Tổng hợp kiến thức văn lớp 12 - Học kì 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 28 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    TÂY TIẾN

    - QUANG DŨNG -

    [​IMG]

    1. Tác giả:

    - Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh

    - Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, chất hiện thực - lãng mạn, âm điệu bi – hùng hòa quyện.

    2. Hoàn cảnh sáng tác:

    - Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập vào năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh Pháp, bảo vệ biên giới Việt- Lào.

    - Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng.

    - Quang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là người Hà Nội. Tuy chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, địa bàn hoạt động hiểm trở, vật chất thiếu thốn, bệnh tật hoành hành.. nhưng các anh vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.

    - 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết "Tây Tiến", in trong tập "Mây đầu ô".

    3. Cảm hứng chủ đạo - Chủ đề:

    "Tây Tiến" là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội. Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, nhà thơ đã khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến: Hào hùng và hào hoa, yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Qua "Tây Tiến", người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc và tình nghĩa đồng đội, tình quân dân thắm thiết.

    4. Nghệ thuật

    - "Tây Tiến" là bài thơ mang đậm chất bi hùng, thể hiện rõ khuynh hướng sử thi, vừa đậm chất hiện thực vừa rất lãng mạn.

    - "Tây Tiến" là tác phẩm thể hiện rõ hồn thơ một nghệ sĩ đa tài. Chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện trong những tứ thơ mới mẻ và độc đáo

    HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

    Đoạn 1: Nhớ về chặng đường hành quân gian khổ mà thơ mộng

    Đoạn 2: Nỗi nhớ về cảnh và người Tây Bắc

    Đoạn 3: Nhớ chân dung người chiến sĩ Tây Tiến

    Đoạn 4: Nhớ về lời thề quyết tâm chiến đấu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tư 2022
  2. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    VIỆT BẮC

    (Tố Hữu)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Hoàn cảnh sáng tác:

    - Việt Bắc là căn cứ cách mạng, là đầu não cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, Chính Phủ và bộ đội trong suốt 15 năm gian khổ (1940-1954). Việt Bắc là địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

    - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5/1954), Hiệp định Giơ- ne - vơ được ký kết, (tháng 7/1954), hòa bình đã trở lại, miền Bắc được giải phóng.

    - Tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân dịp này Tố Hữu sáng tác "Việt Bắc" để ghi lại tình cảm lưu luyến, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc, giữa miền ngược và miền xuôi, đồng thời khẳng định tình cảm thuỷ chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với cuộc kháng chiến với Cách mạng.

    2. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trong SGK nằm ở đoạn mở đầu trong phần I của bài "Việt Bắc".

    3. Đặc điểm nghệ thuật: Bài "Việt Bắc" mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ Tố Hữu

    + Kết cấu theo lối đối đáp. Cấu tạo tứ thơ: Nhà thơ sáng tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc, dạt dào. Đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến, có kẻ ở người đi.

    + Âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm.

    + Thể thơ lục bát được vận dụng tài tình vừa tạo ra âm hưởng thống nhất vừa biến hóa đa dạng. Nhịp thơ, điệp cấu trúc, gieo vần, nhạc điệu khi nhanh, khi chậm, khi trầm lắng tha thiết nỗi nhớ, khi hào hùng dồn dập..

    + Những hình ảnh thơ dung dị quen thuộc, tiêu biểu cho cảnh vật và con người Việt Bắc.

    4. Chủ đề: Tố Hữu sáng tác "Việt Bắc" để ghi lại tình cảm lưu luyến, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc, giữa miền ngược và miền xuôi. Đồng thời khẳng định tình cảm thuỷ chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với cuộc kháng chiến với Cách mạng.

    5. Giá trị nội dung

    "Việt Bắc" là bản tổng kết bằng thơ về cuộc kháng chiến chống Pháp

    - "Việt Bắc" là khúc hùng ca và cũng là bản tình ca về truyền thống anh hùng, bất khuất, ân nghĩa, chung thủy của Cách mạng, của dân tộc ta.

    - "Việt Bắc" : Một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống, lao động và chiến đấu của chiến khu Việt Bắc trong suốt 15 năm.

    - Đó là tiếng lòng của nhà thơ, của những người Việt Nam trong kháng chiến, của cả dân tộc đối với nhân dân, với kháng chiến, với Cách mạng, với Đảng và Bác Hồ.

    - "Việt Bắc" khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người Việt Nam luôn sống gắn bó, thủy chung, lạc quan cho dù trong những ngày gian khó hay hạnh phúc.

    HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

    - K1: 4 câu đầu: Người ở lại nhắc lại kỉ niệm về tình quân dân trong 15 năm thiết tha mặn nồng

    - K2: 4 câu kế: Người ra đi bày tỏ cảm xúc bâng khuâng lưu luyến trong buổi chia tay Việt Bắc để về Hà Nội

    - K3: 12 câu tiêp theo (Mình đi.. Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa) : Người ở lại gợi nhắc những khó khăn, gian khổ trong cuộc kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp

    - K4: 10 câu tiếp theo (Ta với mình.. suối Lê vơi đầy) : Đáp lại lời Việt Bắc, người ra đi khẳng định tình cảm mặn mà, thủy chung không bao giờ quên nghĩa tình của đồng bào.

    - K5: 12 câu tiếp theo (Ta đi ta nhớ những ngày.. suối xa.) : Người về xuôi miêu tả cụ thể nỗi nhớ những kỉ niệm chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống sinh hoạt ở chiến khu.

    - K6: 10 câu tiếp theo (Ta về.. thủy chung) : Người về xuôi da diết nhớ cảnh và người Việt Bắc (Bức tranh tứ bình)

    - K7: 10 câu tiếp theo (Nhớ khi.. Nhị Hà) : Người cán bộ kháng chiến nhớ về những ngày chiến dịch, quân và dân ta chiến đấu chống các trận càn quét của giặc ở chiến khu

    - K8: 12 câu tiếp theo (Những đường.. núi Hồng) : Người về xuôi nhớ về không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc và niềm vui trước những chiến công liên tiếp của quân và dân ta.

    - K9: Phần còn lại: Người về xuôi nhớ Bác Hồ và Chính phủ ở Việt Bắc.
     
  3. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    ĐẤT NƯỚC

    - NGUYỄN KHOA ĐIỀM -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Tác giả:

    - Nguyễn Khoa Điềm sinh tại Thừa Thiên Huế trong gia đình trí thức Cách mạng.

    - Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

    - Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.

    2. Tác phẩm: Trường ca "Mặt đường khát vọng" được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác ở chiến khu Trị - Thiên 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

    3. Vị trí đoạn trích: "ĐẤT NƯỚC" là phần đầu của chương V trong trường ca "Mặt đường khát vọng", thể hiện rõ chủ đề tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

    4. Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn "Đất Nước" là những cảm nhận, định nghĩa độc đáo, mới mẻ về Đất Nước. Đất Nước gắn liền với quá khứ lâu đời, với truyền thống văn hóa của dân tộc, đất nước hiện diện và hình thành từ đời sống sinh hoạt, tình cảm, lao động, chiến đấu của nhân dân. Từ đó tác giả xác định rõ trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

    5. Đặc sắc nghệ thuật:

    - Đoạn thơ được viết theo thể tự do, mạch cảm xúc phóng khoáng.

    - Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc, đậm đà tính dân tộc.

    - Từ "Đất Nước" viết hoa, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ đã làm tăng giá trị thẩm mỹ, sự thiêng liêng cao cả cho đoạn thơ.

    - Tác giả đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa, văn học dân gian phong phú, tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa bay bổng kỳ diệu vừa gần gũi thân quen.

    - Bút pháp trữ tình và chính luận kết hợp hài hòa cho việc cảm nhận về Đất Nước vừa xúc động, vừa có chiều sâu suy tưởng.

    - Giọng thơ tha thiết, trang nghiêm; nhịp điệu linh hoạt.

    - Đoạn trích đậm màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn, có tính nhân dân sâu sắc.

    HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

    A. CẢM NHẬN CỦA TÁC GIẢ VỀ ĐẤT NƯỚC:

    1. C1-9: Cảm nhận độc đáo về Đất Nước:

    * C1: Đất Nước đã có từ lâu đời.

    * C2: Đất Nước có trong những câu chuyện cổ tích dân gian.

    * C3: Đất Nước bắt đầu từ khi có tập quán ăn trầu.

    * C4: Đất Nước lớn lên sau những lần kháng chiến chống ngoại xâm.

    * C5-7: Đất Nước có phong tục riêng và lối sống tình nghĩa đậm đà.

    * C8 - 9: Đất Nước gắn liền với cuộc sống lao động cần cù của người nông dân.

    2. Ðịnh nghĩa nghệ thuật về Đất Nước:

    * Cảm nhận về Đất Nước trên phương diện thời gian – lịch sử.

