Củng cố tổng hợp kiến thức môn văn học lớp 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 28 Tháng hai 2023.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    Ngữ văn là một trong 3 môn học quyết định kết quả kì thi tuyển sinh vào THPT đối với các em học sinh tham dự kì thi này. Trong đó, phân môn Văn học đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi cấu trúc của đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT hiện nay thường có ba phần:

    • Phần I. Tiếng Việt (2 điểm).
    • Phần II. Viết một bài văn thuyết minh ngắn hoặc một văn bản nghị luận xã hội khoảng 300 từ (3điểm).
    • Phần III. Tự luận Văn học (5 điểm).

    Để hoàn thành bài thi, học sinh chủ yếu phải vận dụng kiến thức phân môn Văn học để làm. Ngay cả câu hỏi phần Tiếng Việt, phần lớn ngữ liệu đều được trích từ các văn bản đã được học trong chương trình, kiến thức về văn bản đó sẽ giúp các em làm tốt hơn những yêu cầu của bài tập.

    Qua thực tế học sinh thực hành viết các bài văn nghị luận văn học, đặc biệt là qua các kì kiểm tra thi cử, các em thường bộc lộ một số hạn chế cả về kiến thức và kĩ năng làm bài.

    1. Về kiến thức:

    Không nhớ chính xác hoàn cảnh sáng tác, nội dung, giá trị của tác phẩm.

    Lẫn kiến thức giữa các tác giả, đặc điểm các nhân vật..

    Không thuộc dẫn chứng - Viết sai tên tác phẩm hay tên đoạn trích

    Ví dụ câu hỏi:


    Không có kính, rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước,

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

    Chỉ cần trong xe có một trái tim.

    Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? (Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008)

    Nhiều học sinh đã trả lời: Khổ thơ trích trong bài thơ"Tiểu đội xe không kính' của Phạm Tiến Duật.

    2. Về kĩ năng:

    Không đọc kĩ đề để xác định yêu cầu của đề bài trước khi làm dẫn đến bài viết lạc đề, xa đề, thiếu ý hoặc không đúng trọng tâm, thậm chí lạc thể loại..

    VD: Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2009- 2010 yêu cầu: Viết một bài văn thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Học sinh làm lạc sang phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.


    • Không biết xác định các luận điểm, luận cứ
    • Chưa biết cách dựng đoạn.
    • Diễn đạt lủng củng.
    • Phân bố thời gian làm bài chưa hợp lí: Dành quá nhiều thời gian cho câu ít điểm, đến câu cuối (tự luận Văn học) còn quá ít thời gian.
    • Lúng túng, mất nhiều thời gian cho việc viết mở bài..

    Vậy, làm thế nào để giúp học sinh khắc phục được những hạn chế trên?

    Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình như sau:

    Nội dung chuyên đề gồm hai phần:

    Phần I: Thống kê các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9

    Phần II: Phương pháp ôn tập, củng cố kiến thức


    • Bước 1: Ôn tập củng cố theo tác phẩm hoặc tác giả
    • Bước 2: Hệ thống kiến thức từng phần, từng mảng, từng chủ đề..
    • Bước 3: Mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các chuyên đề nhỏ.

    Cụ thể:

    BƯỚC I: ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO TÁC PHẨM HOẶC TÁC GIẢ

    Đây là bước ôn tập quan trọng. Như trên đã nói, nếu ôn tập, củng cố kiến thức từng tác phẩm tốt sẽ tạo nền móng vững chắc cho các bước ôn tập tiếp theo. Song, ôn tập như thế nào mới là điều quan trọng, bởi nếu không có phương pháp đúng ta sẽ dạy lại giáo án mà ta đã dạy trên lớp. Như thế, vừa không đúng quy định về dạy buổi hai lại vừa không hiệu quả.

    Theo tôi, ta nên ôn tập, củng cố kiến thức mỗi tác phẩm hoặc tác giả bằng cách hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập cụ thể (dựa vào một số dạng bài tập của đề thi hàng năm). Như thế, vừa kiểm tra được kiến thức của các em sau khi đã được học trên lớp về tác phẩm, lại vừa rèn được kĩ năng làm các dạng bài tập lại vừa củng cố, khắc sâu kiến thức về tác phẩm đó cho các em. Một số dạng bài tập như:


    • Thuyết minh về tác giả, tác phẩm
    • Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
    • Tóm tắt nội dung tác phẩm (nếu là tác phẩm truyện)
    • Chép thơ (cả bài hoặc từng phần)
    • Nêu các tình huống truyện.
    • Luyện một số đề nghị luận văn học..

    BƯỚC 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC TỪNG PHẦN

    Sau khi đã hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từng tác phẩm hoặc tác giả, ta hướng dẫn các em hệ thống lại những kiến thức cơ bản của các tác phẩm được sáng tác cùng giai đoạn, hoặc cùng đề tài hoặc cùng thể loại.. Ví dụ:


    • Hệ thống kiến thức cơ bản các tác phẩm thơ hiện đại.
    • Hệ thống kiến thức cơ bản các tác phẩm truyện.
    • Hệ thống kiến thức cơ bản các văn bản nhật dụng và nghị luận.
    • Hệ thống kiến thức về các tác giả
    • Hệ thống các luận điểm, luận cứ của các văn bản.
    • Tình huống truyện của 5 truyện ngắn trong Ngữ văn 9
    • Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm..

    * Phương pháp thực hiện:

    • Giáo viên lập biểu mẫu hoặc ra bài tập, hướng dẫn học sinh phương pháp thực hiện và yêu cầu các em về nhà thực hiện.
    • Giáo viên kiểm tra, nhận xét và chữa bài tập của học sinh

    BƯỚC 3: MỞ RỘNG, KHẮC SÂU KIẾN THỨC BẰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NHỎ
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...