Phân tích, cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    49
    Tổng hợp kiến thức cơ bản nhất Ngữ văn lớp 9

    - Phân tích nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

    1, Chuyện người con gái Nam Xương " là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ" Truyền kỳ mạn lục ". Nhân vật Vũ Nương trọng truyện người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

    2. (Hoàn cảnh sống của Vũ Nương) Nhân vật được Nguyễn Dữ đặt vào một hoàn cảnh sống khắc nghiệ t. Đó là xã hội phong kiến Nam quyền với những quy định lễ giáo khắt khe dành cho người phụ nữ. Cuộc đời họ phải phụ thuộc vào người đàn ông:" Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử "(Ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con trai). Không chỉ vậy, Vũ Nương còn sống trong một đất nước loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên. Chính chiến tranh đã chia cắt biết bao nhiêu gia đình, trong đó có gia đình của nàng. Sống trong hoàn cảnh đó, cuộc đời nàng đã bị đẩy liên tiếp vào những bi kịch. Thêm nữa, cuộc hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau cũng gây ra cho cuộc đời của nàng chị nhiều oan trái.

    3. Phân tích nhân vật Vũ Nương

    a. (dung nhan) Trong hoàn cảnh sống như vậy, nhân vật Vũ Nương vẫn hiện lên với nhiều vẻ đẹp. Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương, người con gái quê ở Nam Xương có tư dung tốt đẹp".

    b. (Phẩm chất) Nàng đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, vừa xinh đẹp lại vừa có đầy đủ những phẩm chất như công, dung, ngôn, hạnh . Mà trước hết, Vũ Nương là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép, biết chồng có tính đa nghi nên cố gắng không không lúc nào để cuộc sống gia đình mất hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: "Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi..". Nàng không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn hai chữ "bình yên". Đó là mong ước giản dị của một người phụ nữ luôn khao khát yêu thương, hạnh phúc.

    c, Không chỉ vậy, Vũ Nương còn là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hết mực yêu thương con. Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con, nàng vẫn hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ mất, nàng "thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra". Với đứa con thơ còn nhỏ, nàng thương con nên mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Chính vì vậy mà nàng đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản.

    d. Vũ Nương là người luôn nặng tình, nặng tình, nặng nghĩa với gia đình, quê hương. Ở thủy cung, nàng luôn có cuộc sống sung sướng cả về vật chất và tinh thần. Nhưng nàng đã có suy nghĩ không quay trở về trần gian nữa. Nhưng khi gặp Phan Lang, được Phan Lang kể về phần mộ của tổ tiên, sự day dứt ân hận của Trương Sinh, nàng đã khóc và nói có ngày sẽ quay trở về

    Tóm lại, Vũ Nương là một người phụ nữ vẹn toàn. Nàng mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữu Việt Nam, có phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Một người như vậy đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm

    e, Tuy mang những phẩm chất tốt đẹp là vậy, nhưng cuộc đời của Vũ Nương phải chịu nhiều bất hạnh . Nàng không thể tự quyết định số phận của mình. Cuộc hôn nhân với Trương Sinh không bắt nguồn từ tình yêu. Mà bởi Trương Sinh vì mến dung hạnh nên đã xin mẹ đem trăm lạng vàng đến hỏi cưới. Đó là cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp xếp, lại xuất phát từ một phía. Sau đó gia đình của Vũ Nương và Trương Sinh lại không môn đăng hộ đối. Chính cuộc hôn nhân không tình yêu đã đẩy nàng Vũ Nương vào liên tiếp những bi kịch về sau.

    g. Nàng còn chịu nhiều nỗi đau do chiến tranh gây ra . Cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra đã chia cắt đôi vợ chồng trẻ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học nên phải đi lính. Thiếu vắng người chồng, Vũ Nương phải gánh vác trách nhiệm của một người trụ cột trong gia đình. Nàng vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa nuôi dạy con cái. Những tưởng công lao đó, đến khi chồng trở về sẽ được thấu hiểu.

    h. Nàng chịu nỗi oan khuất quá lớn . Nỗi oan của nàng uất phát từ lời c on trẻ về cái bóng, bị chồng nghi oan mà không được giãi bày. Nghe lời con thơ "có một người đàn ông đêm nào cung đến", sự ghen tuông, nghi ngờ trong đầu Trương Sinh bùng nổ. Chàng cứ đinh ninh là vợ hư thân rồi la mắng vợ nhưng lại giấu không cho biết câu chuyện này là ai nói với chàng. Chàng không tin n hững lời thanh minh của vợ và những lời khuyên can của hang xóm, tiếp tục đánh đạp và đuổi Vũ Nương đi. Như vậy, Vũ Nương bị chồng nghi oan mà không cách nào gỡ giải được. Nàng mang tiếng là hư thân, một điều mà xã hội cu không thể nào dung thứ. Nàng còn đau khổ vì tất cả hạnh phúc gi đình, tình yêu và lòng thủy chung mà nàng giứ gìn, xây đắp bao ngày đã bị Trương Sinh làm tan vỡ không thể lấy lại được. Vũ Nương bị dồn đến đường cùng, tuyệt vọng, không lối thoát.

    i. Nàng chịu cái chết bi thảm . Nàng chỉ biết tìm đế cái chết để minh oan cho sự trong trắng của mình. Lời than trên bến Hoàng Giang cũng là lời thề ai oán, là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo về danh dự, thể hiện nỗi đau tột cùng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần song có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xim làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhuognwjc bằng longfg chin dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ".

    Cái chết của Vũ Nương là do sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh, do chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm bao lứa đôi xa cách, dễ nảy sinh lòng nghi kị, hay chính là do quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ hà khắc, bất công, không bảm bảo quyên sống cho người phụ nữ. Bát hạnh có thể xảy ra với họ bất cứ lúc nào, khiens họ phải chonj cái chết làm chốn dung thân. Cái chết của nàng Vũ Nương vừa để lại nỗi thương cảm cho người đọc vừa mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

    4. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vũ Nương được đặt vào nhiều tình huống: Lấy trương Sinh trái tính trái nết, Trương Sinh đi lính đề lại gánh nặng gia đình cho Vũ nướng..

    Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đuognừ và kì ảo mang đặc trungwcuar thể loại truyền kì và thể hiện uocs vọng của nhân dân về kết thúc có hậu cho số phận nhân vật.

    Nương đã được khắc họa tâm lý, tính cách thông qua đối thoại, lời tự bạch trong các hoàn cảnh khác nhau cũng như các yếu tố kì ảo. Từ đó Nguyễn Dữ đã vẽ nên chân dung đẹp đẽ đức hạnh toàn tài của người phụ nữ phong kiến xưa mà đại diện tiêu biểu là nàng Vũ Nương.

    5, Quả thật, Vũ Nương đã trở thành một nhân vật đại diện cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã đề cao vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ cũng như bộc lộ tiếng nói thương cảm dành cho họ.

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng mười hai 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...