Từ trái nghĩa không chỉ được tác giả sử dụng nhiều trong văn học, mà từ trái nghĩa còn được sử dụng phổ biến trong ca dao, tục ngữ, vận dụng trong đời sống hàng ngày thông qua lời nói. Vậy từ trái nghĩa là gì? Cách phân loại và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa là từ trái ngược nhau về ngữ âm và đối lập nhau về nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa dùng để diễn tả sự vật, sự việc mang nét khác biệt, so sánh có sự tương phản rõ rệt giúp người đọc, người nghe dễ dàng nhận biết. Ví dụ từ trái nghĩa: Cao đối lập với thấp, giàu đối lập với nghèo, tốt đối lập với xấu, đẹp đối lập với xấu, hiền đối lập với dữ, thương đối lập với ghét.. Trong cuộc sống hàng ngày, từ trái nghĩa được sử dụng phổ biến nhằm bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm để so sánh, làm nổi bật lên chủ thể sự vật, sự việc được nói đến. Ví dụ: Khi một người thiện cảm, có cảm tình với người này nhưng lại không thích người kia, họ bày tỏ thái độ, quan điểm, tình cảm thông qua câu so sánh: Em Thi dáng cao, còn em Hiền dáng thấp, cô Hà nhìn trẻ, còn cô Thanh nhìn già. Anh Thành tốt tính còn anh Hùng xấu tính.. Phân loại từ trái nghĩa: Có 2 loại từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn. Khái niệm từ trái nghĩa hoàn toàn: Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa trái ngược, đối lập nhau. Ví dụ: May mắn - xui xẻo, yêu - ghét, béo - gầy, cao quý - thấp hèn, xinh đẹp - xấu xí.. Khái niệm từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải lúc nào cũng mang nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Cao chót vót - Sâu thăm thẳm, nhỏ - To khổng lồ, thấp - cao lêu nghêu.. Cách sử dụng từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa tạo sự tương phản: Là những từ được người sử dụng nhằm mục đích phê phán, đả kích, ẩn dụ về điều gì đó tùy vào người đọc cảm nhận. Ví dụ: "Mất lòng trước - được lòng sau" thể hiện sự trung thực, thẳng thắn, thật thà không vì cái lợi trước mắt của bản thân mà đánh mất đi tình nghĩa lâu dài. Từ trái nghĩa tạo thế đối: Thường được các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong văn học để miêu tả, thể hiện cảm xúc, tâm trạng, hành động của các nhân vật. Ví dụ: "Chết vinh còn hơn sống nhục" câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao quý của những người sống ngay thẳng, chính trực, luôn ngẩng cao đầu làm những điều đúng đắn, không hổ thẹn với lòng mình. Từ trái nghĩa tạo sự cân đối: Được sử dụng giúp câu văn, câu thơ thêm sinh động, cuốn hút và hấp dẫn người đọc. Ví dụ: "Lá lành đùm lá rách" thể hiện sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Tác dụng việc sử dụng từ trái nghĩa: - Giúp làm nổi bật sự vật, sự việc, đặc điểm, tính cách, trạng thái, màu sắc đối lập nhau. - Biện pháp so sánh được sử dụng trong từ trái nghĩa tạo sự tương phản, tăng sức biểu cảm cho câu văn. - Thể hiện quan điểm, tâm tư, tình cảm, thông điệp tác giả muốn truyền tải, gửi gắm đến người đọc. - Từ trái nghĩa giúp câu văn, câu thơ giàu tính gợi hình, gợi cảm hơn. Từ trái nghĩa được vận dụng trong câu ca dao, tục ngữ: Cặp từ trái nghĩa cứng - mềm: Chân cứng đá mềm Cặp từ trái nghĩa đen - sáng: Gần mực thì đen - gần đèn thì sáng Cặp từ trái nghĩa xa - gần: Bán anh em xa mua láng giềng gần Cặp từ trái nghĩa mua - bán: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng Từ trái nghĩa thường được sử dụng trong đời sống giao tiếp hàng ngày: Người tốt - người xấu, người hiền - người dữ, già - trẻ, mạnh - yếu, cười - khóc, đau khổ - hạnh phúc, bình minh - hoàng hôn.. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thơ: Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu (Thuyền và biển - Xuân Quỳnh, cặp từ trái nghĩa: Đi - về) Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Truyện Kiều - Nguyễn Du, cặp từ trái nghĩa: Tài - mệnh) Từ đó, ta thấy từ trái nghĩa được sử dụng rộng rãi, thông dụng bất kể ở đâu nơi nào từ trong văn thơ, câu ca dao, tục ngữ đến trong đời sống hàng ngày. Từ trái nghĩa mang nhiều sắc thái, tình cảm, cảm xúc giúp ta dễ dàng diễn đạt vấn đề, so sánh để thấy sự khác nhau, tương phản rõ rệt làm nổi bật lên đối tượng được nói đến.