Soạn bài: Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du - Ngữ văn 11, Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng chín 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Sau biến cố gia đình, Kiều bước vào con đường 15 năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Quãng thời gian sống nhục nhã chốn lầu xanh Kiều chưa bao giờ từ bỏ suy nghĩ và khao khát được thoát khỏi nơi này. Và Từ Hải xuất hiện như một tia sáng hi vọng cho cuộc đời Kiều. Chỉ sau hai lần gặp gỡ, Từ đã dứt khoát vung tay cứu Kiều khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, bẩn thỉu và cưới nàng làm vợ. Từ coi Kiều như tri kỉ của đời mình, chỉ mong mang đến cho nàng cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau khi chinh chiến khắp nơi, Từ đã công thành danh toại, về đón Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" tiếp ngay sau cuộc đền ơn, báo oán của Kiều. Đoạn trích khắc họa toàn vẹn nhân vạt Từ Hải ở cả phương diện lớn lao, cao cả và phương diện đời thường, bình dị.

    Thực hành đọc hiểu: Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du

    Ngữ văn 11, Cánh diều

    Tri thức ngữ văn

    1. Vị trí


    - Từ câu 2419 đến câu 2450.

    2. Bối cảnh đoạn trích

    - Thúy Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần thứ hai và nàng được anh hùng có chí khí, tài năng hơn người thoát khỏi cuộc sống lầu xanh. Khi đã lập nên sự nghiệp, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán. Đoạn trích là phần nối tiếp cuộc đền ơn, trả oán của Kiều.

    3. Bố cục: 2 phần

    - Phần 1: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải

    "Nàng từ ân oán rạch ròi

    ..

    Cho người thấy mặt là ta cam lòng."

    - Phần 2 :(còn lại) Những kì tích của Từ Hải.

    [​IMG]

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 52 - SGK Ngữ văn 11, Cánh diều

    Câu 1. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

    Chia làm 2 phần

    - Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.

    - Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải

    Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Qua đó, em hiểu gì về Thúy Kiều?

    - Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: Khiêm nhường, tự hạ thấp, lời của người mang ơn: chút thân bồ liễu, khắc xương ghi dạ.

    -
    Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: Đề cao, trân trọng đối với người mình mang ơn: sấm sét ra tay, nghì trời mây.

    => Kiều là người khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

    Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó nêu nhận xét về tính cách của nhân vật.

    - Về lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi "bất bằng" tội ác ở đời"anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha". Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

    - Về lời nói: Ngang tàng, thể hiện sự tự tin, ý thức cao về tài năng, nhân phẩm khi tự coi mình là "quốc sĩ" (kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia), gọi mình là "anh hùng".

    - Về hành động: Mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: "Che", "rạch", "quét", "đạp", qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: "Trúc chẻ ngói tan", "sấm ran trong ngoài", "gió quét mưa sa".

    - Về kì tích: Phi thường, xuất chúng: "Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà", "Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam", "Nghênh ngang một cõi biên thuỳ", "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: "Góc trời", "sơn hà", "biên thuỳ", "hải tần".

    => Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.

    Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều ?

    Đoạn trích thể hiện chủ đề khát vọng tự do, ước mơ công lí trong Truyện Kiều .

    - Ước mơ tự do: Không chịu sự gò buộc của triều đình phong kiến (riêng một góc trời, một cõi biên thùy, hùng cứ một phương hải tần ).

    - Ước mơ công lí: Đem lại công bằng cho xã hội (dẫu thấy bất bằng mà tha ). Công lí hướng tới những người thấp cổ bé họng như Thúy Kiều.

    Câu 5. So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằngTrao duyên .

    Đoạn: Anh hùng tiếng đã gọi rằng:

    - Khắc họa nhân vật Kiều và Từ Hải qua biểu hiện bên ngoài: Đối thoại, hành động, cử chỉ.

    - Hình thức ngôn ngữ: Ngôn ngữ trực tiếp - lời nhân vật; ngôn ngữ gián tiếp - lời tác giả.

    - Bút pháp trữ tình kết hợp bút pháp sử thi.

    Đoạn: Trao duyên:

    - Khắc họa nhân vật Thúy Kiều chủ yếu qua diễn biến nội tâm

    - Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại, độc thoại nội tâm là chủ yếu; ngôn ngữ nửa trực tiếp

    - Sử dụng bút pháp trữ tình
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng chín 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...