bộc lộ tâm trạng hoàn cảnh đó là vào đêm khuya, bộc lộ tâm trạng yên tĩnh, không gian vắng lặng. Tác giả đã đón nhận được tiếng trống điển canh, âm thanh từ xa vọng lại.

    - Có xuất hiện âm thanh: "Văng vẳng" cho thấy được nghe rất rõ.

    - Từ "dồn" : Tức dồn dập, nhanh chóng, vội vã.

    => Thời gian trôi rất nhanh, cách cảm nhận tinh tế thể hiện cảm giác lo sợ, sự trôi chảy của dòng thời gian không gian.

    - Xuất hiện thời điểm "canh" : Một khoảng thời gian của buổi đêm và một đêm chia làm 5 canh.

    * Câu 2: Trơ cái hồng nhan với nước non.

    -
    "Trơ" và "cái hồng nhan" được đảo vị trí, "trơ" được mang lên đầu câu => Nghệ thuật đảo ngữ.

    - Nhịp thơ khác thường: Ngắt nhịp 1/3/3.

    => Nhấn mạnh tâm trạng cô đơn chua sót cho thân phận nhỏ bé trước không gian và thời gian.

    - Nghệ thuật đối lập: "Cái hồng nhan" được đối lập, sánh với "nước non" qua từ "với".

    - Từ "cái" được sử dụng như thể đang mỉa mai, chỉ sự rẻ rúm. => Tăng cảm giác nhỏ bé, cô đơn, chua xót cho phận thân mình.

    2. Hai câu thực:

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,​

    Nội dung: Tác giả giải sầu và thực tại nghiệt ngã.

    *Câu 1: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    - Nhà thơ tìm kiếm trong chén rượu thơm lừng, nhưng mùi "hương" cứ đưa tác giả từ say đến tỉnh từ tỉnh đến say.

    - Ý nghĩa "đưa say lại tỉnh" : Nói đến vòng lặp quẩn quanh. => Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với nỗi đau chua xót đắng cay trong cuộc đời.

    *Câu 2: Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

    - Câu thơ trên cho thấy tác giả đang tả cảnh nhưng lại ngụ ý nói tâm cảnh.

    - Vầng trăng: Ẩn dụ, tuổi xuân đã trôi qua mà duyên chưa trọn vẹn, hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi. => Nỗi chán trường, đau đớn ê chề.

    - Sử dụng nghệ thuật đối lập xay -> tỉnh, khuyết -> chưa tròn. Góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn tới tột độ của nhà thơ.

    => Nỗi xót xa cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.

    3. Hai câu luận:

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.​

    - Động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" được đặt lên đầu câu. Sự sống mãnh liệt của thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên là ngoại cảnh nhưng miêu tả tâm cảnh là Hồ Xâu Hương, về sức sống, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

    - Phép đảo ngữ: "Xiên ngang" với "mặt đất", "đâm toạc" với "chân mây" đều được đảo lên đầu câu.

    => Từ buồn đau, xót xa. Nhà thơ muốn quẫy đạp, muốn giải thoát, muốn vùng vẫy khỏi sự cô đơn, khỏi cuộc đời lẻ mọn. Đó là cách độc đáo, táo bạo và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

    4. Hai câu kết:

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

    Mảnh tình san sẻ tí con con!​

    + Từ "ngán" : Chán nản, chán trường.

    + Từ "xuân" : Xuân này có hai nghĩa là mùa xuân và tuổi xuân.

    + Lặp từ "lại lại" lặp lại hai lần: Từ "lại" thứ nhất có nghĩ xuân được lặp lại, từ "lại" thứ hai lại ý chỉ lặp lại một lần nữa.

    => Ở đây tác giả cảm thấy ngán ngẩm, chán trường pha lẫn sự buồn tủi, cuộc đời éo le, bạc bẽo.

    - Mảnh tình >< khối tình (tức 1 cuộc tình) : Tác giả thay vì sử dụng từ "mảnh tình" cho thấy sự không trọn vẹn, không hoàn chỉnh.

    - Mảnh tình này được giải quyết bằng việc "san sẻ" chia sẻ đi để nhận lại được một "tí con con". => Nghịch cảnh được miêu tả càng thêm éo le hơn dẫn đến một sự xót xa, ngao ngán và tội nghiệp.

    => Tác giả khao khát có cuộc sống duyên tình, hạnh phúc vỏn vẹn nhưng thực tại được miêu tả lại phũ phàng. Ta nhận ra tiếng thở dài được ẩn mình trong câu thơ đầy xót xa, đó là nỗi lòng của người phụ nữ xưa, khi đối với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.

    Bài viết liên quan:

    Bài trước: Soạn Bài: Vào Phủ Chúa Trịnh - Lê Hữu Trác - Ngữ Văn 11 - Việt Nam Overnight

    Bài sau: Soạn Bài: Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu) - Nguyễn Khuyến - Ngữ Văn 11 / Sgk Tập 1 Trang 21 - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...