Đề đọc hiểu: Thu vịnh – Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 26 Tháng tám 2022.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đề đọc hiểu về bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây được thiết kế bao gồm cả phần trắc nghiệm khách quan và tự luận, theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao – theo định hướng mới của Bộ GD – ĐT về hình thức kiểm tra, đánh giá.

    Xem thêm: Đề Đọc Hiểu: Thu Ẩm - Nguyễn Khuyến

    Đọc hiểu: Thu vịnh - Vịnh mùa thu - Nguyễn Khuyến

    ĐỀ 1

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Bài thơ: Thu vịnh

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

    (Nguyễn Khuyến)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) :

    Câu 1. Bài thơ Thu vịnh được viết theo thể thơ nào?

    A. Thể thơ thất ngôn

    B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    C. Thể thơ song thất lục bát

    D. Thể thơ tự do

    Câu 2. Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    A. Hoán dụ và so sánh

    B. Ẩn dụ và cường điệu phóng đại

    C. So sánh và cường điệu phóng đại

    D. So sánh và đối.

    Câu 3. Hình ảnh nào xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu?

    A. Trời thu

    B. Ao thu

    C. Trăng thu

    D. Lá thu

    Câu 4. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là:

    A. Gieo vần chân

    B. Vần bằng

    B. Vần "ao" được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu; 1, 2, 4, 6, 8

    D. Cả A, B, C

    Câu 5. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:

    A. Điểm nhìn từ trên cao

    B. Điểm nhìn từ dưới thấp

    C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần

    D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa

    Câu 6. Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào?

    A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ

    B. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt

    C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn

    D. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ.

    Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì?

    A. Nhớ nhung, sầu muộn

    B. Cô đơn, u hoài

    C. Chán chường, ngán ngẩm

    D. U buồn, tủi hổ

    Câu 8. Ý nào không biểu đạt nội của bài thơ?

    A. Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu.

    B. Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ.

    C. Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến

    D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu.

    Câu 9. Anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh?

    Câu 10. Nhận xét về những nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh.

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1. A. Thể thơ thất ngôn

    (Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng)

    Câu 2. D. So sánh và đối.

    (So sánh: Nước biếc – tầng khói phủ;

    Đối: Nước biếc - Song thưa; trông như - để mặc; tầng khói phủ - bóng trăng vào)

    Câu 3. A. Trời thu

    (Thu vịnh: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao ;

    Thu điếu: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt )

    Câu 4. D. Cả A, B, C

    (Gieo vần chân ở cuối câu; Vần bằng (thanh huyền hoặc không thanh) ; Vần "ao" được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu; 1, 2, 4, 6, 8)

    Câu 5. D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa

    (Từ bầu trời nhìn xuống cần trúc, mặt nước, giậu hoa rồi lại nhìn lên bầu trời - tiếng ngỗng).

    Câu 6. C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn

    (Bức tranh đẹp, thanh sơ, yên bình bởi sự xuất hiện của những hình ảnh dân dã, quen thuộc; cảnh vật hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh. Tuy nhiên không gian vắng người, vắng tiếng cùng hình ảnh gió hắt hiu lại gợi sợ tĩnh lặng, u buồn)

    Câu 7. D. U buồn, tủi hổ

    (Nhà thơ buồn bởi thời thế loạn lạc – đó là nỗi buồn của người dân mất nước; nhà thơ tủi hổ bởi cảm thấy mình không có được khí tiết như Đào Tiềm, cảm thấy bất lực vì không giúp được gì cho nước cho dân)

    Câu 8. D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu.

    (Ba ý A, B, C đều thuộc về nội dung bài thơ: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu. Qua đó người đọc cảm nhận được nỗi buồn, niềm u uẩn của nhà thơ cũng như vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của ông)

    Câu 9. Cảm nhận về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại đây LINK để like bài, đọc tiếp nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 10. Nhận xét về những nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh:

    - Những từ ngữ được sử dụng trong bài thơ vô cùng trong sáng, giản dị, tự nhiên, gần gũi với đời thường đã thể hiện chính xác và lột tả được cái thần của cảnh vật (Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc) cũng như cho ta thấy được tâm trạng của chủ thể trữ tình.