    * Cảm nhận về Đất Nước trên phương diện không gian – địa lý.

    * Cảm nhận về Đất Nước trên phương diện văn hóa.

    3. Trách nhiệm đối với đất nước:

    B. PHẦN 2: ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN

    A. Nhân dân làm nên Đất Nước.

    B. Nhân dân đổ máu gìn giữ Đất Nước.

    C. Nhân dân xây dựng, gìn giữ nền văn hóa lâu đời của Đất Nước.
     
  4. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    SÓNG

    - XUÂN QUỲNH -

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Ngyn Hoai Thu thích bài này.
  5. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

    - NGUYỄN TUÂN -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Tác giả:

    - Nguyễn Tuân là nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

    - Ông là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.

    - Phong cách Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác, độc đáo..

    2. Hoàn cảnh sáng tác:

    - "Người lái đò Sông Đà" trích trong tập tùy bút "Sông Đà" in 1960 của Nguyễn Tuân. Tập tùy bút có 15 bài là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng lên Tây Bắc.

    2. Tóm tắt:

    Trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà", Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình, hung bạo với những thác nước, ghềnh thác nguy hiểm với sóng, gió cuồn cuộn.. Đá và thác sông Đà mai phục, hung dữ bày thạch trận. Nước cũng cùng với đá đánh những đòn hiểm độc nhất để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Trữ tình thơ mộng, đẹp đẽ với hình dáng uốn lượn, với cảnh sóng nước, bãi bờ vui tươi. Nguyễn Tuân còn phát hiện ra nét độc đáo là mọi con sông đều chảy về phía đông, riêng sông Đà chảy về phía bắc. Với những kiến thức địa lí, lịch sử, văn chương, hội họa, quân sự, điện ảnh.. Tác giả đã miêu tả Sông Đà như một sinh thể có hồn.

    Người lái đò Sông Đà, tuy 70 tuổi nhưng vẫn gân guốc, tráng kiện. Ông gắn bó máu thịt với con sông này. Ông là người giàu kinh nghiệm, tinh tường, gan dạ, dũng cảm, khéo léo. Khi vượt sông, ông vừa giống như một viên tướng tài ba vừa như một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước. Ông luôn bình tĩnh, ung dung đối đầu với khó khăn nguy hiểm, khôn ngoan vượt cạm bẫy của thác ghềnh, đưa thuyền về bến an toàn.

    3. Chủ đề:

    "Người lái đò sông Đà" thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Sông Đà, về người lao động tài trí, có tâm hồn nghệ sĩ đã chiến thắng thiên nhiên.

    4. Hệ thống luận điểm

    A) Hình ảnh con sông Đà:

    - Tính hung bạo, dữ dội của dòng sông:

    * Thác trên sông Đà rất cao

    * Dòng chảy sông Đà rất hẹp

    * Sông Đà có nhiều mặt ghềnh

    * Hút nước trên sông rất nguy hiểm

    * Đá trên sông cũng biết lập trận địa để đón đánh thuyền vượt sông

    - Sông Đà - Dòng sông thơ mộng, trữ tình

    * Nhìn từ trên cao, sông Đà có hình dáng rất mềm mại

    * Sông Đà có màu nước thay đổi theo mùa

    * Sông Đà có màu nắng nên thơ

    * Bờ bãi sông Đà vui tươi

    * Cảnh vật ven sông tĩnh lặng và gợi cảm.

    B) Hình ảnh người lái đò sông Đà:

    - Ngoại hình độc đáo

    - Tính cách

    + Ông lái đò rất lão luyện trong nghề chèo đò: Ba lần vượt trùng vi thạch trận:

    • Vòng 1: Ông lái đò rất kiên cường, dũng cảm.
    • Vòng 2: Ông lái đò rất linh hoạt, khéo léo, bình tĩnh.
    • Vòng 3: Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước

    + Sau cuộc chiến đấu: Ông lái đò khiêm nhường, ung dung tự tại, yêu quê hương.

    5. Nội dung và nghệ thuật

    A) Nội dung


    Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được viết nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

    b) Nghệ thuật

    - Bài tùy bút này rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

    - Tác phẩm được viết bằng thể tùy bút, sở trường của Nguyễn Tuân.

    - Đây là tùy bút nhưng đậm đà chất trữ tình, mang dấu ấn riêng của cái tôi Nguyễn Tuân: Lãng mạn, tài hoa, uyên bác.

    - Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa (lịch sử, địa lí), võ thuật, quân sự, đặc biệt là các ngành nghệ thuật (hội họa, điện ảnh).

