'Ngôn chí' là một trong những bài thơ nổi bật trong bộ 21 bài của tập 'Quốc âm thi tập' và cũng như nhiều tác phẩm khác trong tập thơ này, "Ngôn chí bài 3" được sáng tác khi Nguyễn Trãi đã về sống tại Côn Sơn. Tên gọi 'Ngôn chí' không chỉ đơn giản là 'nói chí' mà còn chứa đựng cả tinh thần chí lẫn tình. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú Đường luật được Ức Trai áp sử dụng cho bài thơ này, đồng thời tạo điểm độc đáo trong sáng tạo thơ ca. Ở những dòng đầu tiên, là quan niệm sống và hoàn cảnh của nhà thơ: 'Am trúc hiên mai ngày tháng qua. Thị phi nào đến cõi yên hà.' Nơi Nguyễn Trãi chọn làm nơi ẩn mình là 'am trúc', nơi mà hình ảnh rừng trúc bao quanh. Ngôi nhà được lợp bằng cỏ, tre, trúc thường được những trí thức ở ẩn lựa chọn. Nơi thi nhân làm thơ không phải là thư phòng hay ở nơi lầu son gác tía mà chỉ là ngôi nhà đơn sơ, giản dị. Ngay trước hiên nhà, cây mai là biểu tượng của chí quân tử, thể hiện lý tưởng cao quý của thi sĩ. Cụm từ 'ngày tháng qua' gợi lên sự chuyển động của thời gian, êm dịu như cuộc sống an bình của nhân vật trữ tình. Thi nhân tái hiện cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, đề cao vẻ đẹp thanh bình.'Thị phi' là thế giới hối hả, còn 'yên hà' là nơi ẩn mình, xa lìa cuộc sống ồn ào. Nguyễn Trãi lựa chọn cuộc sống 'lánh đục tìm trong', hòa mình với thiên nhiên, giữ tâm hồn trong sạch. Người quân tử giữ được cái yên ổn cho tinh thần, thoải mái tận hưởng lối sống nhàn. Câu thơ 'Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt' thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên, với ánh trăng. Nguyễn Trãi giữ nước ao để bóng trăng rơi xuống tạo nên hình ảnh đẹp mắt. Điều này làm lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi nhân. Hình ảnh vườn cây được chăm sóc kỹ càng cho thấy Nguyễn Trãi như một người nông dân, chấp nhận những công việc bình dị để nuôi dưỡng tâm hồn. Bức tranh cuộc sống yên bình, tâm hồn thi sĩ được tái hiện qua những từ ngữ tinh tế. Ở câu ba, bốn, thể thơ đã trải qua sự biến đổi khi câu lục xen lẫn câu thất. Tác giả thể hiện sự hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống sinh hoạt hiện tại 'Bữa ăn dầu có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là'. Gấm là loại vải cao cấp được làm từ sợi tơ tằm. Đây là loại vải được coi là quý tộc vì có hoa văn phức tạp, hấp dẫn và mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho người mặc. Vì vậy, gấm thường dành cho những vị vua, quan lại ở thời xưa. Bỏ lại quyền quý để trở về ẩn cư, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm, chỉ cần một bữa cơm đơn giản với dưa muối nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Đó là đẳng cấp của một con người thanh cao, không mải mê với vẻ ngoại hình và sự giàu có. Phép đối cùng biện pháp liệt kê đã làm nổi bật cảnh sống mộc mạc, giản dịcủa nhà thơ như người nông dân ở quê nhà: Cơm ơn chỉ có dưa muối, quần áo mặc không phải là gấm vóc, lụa là. Có thể nói, nếp sống đơn sơ cũng là cách để thi nhân thoát dần khỏi thói trần tục bên ngoài, giữ được vẻ thanh cao trong cuộc sống. Ở hai câu tiếp theo, người đọc thấy được cảnh sống ung dung, thong thả, nhàn nhã của thi nhân. Câu thơ 'Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt' đẹp như một bức tranh trữ tình, thơ mộng về thiên nhiên nhưng cũng chứa đựng tâm tư, tư duy của tác giả. Đây là một lối diễn đạt ẩn dụ của nhà thơ. Con người cần giữ gìn dòng nước trong lành để thưởng thức ánh trăng trên mặt nước, giống như con người cần giữ gìn, nuôi dưỡng lòng trong trắng để đón nhận những điều tốt đẹp. Hai chữ "thưởng nguyệt" đã làm mỹ lệ hóa thú vui ngắm trăng tao nhã của các bậc thi nhân. Cuộc sống của NT nơi quê nhà diễn ra bình dị, thong thả, với công việc nông dân bình thường 'Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa'. Bây giờ, nhà thơ không còn là quan lại oai phong, xa hoa mà trở lại với cuộc sống giản dị của người nông dân, cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái. Ở hai câu thơ cuối, là sự dồn nén và bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình, dường như cảm hứng của nhà thơ dâng trào mãnh liệt: 'Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca'. "Hứng động" là cảm xúc muốn được làm thơ, là cảm hứng sáng tác, "đêm tuyết là đêm có cảnh đẹp thi vị làm dâng lên cảm xúc của thi nhân. Có thể nói, cảm hứng sáng tác của nhà thơ bắt nguồn từ bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảm xúc trong thi sĩ tràn ngập, như con người hòa mình với thiên nhiên và vũ trụ. Đó là khoảnh khắc thăng hoa, khiến tâm hồn không kiềm chế được mà hòa mình vào ngâm thơ.'Câu thần' - những câu thơ tuyệt vời làm cho nhân vật trữ tình không kiềm được niềm vui, bắt đầu cất tiếng ngâm ca." Dặng dặng ca"là cất tiếng cao vừa vừa. Hai câu thơ đã khắc họa hình ảnh thi nhân mang cảm xuúc của một người nghệ sĩ trong đêm thanh vắng, ngâm nga những câu thơ hay để hòa lòng mình với thiên nhiên. Câu thơ cũng thể hiện niềm vui, sự hài lòng với cuộc sống nhàn nhã, thảnh thơi của thi nhân. Và có lẽ đây là những giây phút thảnh thơi hiếm hoi trong cuộc đời Nguyễn Trãi, nhàn thân, nhàn tâm. Với hình ảnh giản dị, đậm chất dân tộc, Nguyễn Trãi tạo nên những vần thơ đẹp và ý nghĩa. Trong 'Ngôn chí', ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của một bậc trí thức, từ bỏ quan trường để sống gần gũi với thiên nhiên và nhân dân. Và cũng qua bài thơ này, người đọc hiểu hơn về lối sống nhàn trong thơ NT cũng như NBK sau này. Qua Ngôn chí bài 3, người đọc có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách thanh cao của bậc thi hào, không chỉ gắn bó với thiên nhiên, mà còn có lối sống giản dị, thanh tao.