VIẾT VỀ NGUYỄN TUÂN - CÁ TÍNH VÀ PHONG CÁCH "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp." Đó là những quan niệm của Nguyễn Tuân về sự sáng tạo cái đẹp trong suốt hành trình dấn thân, trưởng thành trong văn chương. Ta không chỉ thấy ông là một nghệ sĩ ngôn từ thực thụ mà còn là một người lao động vô cùng mẫn cán, miệt mài; ông có một hành trình sáng tạo hăng say theo đúng như những gì mình tâm khảm: Không cần biết anh làm bất cứ nghề gì, cứ đạt đến đỉnh cao của lĩnh vực mình đang làm thì anh đã chính là một người nghệ sĩ tài hoa! "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuông nhạc nhưng với thanh âm trầm bổng khác nhau của các nốt nhạc. Phong cách Nguyễn Tuân vì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc. Ông là một trong số những nhà văn có tấm lòng yêu mến tha thiết và am hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ, từ sự yêu mến ấy, ông sáng tạo thêm thật nhiều, thật nhiều vốn từ phong phú để nuôi dưỡng thêm tình yêu bên trong mình. Nhắc đến Nguyễn Tuân, ta phải nhắc đến phong cách ngôn ngữ hết sức đặc sắc, phức tạp và tài hoa. Mọi phương diện trong tác phẩm của ông, nhất là ngôn ngữ, đều in đậm dấu ấn của một phong cách. "Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, cái vỏ chứa tư tưởng mà còn sản sinh ra tư tưởng". Nghiên cứu phong cách của một nhà văn không thể né tránh ngôn ngữ văn chương. Và trong các thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, tính cá thể là điều được nhấn mạnh. Đó là cơ sở để nói đến khái niệm phong cách ngôn ngữ của tác giả trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là một trong những khía cạnh quan trọng để khám phá tác phẩm văn học. Là một phần của hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ không chỉ đóng vai trò như một vẻ đẹp, mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên những tầng nghĩa lẩn khuất, sâu xa, thể hiện tốt nội dung tác phẩm, làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả, tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho văn học. Đây cũng là nét đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Cũng giống với những nguyên liệu để làm nên nghệ thuật, nhưng ngôn ngữ chỉ tạo nên những giá trị phi vật thể, đòi hỏi người đọc và cả người sáng tác phải vận dụng tối đa khả năng quan sát, trí liên tưởng tưởng tượng.. mới có thể tiếp cận với hình tượng nghệ thuật mà ngôn ngữ đã dày công nhào nặn. Với những bộ môn khác lấy đường nét, hình ảnh, nhịp điệu và màu sắc để tạo nên thì văn học lấy ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật. Sự huy động những khả năng ấy của con người, giúp cho mỗi chúng ta sống tinh tế hơn, hình tượng cũng sẽ sống muôn hình vạn trạng tùy theo quan niệm thẩm mỹ của mỗi người, tác phẩm nhờ vậy mà có thể cắm rễ sâu trong lòng người đọc. Với thiên tùy bút "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân tiếp tục sử dụng tài hoa của mình trong việc liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong tâm thế của con người sau Cách Mạng ấy, sự đối lập dần được thay thế, nhường chỗ cho cho sự con người ôn hòa, dễ chịu hơn. Để làm được điều ấy, sự góp mặt của những yếu tố Hán Việt là điều không thể thiếu. Qua cảm nhận của Nguyễn Tuân, chất thơ của phong cảnh sông Đà thường đậm đà màu sắc cổ điển: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:" Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương? ". Có thể gọi đấy là nhừng dòng thơ văn xuôi đập chất cổ điển của nhà tùy bút. Đọc từng dòng văn ấy, chúng ta có thể cảm nhận hơn sâu sắc sự dự báo hay một khát vọng hướng đến cuộc sống thanh bình, sinh hoạt đời thường sau chiến tranh của người nghệ sĩ. Ông còn có lối mô tả cảnh vật bằng những liên tưởng chuyển đổi cảm giác rất tinh tế" Vui như lại thấy những chiêm bao đứt quãng "," Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử () hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. "Hay những câu văn có những kiến trúc đa dạng, sinh động giàu màu sắc, âm thanh, nhịp điệu" Tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình ". Trí tưởng