Bộ đề kiểm tra đọc hiểu các văn bản đồng dạng với văn bản trong sách giáo khoa 11 (Kết nối, Chân trời, Cánh diều) bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu: Đọc hiểu truyện ngắn: Người ngựa, ngựa người - Nguyễn Công Hoan Đọc đoạn trích sau: Văn bản: Người ngựa, ngựa người (trích) Tác giả Nguyễn Công Hoan: - Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan miêu tả chân thực bức tranh về những tháng ngày gian khó của dân tộc cũng như nỗi thống khổ mà đồng bào ta lúc bấy giờ phải gánh chịu. Khi viết về đề tài thôn quê, ông đã thẳng thắn dùng ngòi bút của mình để phê phán bọn cường hào cũng như chế độ thực dân nửa phong kiến đã khiến dân ta chịu nhiều áp bức, bất công với giọng văn trào phúng và châm biếm. - Với những cống hiến hết mình cho nghệ thuật, năm 1960 Nguyễn Công Hoan đã được nhắc đến trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô, không những thế ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 1996. Truyện ngắn Người Ngựa - Ngựa Người - Người Ngựa - Ngựa Người là một tác phẩm nổi bật của Nguyễn Công Hoan kể về số phận của những người lao động nghèo, thông qua câu chuyện đầy trớ trêu của anh phu xe, tác giả đã chỉ ra những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. - Không chỉ vậy, câu chuyện còn chứng tỏ tài năng trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định ngôi kể, điểm nhìn, nhân vật chính trong truyện. Câu 2. Chỉ ra các yếu tố không gian, thời gian trong truyện. Nêu tác dụng của các yếu tố này. Câu 3. Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện. Câu 4. Cuộc sống của nhân vật anh phu xe được miêu tả như thế nào? Câu 5. Truyện kể lại tình huống gì của nhân vật chính? Câu 6. Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ được sử dụng trong truyện. Câu 7. Nhận xét nét đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Công Hoan. Câu 8. Khái quát nội dung chính của truyện. Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1. - Ngôi kể: Thứ 3. - Điểm nhìn: Toàn tri (điểm nhìn của người kể chuyện). - Nhân vật chính trong truyện: Anh phu xe. Câu 2. - Các yếu tố không gian, thời gian trong truyện: + Không gian: Đường phố vắng vẻ; + Thời gian: Đêm giao thừa - Tác dụng của các yếu tố không gian, thời gian: Nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương của các nhân vật: Thời điểm giao thừa là lúc mọi người đoàn viên, đón Tết thì cả hai nhân vật đều phải ra đường kiếm sống, vất vả mưu sinh. Câu 3. Tóm tắt truyện Người Ngựa - Ngựa Người: Nhân vật chính là anh phu xe, anh mới trải qua một trận ốm nặng, tiền của dành dụm bấy lâu đều mất hết, nên phải làm việc chăm chỉ gấp đôi để lo cho vợ con có cơm ăn, áo mặc. Đêm ba mươi Tết, khi tất cả mọi người đều đang quây quần bên gia đình thì anh vẫn phải vác xe đi tìm khách. Đang lúc ế khách, ah được một cô gái điếm thuê xe. Cô thuê xe để tìm khách, nhưng cô không có khách nên cuối cùng phải bỏ trốn, quỵt tiền xe anh phu. Câu 4. Cuộc sống của nhân vật anh phu xe được miêu tả: Anh phu vừa mới ốm dậy, trận ốm thập tử nhất sinh khiến anh không thể kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả. Anh cố vay mượn mua được cái xe để chạy khách kiếm tiền cho các con, thì cuốc xe đêm giao thừa lại bị quỵt tiền. => Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương. Câu 5. Tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ tréo ngoe giữa anh phu xe cùng quẫn và cô gái điếm ế khách vào đêm 30 Tết, trong khoảnh khắc giao thừa. Họ dựa vào nhau để kiếm tiền nhưng cuối cùng cô gái điếm không có khách, anh phu bị cô quỵt tiền. - Tình huống truyện được tác giả xây dựng tuy đơn giản nhưng vẫn chứa đựng tinh thần nhân văn và phong cách trào phúng đặc trưng của nhà văn. Qua đó, Nguyễn Công Hoan đã làm nổi bật lên thái độ phê phán xã hội bất công cùng sự xót thương cho những kiếp người nghèo khổ. Câu 6. Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ được sử dụng trong truyện: - Giọng điệu: Hài hước, châm biếm nhưng chua xót, cảm thương đã để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về phận đời của những con người đáng thương ở xã hội thực dân nửa phong kiến. - Ngôn ngữ: Mộc mạc, đời thường, giản dị => tái hiện thành công bối cảnh hiện thực của Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám. Câu 7. Nét đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Công Hoan: - Nhân vật anh phu xe được đặt trong tình huống éo le: Đang ế khách, bỗng dưng vui mừng vì có khách, cuối cùng khách quỵt tiền - tận cùng của sự khốn khổ. - Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua các đối thoai sinh động, tự nhiên, đậm chất người lao động. - Nhân vật được xây dựng với tính cách đơn giản một chiều nhưng lại phù hợp với mạch truyện và tình huống truyện. Câu 8. Khái quát nội dung chính của truyện: + Truyện phản ánh hiện thực về cuộc sống nghèo khổ của những người lao động trước Cách mạng tháng Tám (giai đoạn nước ta đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc sống của những người lao động lúc đó vô cùng cực khổ và họ phải chịu vô vàn bất công, thiệt thòi) + Qua đó tố cáo xã hội bất công; thể hiện tấm lòng đồng cảm, thương xót và sự trân trọng ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đọc hiểu: Bến quê - Nguyễn Minh Châu Đọc đoạn văn bản: Văn bản: Bến quê (trích) : Tác giả Nguyễn Minh Châu: - Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), là nhà văn quân đội, một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 80 - thế kỉ XX, ông đã trăn trở đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà.. Tác phẩm Bến quê: - "Bến quê" được lấy làm tựa đề cho tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985. - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện "Bến quê" gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. - Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh mang tính biểu tượng. Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong truyện. Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào? Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? Nhân vật được miêu tả trong những hoàn cảnh trái ngược như thế nào? Câu 3. Nhân vật Nhĩ suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về vợ mình trong những ngày nằm liệt? Suy nghĩ đó nói lên nhận thức gì của Nhĩ? Câu 4. Nhìn bãi bồi bên sông, Nhĩ khao khát điều gì? Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bến quê, bãi bồi, những bông hoa bằng lăng cuối mùa, hình ảnh đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi cờ thế. Câu 6. Hình ảnh Nhĩ cố đu mình, nhô người ra khỏi khung cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát thể hiện điều gì? Câu 7. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện. Câu 8. Triết lí nhân sinh rút ra từ câu chuyện trên là gì? Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1. - Ngôi kể: Thứ 3. - Điểm nhìn: Toàn tri (điểm nhìn của người kể chuyện). - Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật Nhĩ. Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là: Nhĩ. Nhân vật được miêu tả trong những hoàn cảnh trái ngược: + Khi còn trẻ thì đi ngao du khắp nơi, khắp các chốn trên thế giới. + Hiện tại lại mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng đi lại, sinh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào vợ con. Câu 3. - Trong những ngày nằm liệt, nhân vật Nhĩ suy nghĩ, cảm nhận về vợ mình: + Nhĩ suy nghĩ về vợ, cảm nhận được vẻ đẹp của người vợ trong những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh. + Nhĩ xót xa vô cùng khi thấy Liên mặc tấm áo vá và phải chịu bao vất vả, lo toan + Liên đã tần tảo, hi sinh thầm lặng suốt đời vì chồng con, vì gia đình. - Suy nghĩ đó nói lên nhận thức của Nhĩ: Nhĩ nhận ra vẻ đẹp bình dị, mộc mạc chân thành của vợ mình và thấm thía tình cảm gia đình mãi mãi là ấm áp, hạnh phúc và là nơi nương tựa vững chắc nhất. Câu 4. Khoảnh khắc nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông cũng là lúc trong Nhĩ bừng lên một niềm khao khát cháy bỏng đó là được đặt chân lên bãi bồi đó. Khát vọng rất bình dị nhưng đã trở nên đặc biệt trong hoàn cảnh của anh lúc này - đó là một điều vô vọng => thể hiện sự thức tỉnh xót xa của Nhĩ. Câu 5. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh: - Hình ảnh bến quê (ngay ở nhan đề tác phẩm) gợi ra từ hình ảnh thực: Thuyền – bến, nơi neo đậu, đi về của những con thuyền, con đò khái quát thành nghĩa biểu tượng nơi bến đỗ của đời người, chốn đi về, nơi nương dựa của mỗi người, đó chính là gia đình, quê hương.. - Hình ảnh của bãi bồi bên kia sông, hàng năm vẫn bồi đắp phù sa màu mỡ nuôi cây lá xanh tươi. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: Vẻ đẹp của cuộc sống quê hương, những cái thật gần gũi, bình dị, quen thuộc, bãi bồi cũng như đức hi sinh thầm lặng của Liên suốt đời bồi đắp, chăm chút cho chồng con. Và thật trớ trêu: Dòng sông bên lở, bên bồi, Nhĩ vô tình quên lãng thì Liên lại là người bồi đắp. - Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, một màu tím thẫm như bóng tối mang theo dấu hiệu của sự tàn phai, tiêu biến. Cái tàn lụi bỗng trở nên gấp gáp, nhẫn tâm khi nó gắn với tâm trạng và cảnh ngộ của Nhĩ; những tảng đất lở bên này sông, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ òa vào giấc ngủ của Nhĩ, gợi ra sự sống đang bị thời gian khoét dần đi, lở lói, xót xa.. - Hình ảnh đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi cờ thế bên lề đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo, thờ ơ, vô tình, hay toan tính mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi. Câu 6. Hình ảnh Nhĩ cố đu mình, nhô người ra khỏi khung cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát: - Nhắc nhở người con nhanh chóng qua sông, thực hiện ước nguyện của bố. - Nhận thức của Nhĩ: Con người sẽ bỏ lỡ mất cơ hội nếu cứ vướng vào những thứ chùng chình không đâu. Câu 7. Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ trong truyện là thứ ngôn ngữ đời thường, giản dị; những đối thoại gần gũi bộc lộ chân thật những tâm tư của nhân vật. Câu 8. Triết lí nhân sinh rút ra từ câu chuyện: - Vẻ đẹp, ý nghĩa cuộc sống không phải tìm ở đâu xa, mà tồn tại ngay bên cạnh mình. - Sự chùng chình của con người có thể bỏ lỡ những điều đáng quý..
