[Soạn bài] Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 20 Tháng mười hai 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC - NGUYỄN AN NINH

    I. Tác giả:

    1. Cuộc đời

    - Nguyễn An Ninh (1899 – 1943) là nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX.

    - Ông quê ở tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), đỗ cử nhân luật tại Đại học Xoóc - bon (Pháp).

    - Ông từng là chủ bút tờ báo yêu nước tiến bộ Tiếng chuông rẻ.

    - Ông là người thẳng thắn đấu tranh chống chính sách bác lột và ngu dân của thực dân Pháp đối với người dân Việt Nam.

    II. Đoạn trích"Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

    1. Xuất xứ

    – Bài chính luận xuất sắc này của Nguyễn An Ninh, với bút danh Nguyễn Tịch đăng trên báo tiếng chuông rè năm 1925.

    2. Đối tượng bị Nguyễn An Ninh phê phán trong văn bản

    - Người An Nam bị Tây hóa nửa vời.

    – Người An Nam bập bẹ đôi ba tiếng Tây.

    - Những người than phiền tiếng Việt nghèo nàn

    3. Nguyên nhân tác giả phê phán họ

    - Vì họ coi thường tiếng mẹ đẻ.

    – Vì không am hiểu đến nơi đến chốn văn hóa phương Tây.

    - Vì không biết tiếp thu một cách sáng tạo để làm giàu cho văn hóa dân tộc

    4. Những nội dung hàm chứa trong văn bản

    - Theo tác giả biết thêm một ngôn ngữ Châu Âu sẽ làm cho cả ngôn ngữ Châu Âu và ngôn ngữ nước nhà phát triển.

    - Biết vững một nền văn hóa thì mới có khả năng thuởng thức cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa khác.

    - Sính bập bẹ dâm ba chữ Tây là người lai căng đáng phê phán

    - Tiếng Việt không hề nghèo năm.

    - Giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc là nền tảng quan trọng để giải phóng nước nhà

    5. Giọng điệu lập luận chính của văn bản:

    - Hùng hồn tha thiết.

    - Tinh tế sắc sảo.

    6. Căn cứ của tác giả để khẳng định tiếng Việt không hề nghèo nàn

    - Ngôn ngữ của Nguyễn Du

    - Ngôn ngữ dịch tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt.

    - Khả năng sử dụng ngôn ngữ của phụ nữ và nông dân An Nam.

    7. Chức năng cao cả của tiếng mẹ đẻ

    - Yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị để bảo vệ nền độc lập.

    - Giữ vững bản sắc dân tộc.

    - Đánh bại tư tưởng lại căng ngôn ngữ - Để con người giao tiếp với nhau (trong và ngoài nước) và làm giàu văn hóa cho nhau

    8. Nội dung câu Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn để thời gian:

    - Khẳng định ngôn ngữ là nền tảng để tiếp thu các thành tựu khoa học.

    - Khi đời sống văn hóa của dân tộc phát triển thì vấn đề giành độc lập tự do ta khó khăn

    - Cần phải giữ gìn và phát triển ngôn ngữ.

    9. Chủ đề

    - Không phủ nhận việc tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài, tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ của người Việt giàu mạnh, phong phú, có sức mạnh vô biên trong việc giải phóng dân tộc, dành độc lập tự do cho nước nhà.

    - Phê phán thói học đòi phương Tây lố bịch của không ít người dân Việt đương thời.

    - Cảnh báo nguy cơ bị nô lệ vĩnh viễn nếu để mất tiếng mẹ đẻ.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...