Tổng Hợp Kiến Thức Trọng Tâm Phần Tiếng Việt

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Eun Na, 11 Tháng ba 2023.

  1. Eun Na thấy cũng đẹp :))

    Bài viết:
    25
    Trọng Tâm Kiến Thức Phần Tiếng Việt

    1. Các phong cách ngôn ngữ.

    *Nghệ thuật: Là phong cách được dùng trong tác phẩm văn học không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoản mãn nhu cầu thẩm mĩ con người.

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính hình tượng

    +tính truyền cảm

    +tính cả thể hóa


    *Chính luận: là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự.. nhằm trình bày, bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng.. theo một quan điểm nhất định.

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính công khai về quan điểm chính trị

    + tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

    + tính truyền cảm thuyết phục

    *Báo chí: là phong cách ngôn ngữ dùng để thông áo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính thông tin thời sự

    + tính ngắn gọn

    + tính sinh động hấp dẫn

    *Khoa học: là phong cách ngôn ngữ dùng trong văn bản khoa học - công nghệ (SGK, chuyện luận, kiến thức khoa học phổ thông).

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính khái quát, trừu tượng

    + tính lí trí, logic

    + tính khách quan, phi các thể.


    *Sinh hoạt : Là phon cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, dùng để trao đổi ý nghĩ tình cảm.. đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính cảm xúc

    + tính cá thể

    *Hành chính - công vụ: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính (giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước)

    *Đặc trưng cơ bản:

    + tính khuôn mẫu

    + tính minh xác

    + tính công vụ


    2. Các phương thức biểu đạt



    *Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc, có cốt truyện, nhân vật

    *
    Kiểu văn bản : Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)

    *Miêu tả: Tái hiện, diễn tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, con người.


    *Kiểu văn bản : Văn tả cảnh tả loài vật.. Đoạn văn tả trong các tác phẩn tự sự.

    *Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết, người nói về sự vật, con người.


    *Kiểu văn bản : Tác phẩm văn học (thơ trữ tình, tùy bút)

    *Nghị luận: Bàn luận phải trái, đúng sai nhămd bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ, đánh giá, cách đánh giá về đối tượng được nói đến.


    *Kiểu văn bản :

    + xã luận, bình luân, lời kêu gọi

    +tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

    *Thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất phương pháp.. của sự vật hiện tượng


    *Kiểu văn bản :

    + thuyết minh sản phẩm

    + giới thiệu di tích, thắng cảnh..

    + trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.

    * Hành chính - công vụ: Trình bày ý muốn, quyết địn nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người thông qua một văn bản mang tính khuôn mẫu.

    *Kiểu văn bản:

    + đơn từ

    + báo cáo

    + biên bản.


    3. Các thao tác lập luận .


    *Giải thích: Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải một sự vật, hiện tượng, khái niệm để hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề, đối tượng.

    *Mục đích : Hiểu rõ, hiểu đúng vấn đê nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm.

    *Phân tích: Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét từng khía cạnh một cách toàn diện về nội dung và hình thức của đối tượng.


    *Mục đích : Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ của đối tượng

    *Chứng minh: Đưa ra những bằng chúng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng, thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề đang bàn luận.


    *Mục đích : Làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc, người nghe tin vào vấn đề

    *Bàn luận: Bàn bạc nhận xét, đánh giá về một đối tượng


    *Mụ c đích : Đề xuất thuyết phục người đọc tán đồng với đánh giá của mình.

    *So sánh: Đặt đối tượng trong mối tương quan, cái nhìn đối sánh với một đối tượng khác để thấy đặc điể tính chất của nó.


    *Mục đích : Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan của đối tượng khác.

    *Bác bỏ: Trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai lệch


    *Mục đích : Dùng cách bác bỏ để khẳng định ý kiến đúng.

    - Còn tiếp -
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...