Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 59, Ngữ văn 10, sách KNTT

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Hậu Minh, 7 Tháng ba 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 59, Ngữ văn 10, sách KNTT

    Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê


    I. Tri thức ngữ văn

    Phép chêm xen


    - Khái niệm: Chêm xen là xen một từ, một cụm từ vào câu nhằm giải thích, thêm ý cho câu hoặc hướng tới mục đích tu từ.

    - Dấu hiệu nhận biết: Thành phần chêm xen có khi được đặt giữa câu, có khi được đặt cuối câu, được đánh dấu bằng dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.

    2. Phép liệt kê

    - Khái niệm: Là nêu một chuỗi các thông tin cùng loại

    - Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ chỉ chuỗi đối tượng được liệt kê có thể đặt ở giữa hoặc cuối câu.

    II. Giải bài tập trong SGK



    I. Biện pháp chêm xen

    Bài 1:

    A) Biện pháp chêm xen trong cụm "bên ngoài trời nắng gắt" bổ sung thông tin cho hiện tượng nói đến trong vế trước: Giải thích vì sao Thanh đổ mồ hôi.

    B) Biện pháp chêm xen trong cụm "ngày nào" bổ sung thông tin về thời gian. Đồng thời, cụm "ngày nào" thể hiện trạng thái hồi tưởng, hoài niệm ở nhân vật. Nhờ thành phần này, hành động "nhớ lại" của Thanh trở nên hợp lí, và hình ảnh "bàn chân xinh xắn của Nga đi trên đó" sống động hơn trong kí ức Thanh.

    C) Biện phép chêm xen trong cụm "người luôn ngờ vực về nhân thân của ông" bổ sung thông tin về đặc điểm của nhân vật Gia-ve. Giải thích rõ hơn bản chất con người công cụ của Gia -ve cũng như thái độ của Gia - ve đối với Giăng Van - giăng. Nhờ việc giải thích đó, mọi hành động quyết liệt, lạnh lùng của Gia - ve đối với Giăng Van Giăng trở nên dễ hiểu hơn.

    Bài 2: Gợi ý sản phẩm

    - Nhân vật Phăng-tin luôn khao khát gặp con – đứa con gái đã thất lạc của chị - trước khi qua đời.

    - Đối với Na-đi-a, dù sau này nàng đã có chồng – một viên thư ký hội đồng giám hộ quý tộc, thì kỷ niệm về ngày trượt tuyết cùng nhân vật "tôi" và những tiếng "anh yêu em" vẫn là những phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời nàng.

    - Nhân vật Thanh vẫn luôn cảm thấy bình yên và thong thả mỗi khi trở về ngôi nhà của bà – không gian thân thuộc đối với chàng



    II. Biện pháp liệt kê

    Câu 1:


    A) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: Chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy..

    Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.

    B) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: Gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.

    Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.

    C) Phép liệt kê: Liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.

    Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta.

    Câu 2:

    - Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: Trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động..

    - Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì..

    - Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...