    - Các tính từ: Xanh ngắt, gió hắt hiu, nước biếc; các biện pháp tu từ: So sánh, đối lập.. được sử dụng một cách điêu luyện mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Thu vịnh (Vịnh mùa thu) – Nguyễn Khuyến

    ĐỀ 2

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Bài thơ: Thu vịnh

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

    (Nguyễn Khuyến)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) :

    Câu 1. Bài thơ được ngắt nhịp như thế nào?

    A. Nhịp 3/4

    B. Nhịp 4/3

    C. Nhịp 2/5

    D. Nhịp 5/2

    Câu 2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu luận: "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái - Một tiếng trên không ngỗng nước nào?" là:

    A. Phép đối

    B. Phép điệp

    C. Phép nhân hóa

    D. Phép so sánh

    Câu 3. Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của mùa thu là:

    A. Ao thu, cần trúc, nước biếc, lá vàng

    B. Ao thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, nhà cỏ

    C. Trời thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, trăng, ông Đào

    D. Trời thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, trăng, hoa.

    Câu 4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu vịnh là:

    A. Bài thơ viết về mùa thu, tả cảnh mùa thu

    B. Bài thơ viết kéo đài suốt mùa thu

    C. Bài thơ viết về vịnh Bắc bộ

    D. Bài thơ viết về một vùng vịnh đẹp mà Nguyễn Khuyến có dịp ghé thăm vào mùa thu.

    Câu 5. Ngoài bố cục đề - thực - luận - kết, bài thơ có thể được chia làm mấy phần?

    A. Ba phần: Cảnh trên cao (câu 1, câu 6), cảnh dưới thấp (câu 2, 3, 4, 5) và cảm xúc của thi nhân (câu 7, 8)

    B. Ba phần: Hình ảnh mùa thu (câu 1, 2, 3, 4, 50, âm thanh mùa thu (câu 6) và cảm xúc của thi nhân (câu 7, 8)

    C. Hai phần: Cảnh thu (6 câu đầu), cảm xúc của thi nhân (2 câu cuối)

    D. Hai phần: Cảnh thu (4 câu đầu), cảm xúc của thi nhân (4 câu cuối)

    Câu 6. Đề tài của bài thơ là:

    A. Viết về thiên nhiên

    B. Viết về tâm trạng thi nhân

    C. Viết về nỗi thẹn của thi nhân

    D. Viết về thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng thi nhân.

    Câu 7. Nét chung về nội dung của Thu vịnhThu điếu là?

    A. Đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu, đều chứa đựng tâm sự với nước non thời thế của một nhà thơ yêu nước; đều viết về thú nhàn tản nhưng mục đích không phải vui thú mà là bộc lộ tâm trạng thời thế.

    B. Đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    C. Đều có bố cục bốn phần Đề - thực – luận – kết

    D. Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

    Câu 8. Đào Tiềm là một nhà thơ, một danh sĩ cao khiết thời Tấn (Trung Quốc), nhà nghèo nhưng không vì danh lợi mà thỏa hiệp với kẻ thù.. Nguyễn Khuyến thẹn với ông Đào là thẹn vì lẽ gì?

    A. Vì không giỏi làm thơ như Đào Tiềm;

    B. Vì không có được tài thơ và khí tiết như Đào Tiềm;

    C. Vì không có tiếng tăm lừng lẫy như Đào Tiềm;

    D. Vì không có được sự nghiệp giỏi giang như Đào Tiềm.

    Câu 9. Qua bài thơ Thu Vịnh, em hiểu điều gì về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến?

