Hình tượng người lái đò qua đoạn trích: Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lagan, 11 Tháng sáu 2024.

  1. Lagan

    Bài viết:
    635
    Trong Tùy Bút "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân viết: "Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật.. Thế là hết thác". Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lái đò, từ đó làm rõ những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

    Bài làm​

    "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp như câu chuyện do cuộc đời viết ra" (An-đéc-xen) Cuộc sống với những âm thanh muôn sắc, những hình ảnh muôn màu chính là chiếc nôi nâng giấc cho những tờ hoa, trang hoa. Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống giống như những hạt nảy mầm trên đất mẹ để rồi trở về tỏa hương, tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi. Đó dường như đã trở thành quy luật bất diện của văn học nghệ thuật. Còn gì đẹp hơn khi người nghệ sĩ viết về cuộc sống để ca tụng con người. Văn chương thật lớn lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu vào thế giới nội tâm con người. Tư tưởng ấy đã được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận trong hình tượng người lái đò trong đoạn trích: "Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật.. Thế là hết thác". Từ đó, ta còn thấy được những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của nhà văn

    [​IMG]

    Trả lời phỏng vấn của báo Văn nghệ, Nguyễn Tuân chia sẻ: "Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình" Thật vậy, ông yêu nghề, yêu con chữ, vì thế, trên từng còn chữ ông viết ra đều mang theo sự độc đáo riêng biệt, đều được bàn tay tinh xảo của người nghệ sĩ đẽo gọt tỉ mỉ. Vẫn cái lối chơi "ngông", vẫn chủ nghĩa xê dịch ấy, nhưng ông không còn viết về vẻ đẹp của những kẻ "sinh lầm thế kỷ" mà sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã khám phá được cái đẹp trong hiện thực cuộc sống đương thời, ấy chính là cái đẹp của con người lao động, của công cuộc chiến đấu xây dựng cuộc sống mới. Có thể nói, thể hiện rõ nhất và thành công nhất cái khám phá vĩ đại ấy của Nguyễn Tuan chính là tùy bút "Người lái đò sông Đà", in trong tập "Sông Đà" (1960). Đó là kết quả của chặng hành trình dài gần 2 năm ròng rã lên miền núi rừng Tây Bắc. Nổi bật trong áng văn ấy không chỉ là một con sông Đà với những nét tính cách đối lập, mà còn biểu hiện rõ ràng "thứ vàng 10 đã qua thử lửa" – con người Tây Bắc và nổi bật là nhân vật ông lái Đò.

    Nguyễn Tuân đã chạm khắc nhân vật của mình bằng những đường nét sắc sảo đầy ấn tượng: "Cái đầu bạc quắc thước, tay lều nghều như cái sào, chân lúc nào cũng khuỳnh như kẹp lấy cuống lái, giọng thì ào ào nhu tiếng nước trước mặt ghềnh, nhãn giới thì vời vợi" Đặc điểm ngoại hình với những tố chất được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường sông nước. Ngoại hình ông Đò mang đậm dấu ấn nghề nghiệp. Ở ông Đò, ta còn bắt gặp ngoại hình khác nữa: Cao to, gọn quánh, da ánh lên chất sừng chất mun. Những hình ảnh này gợi một sức vạm vỡ, khỏe mạnh, trẻ trung và nhà văn liên tưởng đến nếu bịt cái đầu hói của ông lái đò lại thì không ai nghĩ đó là một ông lão mà là một chàng trai. Ngoại hình của ông lái đò vừa bình dị, vừa khác thường, vừa phi thường. Đó là bóng dáng của người anh hùng trên Đà giang.

    Nguyễn Tuân miêu tả ông đò Đà giang trước hết với vẻ đẹp tài hoa. Trong cách cảm nhận của Nguyễn Tuân, ông lái đò rất thông minh và tài trí bởi con sông Đà uốn lượn 500 cây số giữa núi, rừng thiên nhiên mênh mông, vậy mà "ông đò nhớ từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và cả những đoạn xuống dòng" Ông đò quả thụ rất tài năng, có một trí nhớ vô cùng siêu đằng; "Ông thuộc mọi binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc hết quy luật phục kích của từng trùng điệp thạch trân" Cách bày trí của từng hòn đá nằm ngổn ngang giữa lòng sông như thử thách ông lái đò mỗi lần chèo ngang nhưng ông vẫn luôn nhớ mặt, nhớ tính cách và nhớ nhiệm vụ của từng hòn. Phải yêu nghề, chuyên tâm với nghề, gắn bó với sông Đà thì ông mới có thể thuộc dòng sông đến thế.