Đọc hiểu: Bức tranh - Nguyễn Minh Châu Đọc văn bản sau: Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong truyện. Câu 2. Giới thiệu nhân vật chính và mối quan hệ của các nhân vật đó. Câu 3. Nêu tác dụng của việc đẩy điểm nhìn sang nhân vật "tôi". Câu 4. Theo em, nhân vật "tôi" day dứt, hối hận vì lẽ gì? Câu 5. Theo em, đoạn đối thoại sau có phải là đối thoại trực tiếp giữa nhân vật tôi và người thợ cắt tóc không? Tác dụng của việc dựng đoạn đối thoại này? "Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?" "Phải". "Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?" "Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội". "Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!" "Không". "Tôi có phải cút khỏi đây không?" "Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!" Câu 6. Nhận xét về nhân vật người thợ cắt tóc trong đoạn trích trên. Câu 7. Theo em, nhân vật tôi là người như thế nào? Câu 8. Rút ta tư tưởng chủ đề và triết lí nhân sinh từ đoạn trích. Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1. Ngôi kể: Ngội thứ nhất – xưng tôi Điểm nhìn từ nhân vật tôi và điểm nhìn xây dựng từ bên trong. Câu 2. - Nhân vật chính: + Người họa sĩ, đó là một anh chàng nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. + Người thợ làm nghề cắt tóc sau thời gian đi bộ đội trở về. - Mối quan hệ: Nhân tôi là người nghệ sĩ từng vẽ bức tranh chàng trai là bộ đội lúc bấy giờ với thông tin anh bộ đội đã mất. Ngày giải phóng, người nghệ sĩ ghé quán cắt tóc đúng quán anh bộ đội ngày xưa mở ra à Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và anh thợ cắt tóc, người bộ đội ngày xưa chính là sự áy náy, khó xử khi biết mình chính là một trong những lí do khiến mẹ anh khóc mù hai mắt vì thương nhớ con (tưởng con đã hi sinh) Câu 3. Tác dụng của việc đẩy điểm nhìn sang nhân vật "tôi" : Nhân vật tôi là người trực tiếp tham gia câu chuyện, có mối quan hệ với các nhân vật khác, vì vậy việc đẩy điểm nhìn từ phía nhân tôi sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thật và theo mạch cảm xúc của nhân tôi. Đồng thời, xây dựng điểm nhìn từ bên trong cho thấy được những cảm xúc day dứt, dằn vặt, dày vò khôn xiết của nhân vật tôi, những đoạn chiêm nghiệm về triết lí cuộc đời hay những cuộc đối thoại giữa mình và anh thợ cắt tóc khiến cho nhân vật tôi cảm thấy hoang mang, e ngại và lo sợ. Câu 4. Theo em, nhân vật "tôi" day dứt, hối hận vì không kịp thời mang bức tranh vẽ chân dung anh chiến sĩ về cho mẹ anh ấy cùng lời nhắn anh vẫn còn sống. Sự chậm trễ này khiến bà mẹ anh chiến sĩ đau khổ, khóc con (tưởng con hi sinh) mà bị mù lòa. Câu 5: Đoạn đối thoại trên không phải là đối thoại trực tiếp trong thực tế mà là đối thoại trong tưởng tượng của nhân vật tôi. Lời đối thoại có phần trách móc của anh thợ cắt tóc với chính mình. Qua đoạn đối thoại tưởng tượng này, ta thấy được sự dằn vặt trong tâm trí người nghệ sĩ khi biết có thể bản thân chính là nguyên nhân khiến mẹ anh thợ cắt tóc bị mù. Câu 6. Nhận xét về nhân vật người thợ cắt tóc trong đoạn trích trên: Mặc dù người họa sĩ thất hứa, nhưng anh thợ cắt tóc vẫn đối xử điềm đạm, không trách mắng, không nhắc lại chuyện cũ.. Qua đây, có thể thấy anh thợ cắt tóc, cũng là anh chiến sĩ xưa là người điềm đạm, bao dung, sẵn sàng tha thứ cho người khác. Câu 7. Theo em, nhân vật tôi vừa là người tốt, biết nhận lỗi, biết tự trách bản thân sau khi thất hứa. Nhưng "tôi" cũng thể hiện là người hám công danh, vì sự nghiệp, danh tiếng của mình mà thất hứa với người đã giúp đỡ mình. Đây là kiểu nhân vật đa nhân cách. Câu 8. Rút ta tư tưởng chủ đề và triết lí nhân sinh từ đoạn trích. - Tưởng chủ đề: Truyện đề cao sự chính trực, đạo đức của con người. - Triết lí nhân sinh: Nghệ thuật phải sinh ra trong đạo đức và duy trì đạo đức để làm nghệ thuật.