    Câu 10. Viết 5 – 7 câu cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ mở đầu: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1. B. Nhịp 4/3 (nhịp 4/3 là nhịp phổ biến của thơ thất ngôn bát cú đường luật, bài Thu vịnh được ngắt nhịp 4/3:

    Trời thu xanh ngắt / mấy tầng cao,

    Cần trúc lơ phơ / gió hắt hiu

    Câu 2. A. Phép đối (Mấy chùm >< Một tiếng ; trước giậu >< trên không ; hoa năm ngoái >< ngỗng nước nào)

    Câu 3. D. Ao thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, trăng, hoa. (Vì đáp án A, B có từ lơ phơ, để mặc không phải hình ảnh; Đáp án C có ông Đào không góp phần tạo nên vẻ đẹp của mùa thu)

    Câu 4. A. Bài thơ viết về mùa thu, tả cảnh mùa thu (Vịnh ở đây không phải là vùng vịnh mà là vịnh thơ, làm thơ)

    Câu 5. C. Hai phần: Cảnh thu (6 câu đầu), cảm xúc của thi nhân (2 câu cuối)

    (6 câu đầu tả cảnh thu với ao thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, trăng thu, hoa thu.. ; hai câu cuối biểu đạt nỗi thẹn và tâm trạng u uẩn, day dứt của thi nhân)

    Câu 6. D. Viết về thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng thi nhân. (Các đáp án A, B, C không đầy đủ).

    Câu 7. A. Đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu, đều chứa đựng tâm sự với nước non thời thế của một nhà thơ yêu nước. Đều viết về thú nhàn tản nhưng mục đích không phải vui thú mà là bộc lộ tâm trạng thời thế.

    (Những đáp án B, C, D thuộc về phương diện nghệ thuật)

    Câu 8. B. Vì không có được tài thơ và khí tiết như Đào Tiềm. (Những đáp án A, C, D chưa thỏa đáng)

    Câu 9. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến:

    - Chối từ một chức quan đại thần để trở về sống cuộc đời ẩn dật nơi điền viên thôn dã, Nguyễn Khuyến đã tìm về với làng quê, với quê hương để giữ mình trong sạch. Ông sống hòa mình với thiên nhiên để phần nào quên đi những buồn đau về thời cuộc, về đất nước.

    - Nhưng thân nhàn mà tâm không nhàn, dù ngắm cảnh, làm thơ Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước đang chìm đăm trong vòng nô lệ. Ông còn luôn day dứt, dằn vặt mình vì không làm tròn trách nhiệm với nước, với dân. Nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong câu thơ cuối không chỉ là thẹn vì không có được tài thơ như Đào Tiềm mà còn thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi của một con người yêu nước như ông Đào.

    => Tâm hồn Nguyễn Khuyến giản dị, thanh bạch, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

    Câu 10. Cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ mở đầu: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

    Với điểm nhìn hướng lên cao, câu thơ thứ nhất phác họa hình ảnh trời thu. "Trời thu" được miêu tả qua hai định ngữ: Xanh ngắt và mấy từng cao. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Cả một không gian rộng lớn, khoáng đạt, xanh và trong hiện lên trước mắt chúng ta. Đó là bầu trời mang những nét rất riêng của mùa thu, khi không còn những cơn mưa rào bất chợt của mùa hạ, trời thu cũng như cao hơn, xanh hơn. Cảnh mới đẹp và yên bình làm sao. Nhà thơ đã thu cả vào tầm mắt bầu trời trong veo ấy để trầm trồ, để thưởng ngoạn, để dư vị của thu tràn ngập tâm hồn – một tâm hồn luôn tha thiết, gắn bó với thiên nhiên.
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng một 2023
  4. Doanhuyenmy

    Bài viết:
    1
     
  5. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    - Chối từ một chức quan đại thần để trở về sống cuộc đời ẩn dật nơi điền viên thôn dã, Nguyễn Khuyến đã tìm về với làng quê, với quê hương để giữ mình trong sạch. Ông sống hòa mình với thiên nhiên để phần nào quên đi những buồn đau về thời cuộc, về đất nước.

    - Nhưng thân nhàn mà tâm không nhàn, dù ngắm cảnh, làm thơ Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước đang chìm đăm trong vòng nô lệ. Ông còn luôn day dứt, dằn vặt mình vì không làm tròn trách nhiệm với nước, với dân. Nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong câu thơ cuối không chỉ là thẹn vì không có được tài thơ như Đào Tiềm mà còn thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi của một con người yêu nước như ông Đào.

    => Tâm hồn Nguyễn Khuyến giản dị, thanh bạch, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...