tượng của chúng ta bay xa, trải dài theo những áng tóc trữ tình ấy. " Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào "(Nguyễn Tuân) Quả thật như vậy, nhà văn đã tạo nên một con sông Đà với sắc thái hùng vĩ hơn bao giờ hết. Từ cách chọn cho mình một dòng sông để viết về cũng đã cho thấy cá tính sáng tạo mạnh mẽ khởi phát trong tư duy nghệ thuật của ông. Mọi con sông đều chảy về hướng đông, duy chỉ con sông Đà độc lưu về phương Bắc. Hành trình ấy cũng giống với hành trình chơi độc tấu của người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân vậy. Chưa bao giờ trên văn đàn ta thấy một cá tính ngông nghênh, mạnh mẽ và lỗi lạc như vậy. Thoạt tiên là, tác giả gọi những" hút nước "ở sông Đà là những" cái giếng sâu ", gọi" thiên nhiên Tây Bắc "là" thứ kẻ thù số một ", gọi" chiến trường sông Đà "là" quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà ", thay cho việc dùng từ" trận đá "bằng từ" thạch trận ", tiếp đó là sử dụng tri thức về âm nhạc với bản hợp âm náo loạn, kinh khiếp của thác dữ:" Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc "," nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào "," Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa ".. Những cách ví von mới lạ, độc đáo cùng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu sức gợi và nhịp điệu câu văn nhanh, gấp, đã tác động mạnh vào tâm trí người đọc, liên tục đẩy âm thanh thác dữ đến hồi cao trào, quyết liệt nhất, để rồi, khi tất cả đã qua đi, người ta có cảm giác đầu óc mình đã căng quá độ, bây giờ thừ ra nghe" Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ "." Sông nước lại thanh bình ". Nếu như vẽ một cái biểu đồ tần số âm thanh sông Đà thì ta đã có một đường lên rất cao rồi đột ngột trở về với thanh ngang ghi âm của biểu đồ. Thoạt tiên là tri thức về âm nhạc với bản hợp âm náo loạn, kinh khiếp của thác dữ:" Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc "," nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào "," Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa ".. Những cách ví von mới lạ, độc đáo cùng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu sức gợi và nhịp điệu câu văn nhanh, gấp, đã tác động mạnh vào tâm trí người đọc, liên tục đẩy âm thanh thác dữ đến hồi cao trào, quyết liệt nhất, để rồi, khi tất cả đã qua đi, người ta có cảm giác đầu óc mình đã căng quá độ, bây giờ thừ ra nghe" Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ "." Sông nước lại thanh bình ". Nếu như vẽ một cái biểu đồ tần số âm thanh sông Đà thì ta đã có một đường lên rất cao rồi đột ngột trở về với thanh ngang ghi âm của biểu đồ. Song hành với âm thanh là hình ảnh. Bằng vốn hiểu biết phong phú về hội họa và điêu khắc, cùng trí tưởng tượng độc đáo và óc quan sát sắc sảo được diễn tả bằng vốn ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình, nhà văn đã giúp ta mường tượng về độ cao hun hút khôn cùng của" đá bờ sông dựng vách thành "gợi lên nét hùng vĩ, hoang sơ, và cả sự ghê rợn nữa. Đặc biệt là khi" chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu "thì sức nước hẳn phải ghê gớm, dữ dằn lắm! Cách so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ của Nguyễn Tuân quả khiến người đọc cũng" thấy lạnh "như đang ngồi chung khoang đò qua quãng ấy với Nguyễn Tuân vậy. Vài nét vẽ mà thật giàu sức gợi, từ ngữ của Nguyễn Tuân cũng góc cạnh, sắc nét như những đường chạm trổ của người thợ tài hoa. " Người chưa biết ông Tuân có thể cho ông là người cầu kỳ, kỹ tính trong giao tiếp ứng xử, cả khi ăn, khi mặc. Ông là người nghệ sĩ nên ăn mặc tưởng tuềnh toàng nhưng người ta vẫn thấy đẹp. Càng biết ông, người ta càng quý trọng tính thẳng thắn, chân tình và một phong cách sống đẹp của Nguyễn Tuân ". Suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình, ông luôn nghiêm túc, hăng say miệt mài trên những trang giấy. Quả đúng như Nam Cao đã từng tâm niệm" Cẩu thả trong bất cứ nghề gì đã là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. "Nguyễn Tuân cứ như vậy, đi vào tâm trí người đọc với những áng văn bất hủ" Vang bóng một thời".