    Bả vai ông có nổi lên những củ lâu – dấu vết, chứng tích của những ngày chèo đò vượt thác. Những củ lâu ấy là những huân chương lao động siêu hạng mà Nguyễn Tuân ưu ái sẵn sàng tạo ra để dành tặng cho người lái đò. Đặc biệt, ông lái đò là người so sánh rất thú vị về nghề vân tải trên sông và đường bộ: "Đi xa trên những đoạn đường nguy hiểm còn có phanh, có số lùi. Chiếc đò thì không có điều đó" Vẫn biết nghề lái đò dọc sông là vô cùng nguy hiểm nhưng ông lái đò Lai Châu vẫn có một cá tính đặc biệt: Chạy thuyền trên khúc sông không có thác thì dại tay, dại chân và buồn ngủ. Nghĩa là thích ghềnh thác và mạo hiểm. Đó là sở thích của người có tài, có ý thức đầy đủ về tài năng của mình – một hình mẫu quen thuộc trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân – thế giới nhân vật của con người cá tính và tài hoa.

    Đọc tác phẩm "Người lái đò sông Đà" ta không chỉ thấy ông đò tỏa sáng vẻ đẹp tài hoa mà còn là con người mang vẻ đẹp trí dũng. Điều đó được thể hiện qua sự vượt thác và ba trùng vi thạch trận chính là thiên la địa võng, là trận đồ bát quái mà thiên nhiên thần sông, thần đá giăng ra để tiêu diệt ông lái đò. Và người xưa quan niệm "Cưỡi con gió mạnh, đạp đầu sóng dữ, cưỡi con cá kình ở biển Đông" Đây là biểu hiện của hành động phi thường. Ông lái đò không chém cá kình ở biển đông nhưng lại là người đạp đầu sóng dữ, đã được nhà văn miêu tả như một người anh hùng sông nước.

    Nguyễn Tuân đã tạo dựng được một không khí chiến trận thực sự. Ở thạch trận một có năm cửa, bốn tử một sinh, cửa sinh bố trí lệch bên phía tả ngạn. Ở thạch trân này, con sông đã tung ra những món đòn hiểm độc như đá trái, thúc gối, túm chặt thắt lưng (hạ bộ) rồi đánh đòn âm, đòn tỉa, đòn hồi lùng, truy kích. Chúng đã có sự phối hợp của sóng, nước, đá để phủ đầu ông đò khi tung ra đội quân liều mạng, hò la vang dội ùa vào bẻ gãy cán chèo. Rồi chúng tung cả món đòn hiểm độc nhất khi bóp chặt hạ bộ của người lái đò khiến ông đò bị thương mặt méo bệch đi. Dòng nước quá nham hiểm, độc ác, chúng đại diện cho sức mạnh của uy vũ cuồng nộ, mặc dù bị đánh phủ đầu, tấn công vào chỗ hiểm khiến ông lái đò mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn không nao núng tinh thân, kìm nén vết thương chỉ huy con thuyền chỉ có 6 bơi chèo một cách ngắn gọn, tỉnh táo. Sự tỉnh táo trong hoàn cảnh này không phải ai cũng làm được, điều đó chỉ xuất hiện đối với những bậc anh hùng, cao nhân. Chi tiết này khiến ta nhớ tới Quan Vũ khi được Hoa Đà mổ cạo lấy chất độc ở xương nhưng vẫn ung dun chơi cờ. Ông lái đò cũng vậy, "uy vũ bất năn khuất". Rõ ràng, ở thạch trận 1, ông lái đò mang dáng dấp của một vị tướng chỉ huy bản lĩnh, kiên cường và dũng cảm.

    Để tô đậm hình ảnh ông lái đò trí dũng, Nguyễn Tuân tiếp tục miêu tả cuộc vượt thác lần hai. Sang thạch trân 2 này, thách thức dành cho ông lái đò càng chồng chất. Con sông Đà thêm nhiều cửa, cửa sinh được bố trí bên hữu ngạn (Phải). Điều đặc biệt, thạch trận 2 được bố trí ngay sát thạch trận 1 khiến cho người lái đò không được nghỉ ngơi một phút. Khi tiến vào thạch trận, ông lái đò đã bị thương, bị hao mòn sức lực, giờ lại đặt trong thế "tiến thoái lưỡng nan". Mặc dù khó khăn chồng chất, nguy hiểm rình rập nhưng do nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá nơi ải nước hiểm trở nên có chỗ thì ông lái đò "cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ", rồi có lúc ông "rảo bơi chèo", có khi "đè sấn lên chặt đôi mà mở đường tiến". Ở thạch trân này, ông lái đò đã chiến thắng bằng trí nhớ siêu việt của một con người tự do. Ông mang vẻ đẹp của Triệu tử long tả xung hữu đột xông vào giữa quân Tào để cứu Ấu chúa. Có lúc lại thấy ông như một cao bồi miền Tây đan thuần phục con ngựa bất kham, có khi lại như Võ Tòng đánh hổ rất dũng mãnh và nhiều nhất là ung dung, tự tại như một người nghệ sĩ. Ở thạch trận này, ta vừa thấy được sức mạnh của thể chất, trí dũng vô song của ông lái đò. Ông như mang sức mạnh của chàng trai tuổi 20, khi thì là một con người đã lão luyện trong trận mạc. Nói tóm lại, bằng đoạn văn ngắn, Nguyễn Tuân đã miêu tả rất sống động vẻ đẹp của ôn lái đò, là một người lao động trí dũng nhưng toát lên cốt cách của một người nghệ sĩ. Ở ông là sự tổng hòa của những hình tượng anh hùng để đời trong các pho sử nổi tiếng trên toàn thế giới. Chất anh hùng và tâm hồn nghệ sĩ như hòa quyện làm một.

