Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 28 - Sử dụng từ Hán Việt - Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 6 Tháng hai 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 28

    Sử dụng từ Hán Việt

    - Kết nối tri thức với cuộc sống -

    [​IMG]

    Tri thức tiếng Việt

    Từ Hán Việt là gì?

    Từ Hán Việt
    là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

    Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra lâu dài, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã xâm nhập vào việt Nam và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Với chính sách đồng hóa củ phong kiến phương Bắc, chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức của ta trong hàng thế kỷ. Chính vì thế, tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, số lượng từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán Việt là từ đa âm tiết.

    Ví dụ từ Hán Việt: Độc lập, tự do, gia đình, hạnh phúc, chính sách, pháp luật, thi nhân, văn nhân, khoan dung, vị tha, nhân ái, nhân nghĩa..

    Hướng dẫn học bài: Thực hành tiếng Việt trang 28 - Văn 10 - Kết nối tri thức

    Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

    a) Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?
    (Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
    b) Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
    (Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
    c) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.
    (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​

    d) Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
    (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​
    Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm ông biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
    (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​

    a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn trên.

    b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn bằng một từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu với câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.

    c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

    Câu 3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mối từ Hán Việt tìm được.

    Câu 4. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

    a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.

    b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

    c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

    Gợi ý trả lời câu hỏi trang 28 - Văn 10 - Kết nối tri thức

    Câu 1. Nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm:

    - tiên triều: triều đại trước.

    - hàn sĩ: người học trò nghèo.

    - khoan dung: rộng lòng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

    - hiếu sinh: có lòng quý trọng sinh mệnh, không làm những hành động gây hại đến sự sống của muôn loài.

    - nghĩa khí: là chí khí của người hay làm việc nghĩa.

    - hoài bão: ấp ủ trong lòng ý muốn làm những điều lớn lao và tốt đẹp

    - tung hoành: ngang dọc.

    Câu 2.

    a) 5 từ Hán Việt trong đoạn trên: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, biệt nhỡn liên tài, thiên hạ.

    b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn bằng một từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương: biệt nhỡn liên tài thay bằng cái nhìn thể hiện sự kính trọng đối với người tài.

    Câu văn sau khi được thay thế sẽ trở thành:

    Ta cảm cái tấm lòng thể hiện cái nhìn kính trọng đối với người tài của các người.

    Nhận xét: sự thay thế này sẽ làm cho câu văn trở nên lủng củng, tối nghĩa.

    c) Ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn văn trên: Làm cho lời văn hàm súc, mang sắc thái trang trọng, cổ kính, phù hợp với một phần nội dung của văn bản: ca ngợi thú chơi chữ Nho thanh cao của các bậc tiền bối.

    Câu 3. 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh là: trực tuyến, trực giác; bần hàn, thi sĩ; hiếu thảo, sinh tử.

    Đặt câu:

    - Học trực tuyến là giải pháp được sử dụng rộng rãi khi học sinh buộc phải dừng đến trường trong mùa dịch.

    - Trực giác mách bảo tôi đã nhìn nhận đúng người.

    - Trải qua những lúc bần hàn mới hiểu rõ lòng bằng hữu.

    - Thi sĩ đã để tiếng lòng ngân lên thành những vần thơ tuyệt bút.

    - Đạo làm con là phải biết hiếu thảo với cha mẹ.

    - Sinh tử là quy luật tất yếu của đời người.

    Câu 4. Lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau:

    a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.

    Lỗi: từ "trí thức" (dùng sai nghĩa - trí thức là để chỉ người người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực...)

    Sửa: thay bằng từ "tri thức"

    b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

    Lỗi: từ "hàn sĩ" (dùng từ không hợp văn cảnh)

    Sửa: thay bằng "kẻ sĩ"

    c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

    Lỗi: từ "yếu điểm" (sai nghĩa - "yếu điểm" là điểm quan trọng nhất)

    Sửa: "điểm yếu".


    Mở rộng:
    Chỉ ra lỗi sai trong cách dùng các từ Hán Việt sau và sửa lại:

    1. Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi.

    2. Đi thăm quan là thú vui của nhiều người.

    3. Nhớ Tây Tiến, Quang Dũng đã chắp bút viết nên những vần thơ tuyệt tác.

    4. Đã nhiều thập kỉ trôi qua, nhưng thơ văn chống Mĩ vẫn mãi là những vần thơ hào hùng, bi tráng khi viết về người chiến sĩ.

    Gợi ý:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...