Hình Tượng Người Lái Đò Sông Đà Qua Đoạn Trích: Sóng Thác Đã Đánh … Được Lượn Được

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi luiss462, 5 Tháng một 2022.

  1. luiss462

    Bài viết:
    8
    Hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn trích: "Sóng thác đã đánh.. được lượn được". Nhận xét quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.

    Nguyễn Tuân (1910-1987) quê thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, sử dụng ngòi bút của mình để phục vụ kháng chiến và trở thành nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mỹ.. kho từ vựng phong phú tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt.. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám ông đắm chìm trong quá khứ đi tìm cái đẹp ở quá khứ, những cái đẹp đã qua đi bỏ rơi thực tại mục nát, thối rữa. Đây là thời Nguyễn Tuân sáng tác được nhiều tác phẩm gây ấn tượng như: "Vang bóng một thời".. Còn sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tâm hồn ông lúc này hòa nhập với đất nước, cùng cuộc sống con người thức tỉnh khỏi âm vang của quá khứ, ra đi tìm cái đẹp trong chính cuộc sống đời thường và có một số tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng như: "Sông Đà", "Một chuyến đi"..

    Nổi lên trong số các tác phẩm mà ông viết thì có tập tùy bút "Sông Đà" năm (1960), gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo tùy bút "Người lái đò Sông Đà" cũng nằm trong tập trên. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đây còn là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm thiết tha của con người, muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kỳ vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của người lao động bình dị ở miền tây bắc. Không những thế tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhập cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kỳ công của tạo hóa và kỳ tích lao động của con người. Có thể thấy "Sông Đà" nói chung và "Người lái đò Sông Đà" nói riêng cũng thể hiện nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của ông: Không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác cho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm cho ra những chủ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất.

    Đoạn trích "Sóng Thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất.. vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được" trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" đã miêu tả, khắc họa rõ nét hình tượng ông lái đò sông Đà qua đó ta còn nhìn thấy được quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.

    Thật vậy, trong bài tùy bút này nói chung và đoạn trích nói riêng, Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ và người sẵn có trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt huyết, gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, vững bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Ông lái đò là người Lai Châu, sinh ra và lớn lên bên bờ sông Đà, ngay ngã ba sông Đà nên con sông là máu thịt của quê hương đã ngấm vào trái tim khối óc nên ông lái đò gắn bó, yêu thương và thấu hiểu tường tận, cặn kẽ cảnh dòng sông. Khi nhà văn gặp người lái đò thì cũng là lúc người lái đò đã 70 tuổi, cái tuổi của buổi xế chiều đáng lẽ ra đang ngủ phải ngồi tận hưởng thành quả lao động cả một đời cống hiến của mình. Ông làm nghề này cũng đã lâu tầm 10 năm và đã nghỉ khoảng mấy năm rồi, ấy vậy mà ngoại hình của ông thật đặc biệt: Tay ông lêu nghêu như cái xào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Chỉ bằng vài nét thôi nhà văn cũng đủ để chạm khắc vào tiềm thức của người đọc về một hình ảnh người lái đò gần gũi, một con người sinh ra và lao động trên sông nước, một con người được nhà văn ví như anh hùng ngày đêm gồm mình chiến đấu với thác đã sóng nước của sông Đà hung bạo để tồn tại và xây dựng quê hương tây bắc thêm đẹp. Và từ khi gặp được ông lái đò trong lòng Nguyễn Tuân như có một tiếng rung thôi thúc ông xây dựng hình tượng người lái đò với vẻ ngoài là người lao động bình thường nhưng bên trong là một chiến binh oai phong lẫm liệt qua cảnh vượt thác với ba cửa ải khó khăn nhưng nổi bật hơn hết là cửa ảnh cuối cùng và nó đã làm sáng tỏ về quan niệm cái đẹp và hình tượng người lái đò của Nguyễn Tuân.

