Lớp 8 Bộ Kết Nối Tri Thức Tập 1 - Bài 2 - Vẻ đẹp cổ điển: Chốn quê (Nguyễn Khuyến)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Camellia Do, 1 Tháng hai 2024.

  1. Camellia Do

    Bài viết:
    6
    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    [​IMG]

    Chốn quê

    Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

    Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

    Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

    Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

    Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

    Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

    Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

    Bao giờ cho biết khỏi đường lo?​

    (Chốn quê - Nguyễn Khuyến)​

    Câu 1: Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là gì?

    A. Biểu cảm kết hợp miêu tả.

    B. Biểu cảm kết hợp nghị luận.

    C. Tự sự kết hợp miêu tả.

    D. Biểu cảm kết hợp thuyết minh.

    Câu 2: Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

    A. Ngũ ngôn bát cú Đường luật.

    B. Lục bát.

    C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

    D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

    Câu 3: Những khó khăn gì của người nông dân được tác giả nói đến trong bài thơ?

    A. Mất mùa.

    B. Mất mùa, thuế cao, không đủ ăn.

    C. Mất mùa, thuế cao.

    D. Mất mùa, thuế cao, không đủ ăn, không đủ mặc.

    Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

    "Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

    Nửa công đứa ở, nửa thuê bò."

    A. Liệt kê.

    B. Nhân hóa.

    C. So sánh.

    D. Điệp vần.

    Câu 5: Nội dung của 2 câu đề là gì?

    A. Các khoản phải chi tiêu.

    B. Cảm xúc của nhân dân.

    C. Tình trạng khốn khó của người dân miền quê.

    D. Mất mùa liên miên.

    Câu 6: Hai dòng thơ sau gợi ra điều gì?

    "Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

    Bao giờ cho biết khỏi đường lo?"

    A. Nợ nần còn kéo dài.

    B. Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói.

    C. Chuỗi vụ mùa, tháng năm thất bát.

    D. Mong mỏi cuộc sống khá hơn.

    Câu 7: Hãy cho biết nỗi niềm của tác giả thể hiện qua bài thơ?

    A. Sự đồng cảm, mệt mỏi đối với cuộc sống của những người nông dân trong xã hội cũ.

    B. Sự vui vẻ và thương xót đối với cuộc sống của những người nông dân trong xã hội cũ.

    C. Sự đồng bộ, thương xót đối với cuộc sống của những người nông dân trong xã hội cũ.

    D. Sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống của những người nông dân trong xã hội cũ.

    Câu 8: Từ "cần kiệm" trong câu thơ "Cần kiệm thế mà không khá nhỉ" có nghĩa là gì?

    A. Tiết kiệm, không tiêu xài lung tung, xa xỉ.

    B. Tích kiệm nhưng tiêu xài lung tung.

    C. Làm việc chăm chỉ và tiêu xài xa xỉ.

    D. Làm được bao nhiêu xài hết bấy nhiêu.

    Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên.

    Câu 10: Nhận xét về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người nông dân.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: A. Biểu cảm kết hợp miêu tả.

    Câu 2: D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

    - Bài thơ có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ (tiếng).

    Câu 3: B. Mất mùa, thuế cao, không đủ ăn.

    Câu 4: A. Liệt kê.

    - Phép liệt kê đã chỉ ra những khó khăn của người dân trong xã hội cũ: Thuế để nộp quan tây, thuế để nộp địa chủ, công thuê mướn người làm nửa công cho đứa ở, nửa công thuê bò làm ruộng.

    Câu 5: D. Mất mùa liên miên.

    - 2 câu đầu trong bài thơ là câu đề (câu mở đầu) :

    "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

    Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa."​

    Câu 6: B. Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói.

    Câu 7: D. Sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống của những người nông dân trong xã hội cũ.

    Câu 8: A. Tiết kiệm, không tiêu xài lung tung, xa xỉ.

    Câu 9:

    - Nội dung chính của bài thơ "Chốn quê" là một lời ca tụng và gửi gắm nỗi niềm của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ. Đó là cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn, nơi mà họ phải sống tích cực, đương đầu với khó khăn và bất công của xã hội.

    Câu 10:

    Nguyễn Khuyến đã có một thời gian dài gắn bó với chốn quan trường, phục vụ cho dân cho nước. Song ông sớm từ bỏ chốn danh lợi thị phi do bất mãn với chính quyền để về quê ở ẩn. Với tư cách là một người trong cuộc ông thấu hiểu với nỗi vất vả, khốn khó của người dân dưới ách áp bức của thực dân phong kiến. Toàn bài thơ là nỗi lòng của ông về cuộc sống khốn khổ trăm đường của nhân dân, ông thương cảm, xót xa cho những cảnh bất hạnh quần quật quanh năm mà đói nghèo vẫn đeo bám.
     
    THG Nguyen thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng hai 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...