    - Ngôn từ phong phú, hình ảnh so sánh liên tưởng, nhân hóa độc đáo, giàu chất tạo hình.
     
    Ngyn Hoai Thu thích bài này.
  6. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

    - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1) Tác giả:

    - Hoàng Phủ Ngọc Tường là trí thức yêu nước, chuyên viết về bút kí với đề tài cảnh sắc con người khắp mọi miền đất nước nhưng ấn tượng nhất vẫn là Huế với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông..

    - Văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp chất trí tuệ và tính trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí.. Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

    2) Hoàn cảnh sáng tác:

    "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bút kí xuất sắc, viết tại Huế 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, đoạn trích dẫn ở phần thứ nhất của tác phẩm.

    3) Tóm tắt tác phẩm:

    Sông Hương hiện ra từ lúc ở rừng già hoang sơ, lúc ở vùng đồi núi hùng vĩ, lúc ở ngoại ô đến lúc uốn lượn mềm mại vào thành phố.. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau như địa lí, lịch sử, văn hóa, thơ ca, âm nhạc, hình ảnh sông Hương hiện ra thật thơ mộng trữ tình.

    Kết thúc thiên tùy bút t/giả trở lại với nhan đề tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" và trả lời câu hỏi bằng một huyền thoại rất đẹp "Con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi"... "

    Con người đã đặt tên cho dòng sông như nhà thơ chọn bút hiệu của mình", tác giả gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử "

    4) Chủ đề:

    Tác giả ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của sông Hương, ca ngợi thành phố Huế. Qua đó, ông thể hiện tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên kì diệu, về nền văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích thể hiện lòng yêu nước và ngòi bút tài hoa của một trí thức có khả năng liên tưởng mạnh mẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng giản dị.

    5) Ý nghĩa nhan đề:

    " Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Là câu hỏi tu từ đặt ra ở nhan đề tác phẩm gợi cho mọi người suy nghĩ về tên gọi" sông Hương ". Từ đó tác phẩm đưa độc giả đến với hành trình lịch sử tìm về cội nguồn và văn hóa dân tộc. (Thành phố Huế là một di sản văn hóa gắn liền với sông Hương, dòng sông được miêu tả về nhiều phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa, thi ca, âm nhạc)

    Nhan đề gợi liên tưởng đến một huyền thoại rất đẹp ở cuối tác phẩm, bộc lộ cái tôi trữ tình suy tư của tác giả. Kết thúc thiên bút ký là câu trả lời cho câu hỏi ở nhan đề:" Con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông, để làn nước thơm tho mãi ". Như vậy, con người đã đặt tên cho dòng sông như nhà thơ chọn bút hiệu của mình.

    Với nhan đề và kết thúc tác phẩm, tác giả gửi gắm ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử dân tộc. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu, niềm tự hào về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Huế và của dân tộc ta.

    6) Đặc sắc nghệ thuật:

    - Bài bút kí tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    - Tác phẩm đậm đà chất trữ tình, mang dấu ấn riêng của nhà văn: Lãng mạn, tài hoa, uyên bác.

    - Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa (lịch sử, địa lí), đặc biệt là các ngành nghệ thuật (hội họa, điện ảnh, âm nhạc).

    - Ngôn từ phong phú, hình ảnh so sánh liên tưởng, nhân hóa độc đáo, giàu chất tạo hình.

    - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

    HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

    1) Trên phương diện địa lý, sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ

    A. Sông Hương ở thượng nguồn

    - Sông Hương ở đại ngàn Trường Sơn mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính

    B. Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi về tính cách

    C. Sông Hương khi đến thành phố Huế

    - Ở ngoại vi thành phố Huế: Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng. Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi

    -. Sông Hương khi qua thành phố: Mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

    - Rời khỏi kinh thành Huế, Sông Hương có vẻ đẹp" mơ màng trong sương khói ".

    D. Sông Hương trước khi ra biển: Là nỗi vương vấn" kín đáo của tình yêu".

    2) Vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ văn hóa:

    A. Sông Hương - dòng thi ca

    B. Sông Hương –dòng sông gắn với âm nhạc cổ điển Huế

    3) Vẻ đẹp sông Hương còn gắn liền với những sự kiện lịch sử

    - Thời chiến: Sông Hương- dòng sông anh hùng

    - Thời bình: Sông Hương - người con gái dịu dàng của Đất nước

    4). Sông Hương- dòng sông gắn liền với Huế- một di sản văn hóa của nhân loại
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...