Trắc nghiệm Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 25 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bài tập trắc nghiệm: Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10

    A. Kiến thức cơ bản

    1. Tác giả Trương Hán Siêu (? - 1354)


    - Quê quán: Phúc Thành- huyện Yên Ninh (nay thuộc thị xã Ninh Bình).

    - Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo.

    - Ông là người cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.

    - Tác phẩm của ông để lại không nhiều, hiện còn 4 bài thơ và 3 bài văn, trong đó có Phú sông Bạch Đằng.

    2. Địa danh lịch sử sông Bạch Đằng

    - Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thuỷ Nguyên (Hải Phòng)

    - Là dòng sông lịch sử gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền - 938), đại thắng quân Nguyên - Mông (Trần Quốc Tuấn - 1288).

    3. Văn bản

    Thể phú

    Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.

    Hoàn cảnh sáng tác

    Trương Hán Siêu làm bài phú khi dạo chơi sông Bạch Đằng vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi.

    Bố cục Phú sông Bạch Đằng

    - Đoạn mở: Giới thiệu nhân vật khách và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng.

    - Đoạn giải thích: Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng.

    - Đoạn bình luận: Các bô lão suy ngẫm và bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

    - Đoạn kết: Lời ca của các bô lão và nhân vật khách khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người.

    Giá trị nội dung, nghệ thuật

    Nội dung Phú sông Bạch Đằng: Bài phú là sự hòa quyện của hai nguồn cảm hứng lớn:

    + Cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc.

    + Cảm hứng nhân văn: Thái độ trân trọng qua khứ và triết lý về sự trường tồn của con người có nhân có nghĩa.

    Nghệ thuật Phú sông Bạch Đằng:

    + Hình tượng kì vĩ.

    + Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh tượng trưng, ước lệ.

    Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Đối lập, phóng đại, khoa trương.

    [​IMG]

    B. Bài tập trắc nghiệm

    Câu 1 . Nhan đề Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có nghĩa là:

    A. Bài phú viết về sông Bạch Đằng

    B. Tài nguyên của sông Bạch Đằng trù phú.

    C. Cảnh vật sông Bạch Đằng phong phú, sinh động.

    D. Cả A, B, C.

    Câu 2 . Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được làm theo thể gì?

    A. Thơ tự do

    B. Phú cổ thể

    C. Thơ Đường luật

    D. Phú Đường luật

    Câu 3 . Đâu không phải là đặc điểm của thể phú:

    A. Mượn hình thức chủ - khách để bày tỏ nội dung.

    B. Câu có vần, kết thúc bằng thơ

    C. Tả phong cảnh, tả sự vật, sự việc, con người

    D. Có bốn phần: Đề, thực, luận, kết.

    Câu 4. Bố cục của bài phú thường gồm 4 đoạn là:

    A. Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết

    B. Mở đầu, phát triển, thắt nút, mở nút

    C. Đề, thực, luận, kết.

    D. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

    Câu 5 . Bài "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu ra đời vào thời gian nào?

    A. Khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng 928 của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.

    B. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi

    C. Sau cuộc kháng chiến chống 20 vạn quân Thanh thắng lợi

    D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi 1427

    Câu 6 . Đoạn nào là lời kể của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng?

    A. Đoạn 1

    B. Đoạn 2

    C. Đoạn 3

    D. Đoạn 4

    Câu 7 . Nội dung của đoạn cuối là:

    A. Giới thiệu nhân vật khách

    B. Lời kể của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của các bô lão

    C. Suy ngẫm, bình luận về nguyên nhân chiến thắng

    D. Lời ca của bô lão và khách: Khẳng định vai trò của con người trong chiến đấu

    Câu 8 . Nhân vật chủ - khách trong bài phú lần lượt là:

    A. Trương Hán Siêu và các bô lão

    B. Các bô lão và tác giả Trương Hán Siêu.

    C. Các vua Trần và các bô lão

    D. Các bô lão và các vua Trần.

    Câu 9 . Mục đích khách đến với sông Bạch Đằng là gì?

    A. Thỏa mãn thú ngao du sơn thủy

    B. Thưởng thức vẻ đẹp của đất trời, thiên nhiên

    C. Nghiên cứu cảnh trí đất nước, làm giàu vốn tri thức, nâng cao cảm xúc tâm hồn.

    D. Cả A, B, C đều đúng

    Câu 10 . Đâu là địa danh mà khách đã đến chứ không phải là địa danh trên sách vở có tính tượng trưng?

    A. Cửu Giang, Ngũ Hồ

    B. Tam Ngô, Bách Việt

    C. Đầm Vân Mộng

    D. Cửa Đại Than, bến Đông Triều

    Câu 11 . Nhân vật Tử Trường trong câu: "Học Tử Trường chừ thú tiêu dao" là ai?

