TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ - NGUYỄN ĐÌNH THI I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) - Là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, nhạc, kịch, lý luận. - Ông từng giữ chức Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, viết tại chiến khu Việt Bắc. - Xuất xứ: In trong cuốn Mấy vấn đề văn học (1956). - Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề văn nghệ. - Bố cục: 2 phần: + Phần 1: Từ đầu đến "văn nghệ là sự sống" : Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. + Phần 2: Còn lại: Con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: - Tác phẩm nghệ thuật không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn thể hiện cái chủ quan của tác giả. - Dẫn chứng văn học: + Trích dẫn Truyện Kiều của Nguyễn Du. + Nàng Kiều 15 năm đã chìm nổi những gì. + An–na Ca–rê–nhi–na đã chết thảm khốc ra sao. - Tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ: + Say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích. + Những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta không nhận ra. =>Văn nghệ tác động tới tâm hồn của con người. - Tác động tới người đàn bà nhà quê lam lũ làm lụng cực khổ để nuôi con, hát ghẹo nhau câu ca dao, chen nhau say mê xem một buổi chèo. - >Đem lại niềm vui, ánh sáng cho con người. =>Văn nghệ đem lại tình yêu cuộc sống cho tâm hồn của con người. 2. Con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận. a) Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm: - Văn nghệ sẽ nói nhiều tới cảm xúc, nơi đụng chạm tâm hồn và cuộc sống. - Văn nghệ đứng ở chỗ giao nhau giữa tâm hồn và cuộc sống. - Chỗ đứng chính ở niềm vui, buồn, ghét, yêu, ý đẹp xấu ->Cảm xúc. - >Văn nghệ phản ánh cảm xúc của con người và tác động tới tình cảm của con người. b) Nghệ thuật là tiếng nói của tư tưởng: - Là tư tưởng náu mình trong câu thơ, câu văn. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk trang 17 Bài tiếp theo: HOT - Soạn Văn 9: Chuẩn Bị Hành Trang Bước Vào Thế Kỉ Mới - Vũ Khoan Hẹn gặp lại. Tôn Nữ