Đọc hiểu: Vịnh mùa đông - Nguyễn Công Trứ: Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 5 Tháng tư 2023.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,952
    Đọc hiểu: Vịnh mùa đông - Nguyễn Công Trứ

    Đọc bài thơ sau:

    Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng

    Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.

    Mây về ngàn Hống đen như mực,

    Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

    Cảo mực hơi may ngòi bút rít,

    Phim loan cưới nhuộm sợi tơ chùng

    Bốn mùa vì những xuân đi cả,

    Góc núi ai hay sức lão tùng.

    (Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, 1983)​

    Trả lời các câu hỏi sau:

    Câu 1:
    Xác định thể thơ của bài thơ trên.

    Câu 2: Hãy cho biết phong cách ngôn ngữ của bài thơ.

    Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ.

    Câu 4: Tác giả sử dụng những hình ảnh nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó.

    Câu 5: Anh/chị cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ trên?

    Câu 6: Tác giả bộc lộ tâm trạng gì thông qua bài thơ trên?

    [​IMG]

    Gợi Ý Đọc Hiểu

    Câu 1:

    Thể thơ: Thất ngôn bát cú

    Câu 2:

    Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    Câu 3:

    Nội dung chính:

    - Bức tranh cảnh vật thiên nhiên, không khí mùa đông trở nên u ám, buồn tẻ, hiu quạnh.

    - Con người cô đơn khi một mình đối mặt, chống chọi với mọi sóng gió của cuộc đời.

    - Tâm trạng, nỗi niềm đau buồn của tác giả khi nhận ra sự biến đổi nhanh chóng của thời gian, đời người thật ngắn ngủi.

    Câu 4:

    Tác giả sử dụng những hình ảnh: Mây, gió, cảo mực, ngòi bút, góc núi..

    Tác dụng:

    - Miêu tả khung cảnh thiên nhiên tẻ nhạt, u buồn.

    - Tăng sức gợi hình, gợi cảm

    - Việc sử dụng hình ảnh trong câu thơ giúp người đọc dễ hình dung và cảm thụ được nội dung, tâm tư tình cảm của tác giả.

    - Giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn người đọc

    - Thông qua việc miêu tả hình ảnh thiên nhiên, tác giả gián tiếp bộc lộ cảm xúc buồn chán, lẻ loi, cô đơn trước thế cuộc.

    Câu 5:

    Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong thơ khiến người đọc cảm thấy buồn man mác. Cái lạnh giá của mùa đông, ảm đạm của mây đen bao phủ, giá buốt của gió thổi, sự cam chịu của hình ảnh "lão tùng" trong bài thơ mang lại cho người đọc liên tưởng đến sự từng trải đầy gian nan, vất vả, nhọc nhằn của con người khi phải một mình đối mặt và vượt qua nhiều nỗi gian truân trong cuộc đời.

    Theo thời gian ai rồi cũng già, và sự cô đơn của tuổi già được tác giả tái hiện thông qua bức tranh thiên nhiên hết sức chân thực và sinh động. "Lão tùng" dù đứng giữa mùa đông giá rét, nhưng giàu ý chí, nghị lực, kiên cường vượt qua mọi trở ngại, bất lợi của thời tiết. Nguyễn Công Trứ thật tài tình khi sử dụng hình ảnh "lão tùng" để ẩn dụ, gián tiếp nói lên tư tưởng, tình cảm của bản thân trước sự thay đổi của thế cuộc.

    Tác giả ví góc núi lẻ loi, bơ vơ như lão tùng tự mình gồng gánh tất cả mọi buồn đau, mất mát và đau thương. Hình ảnh góc núi trong bài thơ hiện lên mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc đời của kiếp người cô đơn. Phải chăng tác giả mượn các hình ảnh thiên nhiên để nói lên nhân cách cứng cỏi, đầy lạc quan, yêu đời của bản thân khi sống trong cảnh hàn vi.

    Câu 6:

    Tâm trạng của tác giả:

    - Ngậm ngùi trước thời gian nhanh chóng qua đi, ai rồi cũng phải già.

    - Trống vắng trước khung cảnh buồn hiu hắt, buốt giá, lạnh lẽo của mùa đông

    - Cô đơn, lẻ loi khi phải đối mặt với bao sóng gió, bão táp của cuộc đời


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...