    A. Tư Mã Thiên

    B. Gia Cát Lượng

    C. Quan Vân Trường.

    D. Trần Hưng Đạo.

    Câu 12. Qua hai câu đầu, em thấy nhân vật khách trong "Phú sông Bạch Đằng" là người như thế nào?

    A. Tâm hồn tự do, phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy.

    B. Là người dũng cảm, mưu trí

    C. Là người có lòng căm thù giặc sâu sắc.

    D. Là người có lí tưởng, hoài bão.

    Câu 13 . Trong phần 1, cảnh vật sông Bạch Đằng được miêu tả như thế nào?

    A. Cảnh hùng vĩ, mĩ lệ, là bức tranh thiên nhiên tuyệt bích

    B. Cảnh vừa hùng vĩ, thơ mộng, vừa mang màu sắc ảm đạm, hiu hắt của một thời oanh liệt đã qua

    C. Cảnh thơ mộng, trữ tình đẹp như bức tranh thủy mặc.

    D. Cảnh hoang sơ, tiêu điều, không có sự sống của con người.

    Câu 14 . Tâm trạng của khách khi đến với sông Bạch Đằng là tâm trạng gì?

    A. Háo hức, mong đợi bởi đây là lần đầu tiên được đến với sông Bạch Đằng

    B. Vui vẻ, mãn nguyện vì được đến nơi mình ao ước.

    C. Vừa vui trước cảnh đẹp, vừa buồn đau nhớ tiếc anh hùng xưa.

    A. Cả A, B, C đều đúng

    Câu 15 . Chiến thắng nào trên sông Bạch Đằng được các bô lão kể lại một cách chi tiết, cụ thể?

    A. Chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

    B. Bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

    C. Trận Xích Bích, quân tào tháo tan tác tro bay

    D. Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi

    Câu 16 . Trận đánh trên sông Bạch Đằng qua lời kể của khách là trận đánh như thế nào?

    A. Hai bên xuất quân với lực lượng hùng hậu, chiến trận diễn ra gay go, quyết liệt. Cuối cùng ta thắng, địch thua.

    B. Ta dấy quân đúng lúc kẻ thù đang mạnh, chúng áp đảo ta về mọi mặt. Nhưng cuối cùng ta thắng, địch thua.

    C. Ta đánh từ Lam Sơn đánh đến Ninh Kiều, Tốt Động, Đông Đô, Xương Giang, Bình than.. rồi đánh tan hai đạo quân chi viện của giặc với sức mạnh như vũ bão.

    D. Ta dùng kế lấy ít địch nhiều, dùng quân mai phục, cuối cùng chiến thắng.

    Câu 17 . Lời kể của các bô lão thể hiện:

    A. Niềm kiêu hãnh về dòng sông quê hương.

    B. Niềm tiếc nuối sự vắng bóng của các bậc anh hùng.

    C. Niềm tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng, ca ngợi hào khí Đông A của thời đại nhà Trần.

    D. Mong ước được sống lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

    Câu 18. Nhận xét về lời kể của các bô lão:

    A. Chậm rãi, từ tốn, sử dụng ngôn ngữ địa phương

    B. Mộc mạc, giản dị, dùng cách diễn đạt đậm chất dân dã, thôn quê.

    C. Súc tích, cô đọng, sử dụng cách diễn đạt ước lệ, khoa trương, đối lập.

    D. Cả A, B, C

    Câu 19 . Theo lời bình luận của các bô lão, nguyên nhân ta thắng, địch thua là:

    A. Ta thắng vì có thế đất hiểm trở, có nhân tài nắm chắc thời thế, binh pháp.

    B. Ta thắng vì được thần linh phù trợ.

    C. Giặc thua vì chúng không thông thuộc địa hình.

    D. Giặc thua vì chúng thiếu lương ăn, binh lính.

    Câu 20 . "Hai vị thánh quân" được nói trong "Bạch Đằng giang phú" là:

    A. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông

    B. Cha con Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

    C. Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo.

    D. Ngô Quyền, Yết Kiêu.

    Câu 21 . Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí gì?

    A. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

    B. Gieo nhân nào gặp quả nấy.

    C. Bất nghĩa - tiêu vong, anh hùng – để tiếng

    D. Thiên nhiên, vạn vật vẫn cứ tồn tại vĩnh hằng.

    Câu 22 . Dòng nào không phải là nội dung lời ca của khách?

