I. TIỂU DẪN 1. Tác giả - Trương Hán Siêu (? – 1354) - Quê ở Ninh Bình. - Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông- Nguyên, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 2. Tác phẩm: - Thể loại: Phú cổ thể - Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi, khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. - Địa danh lịch sử Sông Bạch Đằng - Bố cục: +Đoạn mở: Từ đầu → "còn lưu!" : Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng lịch sử. +Đoạn giải thích: Tiếp theo → "nghìn xưa ca ngợi" : Các bô lão kể lại những chiến tích trên sông Bạch Đằng. +Đoạn bình luận: Kế tiếp → "chừ lệ chan" : Các bô lão suy ngẫm và bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng. +Đoạn kết: Còn lại: Lời ca của các bô lão và nhân vật khách. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng lịch sử. - Nhân vật "Khách" : Sự phân thân của tác giả - Mục đích dạo chơi: +Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. +Nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức - Tráng chí bốn phương được gợi lên qua các địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt. →Hiểu biết phong phú, yêu thiên nhiên, tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao. - Tâm trạng của khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. + Phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng, trong sáng, thơ mộng. + Buồn thương, nuối tiếc trước vẻ ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do thời gian đang xóa nhòa, làm mờ hết những dấu tích oai hùng của chiến trường xưa. 2. Các bô lão kể và suy ngẫm về những chiến tích trên sông Bạch Đằng. - Bô lão – người cao tuổi, có kinh nghiệm, hiểu biết, được mọi người kính trọng →là những chứng nhân lịch sử. - Thái độ đối với khách: Niềm nở, nhiệt tình, tôn kính, hiếu khách. - Kể cho khách nghe về những chiến tích trên Sông Bạch Đằng: "Ngô chúa phá Hoằng Thao", "Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã". +Thế trận: • Ta: Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói. • Kẻ thù: Thế cường, chước đối, dã tâm lớn; hung hăng, huênh hoang, ngạo mạn. →Gay go, quyết liệt: Ánh nhật nguyệt phải mờ, trời đất sắp đổi +Kết quả: •Ta đại thắng •Kẻ thù thất bại thảm hại (hết lối, nhục không rửa nổi) - Suy ngẫm về nguyên nhân chiến thắng: +Trời cũng chiều người -> Thiên thời +Thế đất hiểm -> Địa lợi +Nhân tài, đức cao -> Nhân hòa →Gợi lại hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người xưa → khẳng định sức mạnh, tài năng và đức lớn của con người - nhân tố quyết định thắng lợi →Tư tưởng nhân văn cao đẹp, tầm triết lí sâu sắc. → Nghệ thuật +Kể theo trình tự diễn biến của sự kiện +Đối lập, so sánh, phóng đại +Thái độ giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào +Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích +Kết hợp câu ngắn, dài tạo không khí trang nghiêm, khí thế căng thẳng, khẩn trương, gấp gáp 3. Lời ca của các bô lão và nhân vật khách. *Lời ca của các bô lão: - Ca ngợi sông Bạch Đằng lịch sử. - Tuyên ngôn về chân lí vĩnh hằng: Kẻ bất nghĩa sẽ tiêu vong, anh hùng, nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. *Lời ca của khách: - Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân", ca ngợi chiến tích của quân dân ta trên sông Bạch Đằng lịch sử. - > Ca ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân anh hùng. - Hai câu cuối vừa ca ngợi vừa khẳng định chân lí: Trong mối quan hệ giữa địa linh- nhân kiệt thì con người là yếu tố quyết định thắng lợi. →Lời ca thể hiện niềm tự hào và tư tưởng nhân văn cao đẹp. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng.. - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương.. 2. Ý nghĩa văn bản Bài phú thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc 3. Mở rộng Bạch Đằng là một địa danh lịch sử, đi vào thơ văn với chói lọi chiến công, một dòng sông - "Kình ngạc băm vằm non mấy khúc Giáo chìm gươm gãy bãi bao tầng" (Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi), Một dòng sông: - "Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô" (Bạch Đằng giang -Trần Minh Tông), Một dòng sông: "Mồ thù như núi, cỏ cây tươi Sóng biển gầm vang, đá ngất trời" (Nguyễn Sưởng) - Bạch Đằng một cõi chiến tràng Xương bay trống đất máu hồng đỏ sông (Đại Nam quốc sử diễn ca)