Ngữ Văn: 10 Bài Giảng: Phú Sông Bạch Đằng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hoanganh79, 6 Tháng bảy 2021.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Phú sông Bạch Đằng

    (Bạch Đằng giang phú)

    - Trương Hán Siêu-

    I: Tiểu dẫn

    - Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, có học vấn uyên thâm, tài năng, đức độ. Ông được các vua nhà Trần kính trọng và thường gọi là "thầy". Khi mất được phong tước Thái Bảo và thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).

    - Thời đại mà Trương Hán Siêu sống là khi nhà Trần đã phát triển qua thời thịnh trị của nó và bắt đầu có dấu hiệu của sự đi xuống suy thoái.

    - Thơ văn: Số lượng tác phẩm để lại không nhiều song Bạch Đằng giang phú được xem là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay và bậc nhất nước ta thời trung đại.

    - Thời gian sáng tác bài phú chưa được xác định cụ thể và khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên những người nghiên cứu dự đoán bài này có thể ra đời sau các cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, một thời gian đã khá lâu và khi triều đại nhà Trần bắt đầu suy thoái.

    - Thể phú: Một loại văn cổ của Trung Quốc vào Việt Nam từ sớm. Phú có thể viết bằng văn vần, hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

    - Có 2 thể phú:

    + Phú cổ thể có trước thời Đường, tương đối phóng khoáng, không quá nghiêm ngặt về nghiêm luật, thường mượn hình thức đối đáp giữa chủ- khách để diễn đạt nội dung; bố cục thường có 4 đoạn; mở, giải thích, bình luận, kết.

    + Phú cận thể (phú Đường luật) : Xuất hiện từ thời Đường, có vần, đối và theo luật bằng trắc chặt chẽ; gồm 6 đoạn:

    - > Bạch Đằng giang phú thuộc phú cổ thể

    * Bạch Đằng giang phú viết về dòng sông Bạch Đằng lịch sử, nơi đã từng diễn ra trận đánh oanh liệt, dữ dội với những chiến công hiển hách hào hùng. Đó cũng chính là dòng sông kết tinh và khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân tộc.

    - Bài phú vừa chứa chan lòng tự hào dân tộc, vừa đọng nỗi hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc.

    - Nó vừa mang âm hưởng hào hùng, vừa mang âm hưởng bi tráng.

    - Bố cục: Gồm 4 đoạn:

    + Đoạn 1: Từ đầu-> "luống còn lưu!" : Cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sông Bạch Đằng.

    + Đoạn 2: Tiếp đó -> "nghìn xưa ca ngợi" : Các bô lão kể lại những chiến tích trên sông Bạch Đằng.

    + Đoạn 3: Từ "tuy nhiên" -> "chừ lệ chan" : Các bô lão bình luận về nguyên nhân làm nên những chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

    + Đoạn 4: Còn lại: Tác giả khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt.

    II: Đọc- hiểu

    1. Đoạn 1: Cảm xúc của nhân vật khách trước dòng sông Bạch Đằng.

    * Bài phú đã dùng kết cấu đối-đáp giữa chủ-khách của phú cổ thể. Mở đầu tác phẩm là sự xuất hiện của hình tượng nhân vật khách. Đó là sự phân thân, hóa thân cái tôi tác giả Trương Hán Siêu nhằm bộc lộ, bày tỏ cảm xúc trước dòng sông lịch sử.

    * Khách được giới thiệu:


    "Giương buồm giong gió chơi vơi

    Lướt bể chơi trăng mải miết"

    + Nhân vật khách được đặt trong một phông nền thiên nhiên vũ trụ mênh mông, rộng lớn của gió, bể, trăng.

    + Sử dụng nhiều động từ: "Giương",

    "Giống", "lướt", "chơi" cùng các tính từ "chơi vơi", "mải miết" đã cho thấy nhân vật khách đang mở rộng tâm hồn, giương cánh buồm, hòa mình với giong gió, lướt trên biển, chơi cùng với ánh trăng trong cảm xúc thích thú, say mê.

    - > 2 câu văn mở đầu đã cho thấy nhân vật khách là người có tráng chí bốn phương, sở thích ngao du sơn thủy và tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt.

    - Với tâm hồn lãng mạn và thú "tiêu dao" ấy, nhân vật khách đã có những chuyến đi, những cuộc trải nghiệm thú vị.

    + Đến Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng. Đây là những địa danh mà Tư Mã Thiên- nhà viết sử nổi tiếng Trung Quốc, đã trải qua để viết nên bộ sử kí. Nối kết các danh lam thắng cảnh với khoảng cách cách xa nhau là thời gian sớm và chiều.

    - > Thực ra đây chỉ là một cách nói khoa trương, một chuyến đi trong tưởng tượng, thông qua tri thức sách vở với những hình ảnh ước lệ. Nó nhằm thể hiện khát khao, hoài bão lớn lao của một người có tráng chí bốn phương.
     
    Mẩu TũnHyhunghi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...