    A. Khẳng định sự phù trợ của thần linh trong chiến thắng.

    B. Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân

    C. Ca ngợi chiến công trên sông Bạch Đằng

    D. Ca ngợi nền hòa bình của đất nước và tư tưởng đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

    Câu 23 . Cả hai lời bình của bô lão và khách đều khẳng định yếu tố nào là yếu tố quyết định chiến thắng của ta?

    A. Địa linh

    B. Nhân kiệt

    C. Thế giặc nhàn, dễ đánh

    D. Sự phù trợ của đất trời, tổ tiên.

    Câu 24 . Dòng nào không phải là ý nghĩa tư tưởng của "Bạch Đằng giang phú"?

    A. Khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và sự bền vững muôn đời của đất nước.

    B. Khẳng định chân lí về sức mạnh của chính nghĩa.

    C. Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.

    D. Lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của kẻ thù.

    Câu 25 . Tư tưởng nhân văn của bài phú thể hiện ở phương diện nào?

    A. Cảm thương cho dân tộc trong nạn ngoại xâm

    B. Tố cáo tội ác của giặc

    C. Đề cao vai trò, vị trí của con người, ca ngợi đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

    D. Thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1A; 2B; 3D; 4A; 5B; 6B; 7D; 8B; 9D; 10D; 11A; 12A; 13B; 14C; 15A

    16A; 17C; 18C; 19A; 20A; 21C; 22A; 23B; 24D; 25C

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng ba 2022
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm "Bạch Đằng giang phú" (tt)

    Câu 1
    . Bài "Bạch Đằng giang phú" được làm theo thể:

    A. Thơ tự do

    B. Thể phú

    C. Khúc ngâm

    D. Hát nói

    Câu 2. Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại của bài "Bạch Đằng giang phú" :

    A. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.

    B. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, đối, luật bằng trắc chặt chẽ

    C. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi

    D. Có trước thời Đường. Có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

    Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài "Phú sông Bạch Đằng" là:

    A. Hào hùng và bi tráng

    B. Hào hùng và bi lụy

    C. Ngợi ca và phê phán

    D. Ngợi ca và tiếc nuối

    Câu 4. Các nội dung sau:

    1. Cảm xúc của khách trước cảnh sông Bạch Đằng.

    2. Bô lão kể lại chiến tích trên sông Bạch Đằng.

    3. Các bô lão bình luận về nguyên nhân chiến thắng

    4. Tác giả khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của người Đại Việt.

    Được trình bày theo trình tự nào:

    A. 2 - 1- 3 - 4

    B. 2 - 1 - 4 - 3

    C. 1 - 2 - 3 - 4

    D. 1 - 2 - 4 - 3

    Câu 5. Nhân vật khách với tâm hồn tự do, phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy được thể hiện tập trung ở đoạn nào của bài phú:

    A. Đoạn 1

    B. Đoạn 2

    C. Đoạn 3

    D. Đoạn 4

    Câu 6. Dòng nào nói chính xác nhất bút pháp và dụng ý của việc nhắc đến các địa danh như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.. trong những câu đầu:

    A. Bút pháp tả thực, ca ngợi cảnh đẹp Trung Hoa.

    B. Bút pháp tả thực, ca ngợi cảnh trí Đại Việt.

    C. Bút pháp tả thực để so sánh cảnh đẹp của Trung Hoa với cảnh trí Đại Việt.

    D. Dùng tưởng tượng, biểu tượng để nói về thú ngao du sơn thủy của nhân vật.

    Câu 7. Cảnh thực của Đại Việt mà khách đã đi qua là:

    A. Đầm Vân Mộng

    B. Cửa Đại Than, bến Đông Triều

    C. Cửu Giang

    D. Bách Việt

    Câu 8. Hình ảnh sông Bạch Đằng hiện lên như thế nào qua các câu:

    Bát ngát sóng kình muôn dặm,

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu

    Bờ lau san sát,

    Bến lách đìu hiu.


    A. Cảnh hùng vĩ, mĩ lệ

    B. Cảnh thơ mộng, trữ tình

    C. Cảnh vừa hùng vĩ, mĩ lệ vừa hiu hắt, vắng lặng

    D. Cảnh thê lương, hoang vắng.

    Câu 9. Những dòng nào thể hiện sự ưu tư, hoài niệm và sững sờ, tiếc nuối của nhân vật khách:

    A. Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.

    Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.


    B. Bờ lau san sát,

    Bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy,

    Gò đầy xương khô.


    C. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.


    D. Bèn giữa dòng chừ buông chèo,

    Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.


