Soạn bài: Thương vợ - Trần Tế Xương - Ngữ văn 11 tập 1 - Sgk trang 30

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 5 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Soạn bài: Thương vợ - Trần Tế Xương

    I. Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

    1. Tác giả:


    - Cuộc đời ngắn ngủi nhiều gian tuân và một sự nghiệp thơ ca bất tử.

    - Thơ trào phúng và trữ tình đều xuất phát từ tấm lòng gắn bo sâu nặng với dân tộc, đất nước.

    - Có cống hiến qua trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.

    2. Tác phẩm:

    - Trong sáng tác của Tú Xương có hẳn đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.

    II. Đi vào văn bản:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông,

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Một duyên hai nợ âu đành phận,

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.

    1. Hai câu đề:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông,

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    - Thời gian làm việc là "quanh năm" tức làm việc suốt ngày suốt năm không nghỉ, qua năm ngày qua năm khác.

    - Không gian làm việc tại "mom sông" là phần đất được nhô ra phía lòng sông ở bờ sông.

    => Công việc bán buôn người chài và vợ của tác giả rất vất vả và còn nguy hiểm vì phần đất "mom sông" không an toàn, có thể sụp bất cứ lúc nào.

    - Nuôi đủ 5 con, 1 chồng: Tức là một mình bà Tú gánh chịu toàn bộ chi phí trong nhà nhưng bà vẫn làm được, bằng chứng là "quanh năm", bà vẫn làm việc quanh năm.

    - Từ "với" : Cầu nối giữa "5 con" và "1 chồng". Ta liên tưởng đến cái đòn gánh nặng chũi, nhưng hai bên đều bằng nhau. Vì có vẻ ngày xưa việc trọng nam khinh nữ quá khắt khe. Người chồng là người làm quan, là người chi thức không thể vào bếp núc, không thể đi làm việc, không những thế còn phải mặc quần áo đẹp để đi bình thơ. Sử dụng từ "với" như thể cán cân so sánh, tôn lên sự gánh vác của người vợ.

    => Đây là một người phụ nữ chăm chỉ, đảm đang và tháo vát.

    - Số lượng: 5 con, một chồng. Đây là cách truyền đạt hóm hỉnh, hài hước của Tú Xương. Từ vị trí của người chồng ở phía cuối đoạn, cho thấy tác giả đang coi mình là kẻ ăn bám, kẻ thừa. => Ý muốn tự trách trước bản thân khi không làm gì được cho bà Tú, đồng thời cũng là cách ông tạ lỗi trước vợ.

    - "Nuôi đủ" : Không thừa, không thiếu.

    => Tôn lên phẩm chất tốt đẹp của bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Và cũng nói kên được sự tôn trọng cũng như tình yêu của ông Tú đối với bà Tú.

    * Tóm lại: Cả 2 câu thơ đầu tác giả đã để lại thời kể về công việc làm ăn lam lũ vất vả gian truân và gánh nặng của gia đình mà bà Tú phải đảm đương.

    2. Hai câu thực:

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    - "Lặn lội thân cò" : Nghệ thuật đảo ngữ từ "lặn lội" đảo lên trước "thân cò".

    - > Nhấn mạnh nỗi vất vả cơ cực, gian truân của bà Tú.

    => Diễn tả sự ái ngại của tác giả Trần Tế Xương. -> Ông rất thương vợ mình.

    - Hai từ ngữ chỉ sự cô đơn lạnh lẽo được đặt ở mỗi câu thơ cuối của hai câu thực: "Quãng vắng", "đò đông". Đây là hai từ miêu tả sự vất vả của công việc người bán buôn. Vất vả của không gian, vờ chỉ thời gian.

    - > Bất trắc của công việc.

    => Thấu hiểu và thương cảm cho bà Tú.

    - Dùng chất liệu văn học dân gian để ca ngợi bà Tú: Người vợ chịu thương chịu khó, yêu thương chồng con hết mực.

    - Đặc tả cảnh làm ăn cô đơn, vất vả, đầy nguy hiểm của bà Tú: Người vợ chịu thương chịu khó, yêu thương chồng con hết mực.

    * Đặc tả cảnh làm ăn: Cô đơn vất vả đầy nguy hiểm của bà Tú. Đó cũng là tấm lòng xót thương, day dứt của ông Tú

    3. Hai câu luận:

    Một duyên hai nợ âu đành phận,

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

    - Sử dụng thành ngữ, quán ngữ, sử dụng cấp số nhân: "1 duyên 2 nợ", "5 nắng 10 mưa".

    - > Nhấn mạnh nỗi vây vả, cơ cực.

    => Khẳng định phẩm chất chịu thương chịu khó, đức hi sinh của bà Tú rất cao đẹp.

    - Từ "âu đành phận" và "dám quản công" : Tức không phàn nàn kêu ca, không kể công dù có vất vả.

    - > Giàu sức hi sinh.

    - Nghệ thuật được vận dụng: Đối, sử dụng thành ngữ.

    - Dùng số đếm theo cấp nhân: 1->2 và 5-> 10. Tác dụng: Nhấn mạnh sự gian truân, vất vả, thể hiện phẩm chất tốt đẹp là giàu đức hi sinh của bà Tú.

    => Tác giả đang ái ngại cho vợ mình, ông hóa thân để nhằm an ủi vợ.

    4. Hai câu kết:

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.

    - "Thói đời" : Chỉ tiếng chửi.

    - "Ăn ở bạc" : Sống bạc bẽo.

    - "Cha mẹ" : Câu mắng về xã hội, hủ tuc và định kiến.

    - > Ông ý muốn mắng thói đời hà khắc, cổ hủ "trọng nam khinh nữ"... "

    Phu xướng phụ tùy"

    - "Hờ hững" : Không quan tâm, thiếu chia sẻ.

    - "Cũng như không" : Sự vô dụng.

    - > Tự rủa mình, tự trách mình vô dụng, trách sao không thể giúp vợ.

    => Thể hiện một sự đáng thương đối với người vợ và cả nhà thơ khi bị gò bó trong cái định kiến cổ hủ trọng nam khinh nữ. Khiến ông không khỏi xót xa, tấm lòng của ông qua văn thơ đối với vợ ông quả là đáng được tôn trọng. Tiếng chửi đó cũng mang ý nghĩa phản ánh xã hội sâu sắc.

    Các bài viết liên quan:

    Bài trước: Soạn Bài: Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu) - Nguyễn Khuyến - Ngữ Văn 11 / Sgk Tập 1 Trang 21 - Việt Nam Overnight

    Bài sau: Soạn Bài: Bài Ca Ngất Ngưởng - Nguyễn Công Trứ - Ngữ Văn 11 - Sgk Trang 37 Tập 1 - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Ánh Kiều

    Bài viết:
    106
  4. Bài bn viết thậc bổ ích, tặng 1 like 1 ôm: 0
     
  5. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    :)) cảm ơn bn, mik sẽ cố gắng ạ
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...