    Thạch trân ba ít cửa tử hơn, cửa sinh được bố trí ở giữa những cánh cửa đá khép mở trong làn hơi nước. Tuy chỉ có hai cửa tử nhưng khó khăn chồng chất, nguy hiểm dữ dội. Sông Đà quá nham hiểm, quá mưu mô khi bố trí cửa sinh ở những cánh cửa khép mở để đánh lừa thị giác của người lái đò. Nhìn thì tưởng dễ dàng khi cửa sinh đã mở toang nhưng chỉ cần một chút sơ suất nhỏ, chỉ cần thiếu chính xác một chút xíu, ông lái đò sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng. Hơn nữa, ở thạch trận này, ông lái đò phải đi với tốc độ rất cao, vút vút cửa noài cửa trong lại cửa trong cùng theo đường zíc zắc để lượng qua những cánh cổng. Ấy vậy nhưng những khó khăn hiểm nguy không làm cho ông lái đò lùi bước mà ngược lại, tay lái của ông lái đò thăng hoa để vượt qua những cánh cổng đá cho con thuyền "tự độn lái được lượn được". Có thể nói con thuyền đi với tốc độ rất cao, tốc độ của tia chớp xé gió "vút vút kinh hoàng" như vậy đòi hỏi người phải có bản lĩnh và sự khéo léo mới có thể vẽ được một đường cong rất mềm mại giữa sóng nước sông Đà, giữa mây trời Tây Bắc như vậy. Ở thạch trận này, ông lái đò hiện lên như một tay đua công thức một, một người nghệ sĩ trên sân cỏ đã đi bóng với tốc độ rất cao, mềm mại, khéo léo vượt qua các cầu thủ đối phương và rồi tạo ra một siêu phẩm với đường cong tuyệt mĩ. Ông lái đò đã để lại tuyệt phẩm có một không hai mà Nguyễn Tuân từng viết là "xưa nay chưa từng có". Để đi với tốc độ cao như thế khi vào đường cua, ô tô và xe máy có sự hỗ trợ của côn, phanh, ga, số còn ông lái đò chỉ có sự hỗ trợ của can chèo, vậy mà ông vẫn điều khiển cho con thuyền tự động lái được lượng được thì quả thực là một sự tài hoa. Ông chính là người nghệ sĩ có tay lái ra hoa trên sông nước.

    [​IMG]

    Điểm nhấn lớn nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đó là nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của ông. Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò. Đây là cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, phù hợp với cái nhìn rộng mở củ ông về phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ. Theo ông, nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều hoạt động khác. Khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc là lúc họ bộc lộ hết tài hoa, nghệ sĩ. Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thách thức để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình, đồng thời, ông sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình và hoàn toàn phù hợp với nhân vật. Tác phẩm có rất nhiều từ dùng mới mẻ cùng lỗi nhân hóa độc đáo, ví von bất ngờ mà vô cùng chính xác. Nguyễn Tuân đã rất uyên bác khi dùng ngòi bút nghệ thuật của mình để khắc họa ông lái đò anh hùng trong trận thủy chiến trên sông Đà. Cảm hứng lãng mạn được sử dụn điêu luyện trong tùy bút, đặc biệt là khi viết về người lao động đã tạo nên liên tưởng độc đáo, những khúc ca tươi đẹp để ca ngợi.

    "Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ

    Như những áng mây ngũ sắc ngự trên đầu"​

    Những tượng đài rồi sẽ tiêu tan thành bụi vàng song người lao động của nhà văn họ Nguyễn vẫn luôn tồn tại bền bỉ tựa như dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ. Ẩn chứa trong tác phẩm chân chính ấy là hình ảnh ông lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...