    Câu 10. Cách giải thích nào sau đây chưa đúng:

    Tác giả viết: "Đến bên sông chừ hổ mặt - Nhớ người xưa chừ lệ chan" vì:

    A. Thấy mình tầm thường, bé nhỏ, không sánh được với người xưa.

    B. Thấy lòng nhớ tiếc không nguôi một thời oanh liệt nay chỉ còn là quá khứ.

    C. Xem đó chỉ là cách nói trang sức, mang tính ước lệ.

    D. Thấy xao xuyến, xúc động thật lòng trước hồn thiêng sông núi.

    Câu 11. Chiến tích trên sông Bạch Đằng được các bô lão kể lại là:

    A. Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.


    B. Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay.

    C. Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    D. Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.

    Câu 12. "Nhị thánh" trong câu Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã là những ai:

    A. Ngô Quyền và Trần Nhân Tông

    B. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo

    C. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông

    D. Ngô Quyền và Trần Thánh Tông.

    Câu 13. Thủ pháp cường điệu, phóng đại được tác giả sử dụng hiệu quả trong những dòng nào?

    Thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới.

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến luỹ bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.


    A. Dòng 1 - 2

    B. Dòng 3 - 4

    C. Dòng 5 - 6

    D. Dòng 1 - 2 - 5 - 6

    Câu 14. Điền các từ ở dòng thích hợp vào chỗ [..] trong các câu:

    Trận [...], quân [...] tan tác tro bay,

    Trận [...], giặc [...] hoàn toàn chết trụi.


    A. Xích Bích/ Tào Tháo/ Hợp Phì/ Bồ Kiên

    B. Xích Bích/ Bồ Kiên/ Hợp Phì/ Tào Tháo

    C. Hợp Phì/ Bồ Kiên/Xích Bích/ Tào Tháo

    D. Hợp Phì/ Tào Tháo/Xích Bích/Bồ Kiên

    Câu 15. hai chữ "gieo roi" trong câu Những tưởng gieo roi một lần - Quét sạch Nam bang bốn cõi có nghĩa là:

    A. Chỉ dùng roi ngựa quất vào đối phương thay cho vũ khí cũng thắng.

    B. Chỉ vung roi ngựa tạo tiếng gió rít cũng đủ uy hiếp đối phương.

    C. Chỉ ném roi ngựa xuống sông là dòng nước ngừng chảy vì số quân lính quá hùng hậu.

    D. Chỉ vung roi ngựa lên cũng đủ che khuất cả bầu trời vì số quân lính quá hùng hậu.

    Câu 16. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh, điển tích gắn với sự kiện và nhân vật Trung Quốc như trận Xích Bích, trận Hợp Phì, Lã Vọng, Hàn Tín nhằm mục đích:

    A. Giễu cợt sự thất bại của kẻ thù

    B. So sánh và đề cao tầm vóc của dân tộc và tài trí của các bậc quân vương đất Việt.

    C. Đề cao các tướng lĩnh giỏi trong lịch sử Trung Quốc

    D. Cả A, B, C

    Câu 17. Các bô lão đã bình luận về nguyên nhân của các chiến công trên sống Bạch Đằng là do:

    A. Có địa thế hiểm trở

    B. Có nhiều người tài giỏi

    C. Thế giặc "nhàn", dễ đánh.

    D. Cả A, B, C.

    Câu 18. Nội dung lời ca của các bô lão trong phần cuối:

    "Sông Đằng một dải dài ghê,

    Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!
    "

    A. Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng lịch sử.

    B. Khẳng định quy luật tự nhiên về sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách nơi đây.

    C. Khẳng định sự tồn tại vĩnh hẵng của chân lí: Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng để tiếng.

    D. Khẳng định quy luật tự nhiên về sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách nơi đây cũng như sự tồn tại vĩnh hẵng của chân lí: Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng để tiếng.

    Câu 19. Dòng nào không thể hiện nội dung của các câu sau:

    "Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thuở thanh bình,

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
    "

    A. Ca ngợi sự anh minh của vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.

    B. Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm.

    C. Ca ngợi những chiến tích trên sông Bạch Đằng

    D. Khẳng định yếu tố quyết định chiến thắng của dân tộc là người cầm quân có "đức cao".

    Câu 20. Sức hấp dẫn, giá trị trường tồn của bài "Phú sông Bạch Đằng" là:

    A. Ca ngợi lòng yêu nước.

    B. Khẳng định truyền thống đạo lí, nhân nghĩa, tư tưởng nhân văn cao đẹp của dân tộc.

    C. Bài phú đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam trung đại.

    D. Cả A, B, C

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1B; 2D; 3A; 4C; 5A; 6D; 7B; 8C; 9A; 10C

    11A; 12C; 13D; 14A; 15C; 16B; 17D; 18D; 19B; 20D
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...