    Trước hết đó là vẻ đẹp của tình yêu lao động lòng, nhiệt huyết với nghề và dày dặn kinh nghiệm sông nước của ông lái đò. Làm nghề lái đò chuyên chở hàng hóa dọc sông Đà vô cùng vất vả, "người lúc nào cũng dựng đứng lên, phải luôn mắt, luôn tay, luôn chân, luôn gân và luôn cả tim nữa". Biết là thế nhưng ông đã từng gắn bó với nó suốt 10 năm liền. Ông từng ngược xuôi hơn trăm lần, chính tay giữ lái cũng như sáu chục lần cho những chuyến thuyền theo đuôi én sáu chèo. Ông thuộc lòng sông Đà như thuộc bản trường ca đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và cả những đoạn xuống dòng. Ông nhớ như đinh đóng vào lòng những con thác những mặt ghềnh và thậm chí là bộ dạng hỗn ngỗ ngược của những hòn đá trên sông. Đặc biệt ở đoạn sông nhiều thác ghềnh phía Sơn La, sông Đà dàn bày thạch trận với 3 trùng vi, ông đò nắm rõ quy luật phục kích của chúng và nhớ mặt, nhớ vị trí của từng hòn, từng tảng. Sự chú ý, quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng và ghi nhớ chính xác từng đặc điểm của dòng sông của ông đã vừa cho thấy sự nghiêm túc với công việc vừa thấy lòng say mê, tâm huyết với nghề của ông.

    Cuộc vượt thác sông Đà dưới ngòi bút miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân trở nên sống động như một cuộc chiến đấu sinh tử mà ở đó ông đò Lai Châu hiện lên đẹp đẽ như một người anh hùng trên sông nước giữa trận đồ bát quái, thiên la địa võng đang bủa vây các tay chèo, "Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò" thì ông đó vẫn "cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm". Như một chiến binh dũng cảm, ông đò vẫn kiên cường chiến đấu với quân liều mạng ấy dù cơ thể chịu nhiều thương tích. Khó khăn nguy hiểm đối với người lái đò ưa mạo hiểm lại không đáng sợ bằng những lúc "dại tay, dại chân và buồn ngủ" khi qua những khúc sông không có thác. Dường như sông Đà càng dữ tợn thì càng khiến người lái đò phấn khích mà bộc lộ hết cái khí chất anh hùng của mình trên chiếc thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái. Đó là hình ảnh của một con người với sức khỏe phi thường và luôn trong tâm thế chủ động ngang tàn khi xung trận. Chưa kịp định thần ông đò đã đưa du khách thoát khỏi trùng vi thứ nhất. Trùng vi thứ nhất được sông Đà chuẩn bị chu đáo sẵn sàng đón tiếp ông đò với "trận địa bốn cửa tử, một cửa sinh". Phối hợp thêm với đá reo hò làm thanh viện, những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt, một hòn ấy trông như đang hất hàm khinh thường cái thuyền và cả ông đò. Thác đá sông Đà rất khôn ngoan khi chúng còn biết đánh bài giáp lá cà và đánh phủ đầu người lái đò. Tuy bị tấn công dữ dội nhưng ông đò vẫn rất bình tĩnh với chiến thuật phòng ngự dưỡng sức cho những trùng vi phía sau. Trận chiến xảy ra ác liệt, sông Đà đánh miếng đòn khiến ông đò bị thương, không vì thế mà ông chịu thua tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.

    Ông lái đò đã vào được cửa sinh nhưng con sông đà cũng rất léo lừa cả ông và con thuyền di chuyển cửa tử và cửa sinh. Bằng chứng là việc ở trùng vi thứ 2, số cửa tử đã tăng lên rất nhiều bên phải, bên trái đều luồng chết cả, luồng sống lại nằm ở giữa bọn đá hậu vệ, lập lờ cánh mở, cánh khép. Biết rằng mình bị mắc lừa, ông đò quyết tâm "cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ". Càng tiến vào trong trùng vi thứ hai này của sông Đà ta càng nhận thấy cơ hội sống của ông đò còn lại rất ít, chỉ cần một chút sơ sẩy thôi thì con thuyền sẽ tan xác. Trước sự bày bố trận địa này, ông đò cũng không hề nao núng vì ông đã "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá". Đã có trong tay binh pháp ông "không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật". Không còn là thế bị động như trùng vi thứ nhất nữa, ông bây giờ chủ động đánh phủ đầu con sông với chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh. "Nắm chặt được lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy", gần đến cửa sinh, bọn quân sông Đà lao ra lùa, xô thuyền vào cửa tử nhưng chiêu này không làm khó được ông đò bởi ông "vẫn nhớ mặt bọn này" nên ông tránh rồi rảo bước chèo thuyền lên bọn chúng thành công vượt trùng vi thứ hai. Có thể nói, người lái đò phải là một người có cái đầu thép mới đủ tỉnh táo và sáng suốt để vượt qua những thử thách nguy hiểm của sông Đà đồng thời nó cũng cho ta thấy người lái đò sông Đà quả thật là trí dũng song toàn.

    Mặc dù đã qua hai trùng vi rồi và sông Đà đã thua cả hai nên giờ nó chỉ còn một cơ hội cuối cùng để giành chiến thắng. Trùng vi này nhìn ít cửa tử hơn nhưng không thể khinh thường nó được vì cửa sinh nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Bốn năm bọn thủy quân của ải nước bên bờ trái liền xô cánh ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Con sông này ngày càng mưu mẹo và hiểm ác hơn, muốn dồn tất cả vào chỗ chết. Sự hiểm ác của thác đã được nhà văn miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ tài tình về "cổng đá cánh mở cánh khép" -đó là cả một trận đá trùng điệp trong đó bức tường phòng ngự vững chắc của lũ đá hậu vệ kết hợp với những mũi tấn công đảo ở tới tấp không ngừng nghỉ của sóng dữ. Dưới sự thách thức của con sông ông lái đò hiện lên như một vị tướng cầm quân với chiến thuật tài ba, ông mưu trí phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền "vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được". Dường như tác giả tập trung cao độ bút lực vào trận trùng vi thứ ba cũng là cuối cùng này. Với những ẩn dụ, so sánh nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt, đầy ấn tượng. Lối ngắt nhịp gãy vụn ra đã diễn tả tình thế gay go, quyết liệt và khẩn trương. Để tả tốc độ thuyền lao đi tác giả không dùng từ "vươn" mà dùng từ "vút" lặp lại nhiều lần kết hợp với hình ảnh so sánh "thuyền như một mũi tên tre" để diễn tả tốc độ cực lớn của chiếc thuyền. Từ "tự động" đã biểu đạt khá chính xác phản ứng linh hoạt, nhạy bén, điêu luyện của ông đò. Nguyễn Tuân đã sử dụng rất hợp lí các ngôn ngữ đa dạng, biến ảo thần kỳ cùng với việc liên tục dùng những phép tu từ vô cùng sinh động so sánh, nhân hóa, cường điệu.. Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp từ "trùng trùng" tạo ra một bức tranh chiến trận hoành tráng về không gian, ấn tượng về hình ảnh, hiểm nguy, gay cấn về tình huống.. Kết hợp phong cách sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật trong trùng vi này Nguyễn Tuân đã cho thấy cách viết của ông như kịch bản phim qua bàn tay đạo diễn nó đã tạo ra sự sống động, hồi hộp, lo âu, thán phục với biết bao cảm xúc này ở trong lòng người đọc. Tóm lại, ở vòng vây này, ông đò đã chiến thắng không chỉ bằng sự mưu trí, dũng cảm mà hơn thế ta còn thấy được hình tượng ông lái đò oai phong, lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết liệt và quyết đoán, uyển chuyển linh hoạt như một nghệ sĩ xử lý tình huống với trái tim khao khát chinh phục.

    Bài này mình viết theo đề cương ôn tập cuối kì 1 với đề bài như trên nhưng thêm 1 phần nữa là nhận xét quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân, các bạn có thể tham khảo thêm phần sau:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...